221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
683072
Thoát khỏi sự lưỡng lự
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thoát khỏi sự lưỡng lự
,
"Đọc bài “Có bằng TS ở Tây , tôi nên về hay ở” của Nueyn Quang Dzung, tôi muốn chảy nước mắt, đọc bài của bạn Đặng Hữu Chung, thì thậm chí còn thấy muốn chảy máu mắt. Xót xa…".
Soạn: AM 486761 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tôi cũng đã đọc tất cả những bài của bạn đọc đăng tải lên theo dòng sự kiện này, có ý kiến ủng hộ, có ý kiến phản đối, nhưng tựu trung lại, không có một cái gì rõ ràng cho vấn này cả.

Mọi người dường như đang nhân sự kiện này để dốc bầu tâm sự (kể chuyện của mình) hơn là cùng nhau phân thích toàn cảnh để giúp người bạn của chúng ta có được quyết định đúng đắn nhất như trước khi đưa bài lên anh đã mong muốn.

Tôi đã đọc bài của anh Quang Dzung nhiều lần, tôi hiểu anh đang có sự băn khoăn rất lớn giữa 2 sự lựa chọn:
1. Nếu về nước, anh có được trọng dụng không? Có được đem hết khả năng để cống hiến và nghiên cứu không? Hay là lại tiếp diễn cái cảnh như chính anh và đồng nghiệp của anh đã phải chịu đựng?

2. Nếu anh ở lại nước ngoài thì có phải là không yêu nước hoặc tham giàu không?

Bạn đã (đang) theo học chương trình sau ĐH ở nước ngoài. Sự lựa chọn công việc sau khi kết thúc khóa học là:
Ở lại và tìm việc làm
Sang nước thứ 3 tìm việc làm
Về nước, làm cho cơ quan cũ
Về nước tìm việc làm mới
Về nước và lập công ty riêng
Chưa có dự định cụ thể
Kết quả

Có được cho cống hiến hay không?

Vấn đề thứ nhất, tôi cho rằng, bản chất sự lo lắng của anh Dzung không phải là về nước có được thăng chức hay không, trở thành giàu có hay không, thành ông nọ bà kia hay không. Mà điều chủ yếu là có “được” người ta cho cống hiến hay không.

Tôi không phải là người làm khoa học. Nhưng đối với tôi, hạnh phúc là được làm công việc mà mình yêu thích. Và vì thế, tôi hiểu rằng, đối với những người như anh Dzung, anh Chung, được làm việc, được nghiên cứu, được thể hiện tài năng và áp dụng những kiến thức của mình quan trọng đến mức nào.

Mà nếu không được như thế thì thật là bất hạnh và thảm hoạ. Có bạn cho rằng: làm khoa học là phải biết hy sinh, cống hiến hết mình không màng danh lợi vật chất. Nhưng, nếu người ta “không cho” cống hiến thì tôi không biết bạn sẽ cống hiến như thế nào? Tôi không biết bạn lấy gì để hy sinh, để thể hiện lòng yêu nước…?

 Bản thân anh Dzung cũng viết rằng, khi còn ở VN, nhiều lần, anh đã trực tiếp gặp lãnh đạo để xin giao việc nhưng lại bị cho là đòi hỏi. Mong muốn làm việc còn không được thì nói gì đến cống hiến, hy sinh...

Ngay cả chuyện thăng tiến, tôi cũng thấy điều đó là rất tự nhiên. Những người có chí tiến thủ bao giờ cũng đáng trân trọng. Việc trở thành lãnh đạo cũng chỉ là để được làm việc nhiều hơn, cống hiến hơn, tự chủ hơn so với việc ngồi chờ xếp cho làm mới được làm…

Ở lại nước ngoài có phải là không yêu nước không?

Để giải thích vấn đề này, cần phải hiểu rõ như thế nào thì gọi là yêu nước. Tôi nghĩ, yêu nước là trong lòng mình luôn hướng về tổ quốc, có cơ hội là giúp đỡ đồng bào, bất kể là mình đang sống ở đâu đi chăng nữa.

Là sinh viên du học thì cố gắng học hành để chứng tỏ bản lĩnh, trí tụê của tuổi trẻ VN. Là một nhà kinh doanh thì có thể đầu tư về VN, thậm chí, một Việt kiều bình thường cũng có thể giửi ngoại hối về giúp đỡ người thân làm giàu…

Như thế chính là yêu nước, đâu cứ phải làm những điều to tát. Tôi thường nghe nói: có 2 loại nhà nho. Nhà nho chân chính thì hết sức hành động vì nước, còn loại hủ nho thì có nói đến những điều cao siêu to tát đến mấy cũng chẳng ý nghĩa gì.

Lòng yêu nước cũng như vậy. Nếu cứ nhất định sống chết phải về cho được, rồi lại “ngồi chơi xơi nước”, bao nhiêu công sức tiền của học hành cũng uổng phí, bao nhiêu nhiệt tình cống hiến cũng trôi đi, rồi thành ra sống vật vờ bất mãn với xã hội. Thử hỏi như thế có thể gọi là yêu nước, là hy sinh hay không?

Đâu là giải pháp?

Tôi nghĩ, việc về hay ở, bản thân anh Dzung phải tự quyết định. Tuy nhiên, nếu là ý định về nước thì cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng tình hình trước. Anh có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp cũ để biết thông tin về cơ quan của anh, những việc mà nếu về anh sẽ giao nhiệm vụ, những ai anh sẽ làm cùng, cấp trên là người như thế nào?

...Anh cũng có thể gửi CV đến những cơ quan khác để tìm được nơi mà mình có thể cống hiến và thể hiện tốt nhất khả năng của mình và họ cũng đang mong muốn có những người như mình.

Cơ quan nhà nước không được thì công ty tư nhân, công ty nước ngoài (nhiều công ty lớn ở VN vẫn có những phòng nghiên cứu độc lập..). Trước khi về, nhất thiết phải biết được mình về để làm gì, ở đâu, làm với ai…

Như thế thì vẫn về nước mà không uổng phí tài năng, kiến thức, không phải hối hận. Còn, nếu ở lại nước ngoài thì cố gắng làm việc, sống làm sao cho nước bạn phải quý trọng, tạo nên hình ảnh tốt về con người, đất nước VN.

Có điều kiện thì giúp đỡ những du học sinh VN ở nước đó, chia sẻ với kiều bào ta ở nước đó…góp phần làm nên niềm tự hào của người Việt ở nước ngoài. Chỉ cần mình luôn ghi nhớ mình là người VN, thì cho dù ở đâu cũng là yêu nước, cũng được nhân dân kính trọng. Vì thế mà, dù có không về nước cũng không phải hổ thẹn, biện minh gì.

Chúc anh có một quyết định hợp lý.

Theo dòng sự kiện:

Ý kiến của bạn:
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,