221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
744184
Học nghề ở phổ thông: Không ai nhớ...
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Học nghề ở phổ thông: Không ai nhớ...
,

(VietNamNet) - Việc học nghề trong các trường phổ thông với mục đích tốt đẹp là trang bị những kỹ năng ngoài sách vở cho HS, mang dáng dấp "hướng nghiệp" trong thực tế đã biến thành mục tiêu chủ yếu: Học để được cộng điểm khi đi thi tốt nghiệp. Nhưng thậm chí, nhiều HS cũng không buồn ngó tới điểm "vớt" đó. Thành ra, câu chuyện học nghề trong trường phổ thông đang trở nên lãng phí và hình thức..

Soạn: AM 650417 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nghề vi tính thu hút học sinh học nhiều hơn nghề khác?
Hai cấp, hai nghề

Cấp 2 học Điện, cấp 3 học Dinh dưỡng - quá trình học nghề của Nguyễn Ngọc Thi, trường Hàn Thuyên là thế: "Lớp em phân nửa bạn học dinh dưỡng. Học dinh dưỡng cho dễ đậu. Nam nữ gì cũng học dinh dưỡng".

Trước đây, trường của Thi không buộc HS phải học nghề. HS nào muốn học thì đăng ký, nhà trường tổ chức lớp học. Nhưng mấy năm trở lại đây, theo như Thi giải thích, rớt tốt nghiệp nhiều quá  bắt buộc tất cả đều phải có bằng nghề.

Hỏi thăm đến HS nào cũng thấy đang lận lưng 2 cái nghề, một ở THCS, một, ở THPT. Thế nhưng, giữa 2 cấp học, không có sự liên thông nên lên cấp 3, có khi phải thực hành lại những gì đã học. Mà rồi, chẳng có ai kết thúc tuổi học trò của mình mà nhớ một chút xíu kiến thức về những ngành nghề mình đã được "nếm trải".

Có những trường thu xếp cho HS  học nghề ngay từ đầu năm, cũng có trường chỉ học thêm tiết nghề bắt đầu học kỳ II cho đến hè (các em bị "thủ tiêu" mất kỳ nghỉ). Và thường học nghề được bố trí vào ngày chủ nhật.

Ngọc Thi và các bạn nam trong lớp học dinh dưỡng, một môn học còn chấp nhận được. Có những trường, các bạn nam đi học móc, thêu, cắm hoa. Trong khi lóng ngóng không biết cầm cây kim, cái kéo thế nào. Nói như cô giáo Ngọc Hân, giáo viên một trường ở Đồng Nai: "Mấy năm trở lại đây, học sinh trường tôi đều học chung 1 nghề, đó là vi tính. Học nghề này, ít ra các em cũng biết sử dụng sơ sơ vài phần như Word, vào Internet...Chứ trước đây, thấy các em nam phải đi học móc, cắm hoa...tội nghiệp lắm".

Kiểu nào cũng đậu

Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhóm HS nữ Vi Đan, Minh Hoàng, Thục Chinh trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng lại chọn học nghề Điện.

Vi Đan giải thích: "Trường chỉ có may và điện. May thì tụi em học hồi cấp 2 rồi. Mà may thi khó đậu lắm, vì khó mà may xong 1 cái quần. Học điện, đi thi nhờ các bạn nam trong lớp làm giùm". Lớp học nghề của các bạn học vào chiều chủ nhật, và đã bắt đầu học cả tháng nay, nhưng 3 bạn chưa một lần đến lớp. Minh Hoàng cho hay: "Nói với nhà là đi học nghề, nhưng tụi em ghé tiệm net ngồi. Học chắc cũng không có gì, cuối năm đi thi là được".

Trả lời cho câu hỏi "Có bạn nào thi nghề mà bị rớt không?", Ngọc Thi đùa: "Có, những người không đi thi. Còn ai đi thi cũng có đậu, chỉ khác nhau là giỏi hay trung bình thôi". Ngọc Thi cùng 3 người bạn của mình đều học dinh dưỡng, trong khi học, mỗi tuần đóng 10.000 đồng để mua vật liệu thực hành. Đến ngày đi thi, nhờ mẹ của một người bạn mua sẵn mực tươi và thịt băm để làm món Mực hấp. Trước khi đi thi, mẹ của bạn lại hướng dẫn cho cách ướp, hấp mực. Thế là đậu!

Đã từng chế biến vài món đơn giản khi mẹ vắng nhà, nên Thi biết phải để dầu sôi trước khi chiên, xào. Nhưng rất nhiều bạn trong lớp không hay. Học xong một khoá dinh dưỡng cũng không rành những kiến thức cơ bản này. Đến lúc đi thi, nấu thức ăn khét, nhưng cô giáo vẫn phải nếm để cho điểm trên trung bình. Hầu mong HS kiếm được 1 điểm để cộng vào kết quả tốt nghiệp.

Phương Linh,  cựu HS  trường Huỳnh Thúc Kháng vốn thích nghề may, nên đăng ký học nghề này Năm đó, cô giáo đã dặn, đi thi chỉ nên may quần đùi mới kịp giờ. Nhưng rồi Linh cũng không hoàn tất được sản phẩm đúng thời gian. Đành nhận điểm trung bình. Kinh nghiệm rút ra: "Các bạn chỉ cần chọn nghề thi sao cho dễ đậu, chứ không chọn nghề mình thích như em".

Điều nay cũng được thầy giáo Nguyễn Minh Châu, trường Huỳnh Thúc Kháng khẳng định: "Đa số HS điều kiếm được tấm bằng nghề giỏi. Cầm chắc 2 điểm khi đi thi tốt nghiệp. Vì là đi thi cho có điểm, nên giáo viên thường nương tay. Thậm chí còn làm giùm HS".

Học không có chất lượng, bản thân HS không cần đến điểm học nghề. Rất nhiều HS phổ thông ở TP.HCM khẳng định: "Nếu không bắt buộc, các em sẽ không đăng ký học nghề". Còn HS ở các huyện, nông thôn thì phổ biến tâm lý đóng vài chục ngàn để...an tâm thì cũng được. Vì không phải đi học, điểm danh.

Bao nhiêu HS cần "phao" điểm cộng?

Không nói thì ai cũng thấy rằng, học nghề trong trường phổ thông chỉ duy nhất một mục đích - nếu lỡ không đủ điểm tốt nghiệp.

Tại trường THPT Nguyễn Huệ, mỗi năm có từ 5% - 10% HS đỗ tốt nghiệp nhờ được cộng điểm nghề. Còn trường  THPT Nguyễn Thị Minh Khai, chỉ vài em cần đến điểm cộng học nghề để cho đủ điểm tốt nghiệp.

Ở các trường dân lập, mục tiêu học nghề để lấy điểm cộng rõ rệt hơn. Năm học vừa rồi, tại trường DL Phan Bội Châu có 7,5% đỗ tốt nghiệp THPT nhờ được cộng điểm nghề.

GS Hoàng Như Mai - Hiệu trưởng trường Trương Vĩnh Ký cho rằng, HS học nghề để sắm thêm cho mình cái "phao" để.. qua sông tốt nghiệp. Cho nên, việc dạy nghề hiện hay ở các trường còn rất khó khăn, may ra chỉ có môn vi tính còn thu hút được nhiều HS. Chưa kể, việc dạy nghề lại "trái khoáy" kiểu, HS thành thị lại học một số tiết về ...nghề nông.

Còn đối với trường chuyên, việc học nghề bằng... thừa. Ông Võ Anh Dũng - Hiệu trưởng trường chuyên Lê Hồng Phong nhận định: Hiện nay việc dạy nghề trong nhà trường chẳng qua là học để cộng điểm thêm chứ không phải học để lấy cái nghề thực thụ. Nếu bỏ việc cộng điểm, sẽ còn bao nhiêu HS thực sự mốn học nghề?

Nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm ủng hộ việc ''không cộng điểm nghề trong kỳ thi tốt nghiệp'' để trả việc dạy nghề ở bậc học phổ thông về đúng với mục đích đúng đắn ban đầu.

Cô Thanh Lan, giáo viên ở quận Gò Vấp tậm sự: "Tôi thấy các em không thu được kết quả bao nhiêu mà lại lãng phí thời gian, học phí... Các em phải cố gắng học để vượt qua "cửa" bằng sức học của mình chứ không phải cứu cánh bằng việc.. học nghề. Học nghề phải hiểu theo đúng việc học.. ra làm được thợ chứ không phải là những lý thuyết suông hay đối phó".

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Ti - giáo viên ở quận 7 cũng cho rằng, để chứng tỏ sức học của HS, không nhất thiết phải cộng điểm nghề.

Mục đích dạy và học nghề trong trường phổ thông là để HS ra trường, có thể trang bị được một nghề thực thụ để tìm kiếm việc làm. Nhưng điều này quả là huyễn tưởng. Bởi, nhiều HS học nghề xong ra trường là .. quên luôn. Thậm chí có em trả lời không nhớ đã học nghề gì ở phổ thông? Học để có thể được... cộng điểm khi cần.

  • Cam Lu - Đoan Trúc

     Ý kiến của bạn:

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,