221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
732984
"Thầy giáo không phải công cụ thu tiền"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Thầy giáo không phải công cụ thu tiền'
,

(VietNamNet) - Trên 80 tuổi, nằm trên giường bệnh ở nhà nhưng GS Dương Thiệu Tống vẫn vừa học vừa viết sách…Trong lúc trò chuyện với PV VietNamNet về câu chuyện người thầy, đôi lúc ông phải dừng lại để… thở bằng oxy.

Soạn: AM 623023 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Dương Thiệu Tống

 

Thời nào cũng vậy, quân chủ phong kiến hay cơ chế thị trường, đối tượng của giáo dục chung quy cũng chỉ là học trò, con em mình. Đối tượng xã hội phải phục vụ là con em, không phải là hiệu trưởng…

Càng ngày, vai trò của trẻ em càng được tôn trọng. Trong 60 năm nghề giáo, tôi rút ra một điều: “Đối tượng của giáo dục là con em mình, còn đối tượng của xã hội tạo điều kiện vật chất và tinh thần để làm được đúng chức năng của mình là thầy giáo. Thầy giáo không phải là công cụ thu tiền của học trò”.

Việc thị trường hóa và tư nhân hóa giáo dục ở một mức độ nào đó có thể là tốt nếu ta quan niệm đó là một thứ lợi ích công. Quan niệm “Giáo dục là hàng hoá” trong lúc này không cần thiết bằng việc cố gắng tìm ra một chiến lược hữu hiệu để chống lại khuynh hướng biến giáo dục trở thành một hoạt động kinh doanh, chỉ đem lợi ích cho một số người “cung cấp hàng” giàu có nhưng đồng thời lại tạo nên sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng về cơ hội giáo dục cho những “khách mua hàng“ nghèo khổ trong xã hội. 

60 năm dạy học, GS Dương Thiệu Tống nổi tiếng là một trong số các chuyên gia giáo dục hàng đầu ở VN. Ông xuất thân từ một gia đình nho học, 9 đời làm nghề giáo.

Ông từng giữ chức Hiệu trưởng nhiều trường nổi tiếng như Quốc Học (Huế), trường Trung học Thủ Đức (TP.HCM), Phó Trưởng khoa Văn khoa ĐH Vạn Hạnh... Từ khi về hưu, ông viết hơn 10 cuốn sách về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, thống kê giáo dục, trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục, về văn hoá giáo dục Việt Nam, văn học Việt Nam... 

Thời nào cũng vậy, người ta đòi hỏi thầy giáo ở 2 điều: Tâm và Tài. Thầy giáo ở thời buổi mới vừa phải có cái Tâm và cái Tài tức là phải học mãi. Nhất là trong thời nay, trẻ em tiếp thu nhanh, thầy càng phải "học mãi, học mãi”.  Có Tâm, có Tài rồi nhưng phải tân tiến mới mới theo kịp thời đại. Ở tuổi trên 80, mặc dù nằm trên dường bệnh, tôi cũng vẫn đang phải… học.

Nếu như còn trẻ và đứng trên bục giảng, tôi muốn học trò phải trung thực và người thầy lạc quan, tin tưởng vào thế hệ trẻ. Hồi xưa dạy học, tôi chỉ biết dạy, không thu tiền, không dạy thêm, để thì giờ đến từng nhà học sinh trung bình kém, tìm hiểu hoàn cảnh, rồi bàn bạc với phụ huynh.

 

Bây giờ dạy học khó lắm! Chương trình quá nặng, dạy thấu đáo trong lớp là hết giờ, lại còn dạy thêm tiết, ôn thi, làm hồ sơ… thì giờ đâu mà thăm học sinh? Tôi còn trẻ cũng khó hoàn thành nhiệm vụ, nên tôi rất thông cảm với thầy, cô giáo hiện nay!

 

Trường học không phải là nơi dành riêng cho những nhân tài, và phương pháp dạy học chỉ tốt khi người thầy quan tâm đến những học sinh chậm nhất, kém năng khiếu nhất, và điều chỉnh công việc giảng dạy của mình cho phù hợp, chứ không phải chỉ tập trung nỗ lực vào việc đào luyện "học sinh giỏi" như "những con gà nòi" để ganh đua về thành tích.

 

Khái niệm rất xưa cổ trong truyền thống văn hoá Việt Nam “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” vẫn còn hấp dẫn đối với nghề dạy học học thời hiện đại.

Nghĩ cho kỹ, điều này cũng không có gì lạ trong nền văn hoá Việt Nam, vì chữ “Tâm” ấy luôn tàng trong từng nếp suy nghĩ, nếp sống của người Việt Nam. Nó chỉ chờ cơ hội để trỗi dậy một cách mạnh mẽ, nếu có sự kích thích nào đó.

Tôi nói chữ "Tâm" bằng trăm chữ “Tài” là nói theo kinh nghiệm bản thân. Bởi vì bản thân tôi, cách đây khoảng 60 năm cũng như hầu hết các đồng nghiệp bấy giờ, đã bước vào nghề nhà giáo chỉ với chữ Tâm làm hành trang mà thôi, còn cái Tài thì lúc ấy không có được bao nhiêu, và ngày nay dù đã được học hỏi thêm đôi chút, nhưng trước sự bùng nổ kiến thức và sự tiến bộ như vũ bão của khoa học, cái Tài của bản thân tôi xét ra còn quá bé nhỏ, cho nên phải đẩy mạnh cái “Tâm” lên một trăm lần thì may ra còn có thể giúp ích được phần nào cho đời!

  • GS. DƯƠNG THIỆU TỐNG - Cam Lu (ghi)  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,