Có xuống mấy trường mà lứa học sinh thí điểm phân ban đầu tiên sắp thi tốt nghiệp và ĐH thì mới thấy thầy, trò đều đang ngồi trên đống lửa! Bài viết của bạn DuyNguyen (TP.HCM) tham gia diễn đàn "Phân ban trung học: sao khó đến vậy?"
Bộ thì chỉ lâu lâu phán một vài "chiếu lệnh " gọi là, nhưng thực chất lại không hề quan tâm thực sự đến nguyện vọng của học sinh và thầy cô giáo.
Dễ hiểu thôi, dụng cụ thí nghiệm đó, học cả 2 tháng rồi mà lúc nào cũng điệp khúc "chờ và chờ".
Ngoài ra, học chương trình phân ban, cách tính điểm trong năm hoàn toàn khác với trường cấp 3 thường (chương trình thường: toán, văn nhân 2 , các môn còn lại đều hệ số 1-hương trình phân ban: Ban A: toán: hệ số 3, Lí, Hoá, Sinh, Anh: hệ số 2. Các môn khác hệ số 1. Ban C thì Văn hệ số 3, Sử, Địa ,Anh hệ số 2, các môn khác hệ số 1).
Phân ban: Bao giờ về đích? Khi "trót lọt" qua cửa Quốc hội với Nghị quyết 40 năm 2000, dư luận ngạc nhiên không biết Bộ GD-ĐT "đào" đâu ra 2 năm để làm thí điểm phương án phân ban trước khi triển khai đại trà. Đến giờ, sau 5 năm có Nghị quyết, 3 năm thí điểm, dư luận lại đặt dấu hỏi: Với đề xuất phương án mới, không biết đã là lần cuối cùng Bộ GD-ĐT điều chỉnh phân ban hay chưa? |
Chính vì lí do này mà học sinh phân ban phải ôm đồm,t ập trung nhiều môn hơn so với các bạn chương trình thường nếu muốn đạt loại khá, giỏi. Bởi thế, số lượng HS giỏi, khá ở những trường phân ban lúc nào cũng thấp lè tè so với những trường thường. Còn các em chỉ muốn thi ban D hay B thì lại chẳng biết ban nào phù hợp mà chọn.
Có sai lầm quá không khi rõ ràng nói là "phân ban" mà lại chỉ có 2 ban. Buồn cười hơn nữa khi mang tiếng là ban "tự nhiên" mà phải học chuyên sâu về Sinh và Anh, chuyên ban gì mà "ôm đồm" thế? Phân ban như Bộ có nghĩa là các em học ban A sẽ giỏi và đủ sức để thi cả 3 ban A (toán, lí ,hóa), ban B (Toán ,hoá, sinh) và ban D (Toán, Anh, Văn)?
Vậy tôi nghĩ, có lẽ nên đổi ban A hiện tại thành ban "thiên tài ".
Chính vì lẽ này mà không ít các em chịu không nổi áp lực và sự phi lí, đã chuyển trường.
Tôi không hiểu sao khi Bộ phát biểu là các em này thi ĐH sẽ chung đề và chỉ có một số câu là khác, ngoài ra sẽ áp dụng điểm tuyển chung cho các đối tượng?
Xin thưa , Bộ có biết là trong những năm thí điểm vừa rồi, Bộ đã làm điên đảo biết bao nhiêu học sinh với những cuốn sách giáo khoa dày cộm, khó hiểu, những đề thi với nhiều lỗi sai, những bài giảng dài dằng dặc, rối rắm mà thậm chí tác giả đứng giảng thử còn không kịp giờ...
Nhọc nhằn, tôi học phân ban..."Lớp 12, tôi xin chuyển hẳn sang trường khác không phải học phân ban nữa, tránh sự vất vả với thời khóa biểu chỉ hầu hết là các môn của khối A, còn các môn Văn và Ngoại ngữ chỉ có từ 1-2 tiết/tuần..." |
Vậy mà giờ chỉ nói đơn giản là sẽ áp dụng điểm tuyển chung?
Ai cũng dễ nhận thấy 2 chữ "phân ban" đang trở thành nỗi khiếp sợ của khắp mọi trường, mọi thầy cô, mọi gia đình, mọi HS...
Vì sao? Vì con họ đã hưởng gì từ nền giáo dục "chuyên ban" này? Hưởng được những đề thi khó "dã man" hơn hẳn chương trình thường. Hưởng được những tiết học gấp rút và chưa có chất lượng vì giáo viên chưa quen với sách mới, thậm chí sách giáo khoa năm nào cũng chỉ tới đầu năm mới được đưa xuống; hưởng được những cảm giác sợ hãi không kém khi phải nhét vào đầu lượng kiến thức hỗn độn, mơ hồ mà không tìm được sách hay tư liệu hỗ trợ, không đi học thêm được như chương trình thường, không đủ thời gian để tự học, coi trước bài....Vậy mà giờ phải chịu thi chung và có điểm xét tuyển chung?
Dường như, con đường giáo dục của đất nước chúng ta luôn đi theo chiều hướng "sáng tạo" cái mới rồi sau đó "tiếp thu" và rút "kinh nghiệm".
Nhưng xin đừng rút "kinh nghiệm" trên biết bao nhiêu ước mơ, hoài vọng của cả một thế hệ bằng con đường "thí điểm" của mình .
Đừng để mọi việc trầm trọng, xã hội bất bình rồi lúc đó mới đưa ra biện pháp để chữa cháy. Lúc đó, đã quá muộn, ít nhất là muộn với sự tin tưởng của người dân với nền giáo dục nước nhà.
Thiết nghĩ, HS phân ban trụ được đến lớp 12 đã là một điều đáng khích lệ. Nhìn các em ngày ngày vắt kiệt sức để học, để hiểu thấu hết được những kiến thúc trong sách đã khiến bao thầy cô, phụ huynh mủi lòng và dấy lên nỗi hối hận khi đã lựa con đường thí điểm (trong trường hợp này chẳng khác nào “thí nghiệm”) cho con mình. Và dường như xã hội cũng đã bắt đầu quay lưng với chương trình này.
Phân ban: Sao khó vậy? Đến nay, vẫn còn đó hàng triệu người đã từng học “ phân ban”. Thế nhưng, vì sao ngành giáo dục cứ phải thí điểm đi thí điểm lại hết thời kỳ này đến thời kỳ khác... để rồi cho đến giờ phút này không thể quyết được; đành trình lên hai phương án để cấp trên xem xét? |
Ví dụ điển hình nhất là trường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai …từ ngày gắn mác “thí điểm “, số học sinh đăng kí, điểm chuẩn vào trường tụt hẳn. Thậm chí có HS vào học được một thời gian cũng cương quyết chuyển đi...
Vậy tại sao không tạo một vài điều kiện ưu tiên cho các em trong khi thi ĐH? Học chương trình nào, thi chương trình nấy? Cách tính điểm riêng cũng là lẽ hiển nhiên, tại sao lại không thực hiện? Huống hồ , các em đã chịu quá nhiều thiệt thòi trong những năm qua (điều mà ai cũng dễ nhận thấy).
Giờ cho đem đấu với các bạn trường thường thì chẳng khác nào ép người đã kiệt sức, đang hoang mang ra sân đấu với kẻ được huấn luyện bài bản?
Con đường rừng lúc nào cũng gồ ghề, chông gai. Con đường mòn thì chẳng có gì đáng nói vì đã có biết bao bước chân người qua lại...Người nào đi qua được chặng đường mới, vượt qua được những khó khăn mới thì có đáng trân trọng hơn những ai đi trên lối mòn được dọn sẵn? Chương trình phân ban và chương trình thường cũng vậy, sẽ không có chữ công bằng nếu áp dụng đề chung, điểm chung!
- Duy Nguyen (TP.HCM)
Ý kiến của bạn: