Trong số thư bạn đọc gửi về tòa soạn, có khá nhiều ý kiến không đồng ý với cách nhìn của Nueyn Quang Dzung, bạn Đặng Hữu Chung... ở các góc độ khác nhau. Các ý kiến dưới đây nhìn nhận ở góc độ, làm khoa học: nên như thế nào?
Cán bộ khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) trong phòng thí nghiệm |
Họ tên: Le Long
Địa chỉ: Viện Kinh tế Việt Nam
Email: long76@yahoo.co.uk
Tiêu đề: Thất vọng với cách suy nghĩ của một nhà khoa học
Kể ra thì cũng buồn, nhưng người làm khoa học thực sự thì không nên tính toán thiệt hơn, tính toán này nọ về quyền lợi bổng lộc hay là chức tước. Nếu mục đích chỉ là như vậy, tôi thấy đó không phải là làm khoa học chân chính mà chỉ là sử dụng khoa học để đạt được mục đích khác, ngoài khoa học.
Tôi thực sự thấy buồn khi có người kêu ca là sao làm khoa học khổ thế! Theo tôi, đã làm khoa học là đam mê. Khoa học phải là cái đích cuối cùng chứ đừng để khoa học là công cụ. Còn chuyện về nước hay không, mỗi người một lựa chọn, không thể ý kiến của một người là ý kiến chung của nhiều người.
Tôi chỉ nghĩ rằng, làm khoa học ở đâu cũng giống nhau, giống nhau ở cái tâm, cái đam mê. Điều kiện kém hơn sẽ thúc đẩy anh phải có đam mê cao hơn, và sẽ tìm ra nhiều cách để khắc phục khó khăn cao hơn.
Lúc đó, các sản phẩm của anh sẽ giá trị hơn nhiều. Không những với xã hội và với chính bản thân người nghiên cứu. Ở nước ngoài, điều kiện tốt hơn nhưng cũng không đảm bảo là anh sẽ thành công hơn nếu anh thiếu đam mê, ước mong quyền lực và không đủ thông minh.
Gần đây khi các giáo sư, phó giáo sư ngồi bàn (một cách chính thống) với nhau về chuyện lương bổng, nỗi buồn này của tôi lớn hơn rất nhiều.
Trong một đất nước mà nguồn nhân lực còn khan hiếm như Việt Nam mình, chẳng lẽ các giáo sư, phó giáo sư, những người được coi là giỏi, xuất sắc, lại không tìm được việc làm phù hợp với trình độ của mình hay sao?
Họ tên TAT
Email: anhtuantr@yahoo.com
Tiêu đề: Tôi nghĩ hơi khác..
Tôi thấy mọi người đều kêu khó, có vẻ như các anh chị nghiên cứu kinh viện quá chăng? Nếu cứ so bì điều kiện ta với tây, thì ta cái gì chả thua. Nhưng có phải cứ có điều kiện tây, và nghiên cứu theo cách của tây thì mới được hay sao? Sao mình không nghĩ đến những kiểu nghiên cứu ta hơn, mà phù hợp hơn và có ích hơn? Như mấy anh nông dân trong miền Nam làm được ấy.
Sao các anh chị không cố chắt lọc văn minh tây ra cái gì đó rồi mang về ta mà làm. Như thế vừa ích nước mà anh chị cũng chẳng phải lo lên lương, vì anh chị sẽ vô khối tiền khi làm được điều đó. Đấy là dân nghiên cứu kỹ thuật, còn nếu nghiên cứu xã hội thì bản thân anh chị đã xác định là cống hiến rồi, sao bây giờ lại tính? Nếu là dân kinh doanh, thì lại càng chẳng có lý do ở lại, ta mới chính là mảnh đất nhiều tiềm năng nhất để anh chị thể hiện khả năng.
Họ tên: Cao Minh Trí
Địa chỉ: A2 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Email: cmthtn@hn.vnn.vn
Tiêu đề: Điều mà tôi đã suy nghĩ từ bao lâu nay
Tôi chưa đi học nước ngoài bao giờ nhưng thầy giáo của tôi đã đi nghiên cứu sinh làm tiến sỹ khoa học ở Liên Xô cũ và hăm hở về nước từ những năm 1990. Thầy mong được đóng góp nhiều cho đất nước.
Thầy đã bán hết tài sản của minh gom góp được, cùng với đóng góp của các cộng sự để tập trung nghiên cứu ra được một sản phẩm công nghệ gì cho đất nước. Thầy giáo của tôi đã thành công, thậm chí đã có bằng sáng chế được công nhận.
Nhưng điều buồn hơn cả là, cho đến bây giờ, thầy vẫn phải kớêm ăn từng ngày với cái bằng tiến sỹ và vẫn say mê nghiên cứu khoa học. Tôi cũng rất muốn giúp đỡ thầy giáo của tôi nhưng cũng không biết làm thế nào. Vì tôi đã là một tín đồ nghiên cứu khoa học theo gương của thầy mất rồi.
Theo dòng sự kiện:
VietNamNet mong tiếp tục nhận được ý kiến của bạn đọc: