"Sự kiện Khánh Hòa" vẫn tiếp tục gây được sự chú ý của dư luận trong tuần này. Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 18/6 đã có hẳn một chuyên đề. Chương trình "Sự kiện và Bình luận" kênh 1 Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) sáng 18/6 cũng chọn đây là sự kiện của tuần. Phương án cho tổ chức thi lại đã được các bộ phận chức năng trình lên Bộ trưởng Giáo dục quyết định. Ở đây, chúng tôi ghi nhận những ý kiến xung quanh câu chuyện giáo dục này.
Toàn cảnh: Khánh Hòa xin thi tốt nghiệp vòng 2
Đạt tỉ lệ cao nhất tỉnh lại là ở 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh (92,99%) và Khánh Sơn (86,34%). Các huyện, thị còn lại chỉ đạt 56 - 61%. Riêng thành phố Nha Trang đạt tỉ lệ 71,55% và trong 27 trường THCS thì có 4 trường đạt kết quả dưới 50%; thấp nhất là Trường Trần Quốc Toản (ảnh trên) chỉ được 20% và Trường Nguyễn Trường Tộ chỉ có 36,19%... Ảnh: TT |
Họ tên: Nguyễn Hùng Lân
Địa chỉ: 87 Hùng Vương, Ngãi Giao, Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu
Email: nghglan@gmail.com
Tieu de: Chuyện trái khoáy?!
Noi dung: Tôi vừa đọc báo Tuổi Trẻ và được biết rằng, Chủ tịch tỉnh đã yêu cầu từng lãnh đạo của ngành giáo dục phải kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến kỳ thi?! Sao lại có chuyện trái khoáy như vậy nhỉ? Sở GD-ĐT Khánh Hòa đã làm một chuyện mà đúng ra chúng ta phải làm từ lâu lắm rồi, đó là chuyện Trung Thực Trong Thi Cử (tôi dùng từ viết hoa để nói lên tầm cao của vấn đề).
Thế mà họ phải chịu làm kiểm điểm ư? Cái "chân lý lãnh đạo" nào mà lại lạ lùng như thế? Điều cần kiểm điểm là những người quá hám thành tích mà quên đi một điều cơ bản nhất của việc giáo dục con người, đó là sự trung thực! Nếu kiểm điểm, thì phải kiểm điểm những người có tư tưởng "hám thành tích". Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã từng hô hào là cần phải chống căn bệnh thành tích. Nay Khánh Hoà đã dám dũng cảm thế mà bị kiểm điểm ư? Để thử xem Ngài bộ trưởng sẽ quyết định thế nào đây?
Họ tên: Nguyễn Kim Chinh
Địa chỉ: Trường ĐHTH
Email: Chinh_K30@Yahoo.com
Tieu de: về việc thi lai
Noi dung: Thử hỏi, đây là một kết quả trung thực ngoài ý muốn của lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Khánh Hoà vì sức ép thành tích rất lớn hay là lãnh đạo biết chắc chắn điều đó sẽ xảy ra và vẫn để xảy ra để rồi xin thi lại? Còn ở các tỉnh khác vẫn như mọi năm, thành tích cao vòi vọi. Vậy đâu là sự thật? Khánh Hoà quá dở hay là số còn lại chỉ là thành tích "ảo" đã được áp dụng từ nhiều năm nay? Điều đó có mang lại sự suy tư nào cho Bộ trưởng GD-ĐT không?
Nhưng dù thế nào thì việc tổ chức thi lại là không nên vì nều Khánh Hòa gian lận rồi bị phát hiện thì khác còn đây là kết quả trung thực như sự đánh giá của chính Khánh Hoà và đây chỉ là một hồi chuông một, sức ép nữa của dư luận toàn xã hội về sự cần thiết phải nhìn thẳng vào sự thật nếu cần thi lại là ở những nơi đạt hơn 99% vì chúng ta cần đi đến cùng của sự việc chứ không vì một kết quả "bất ngờ" để rồi nghĩ cách chữa cho hết bất ngờ.
Họ tên: Phạm Giáng Vân
Địa chỉ: Dak lak
Email: phamgiangvan@yahoo.com
Tieu de: Không đồng tình với việc xin thi tốt nghiệp lai.
Noi dung: Vừa qua khi xem và nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tỉnh Khánh Hòa xin thi tốt nghiệp THCS lần hai. Tôi thấy rằng việc làm đó có thể dẫn đến nhiều bất cập khác. Là một người dân tôi thiết nghĩ: Chất lượng học sinh thấp không phải hoàn toàn do việc dạy thêm tràn lan như giáo viên Vũ Hoài Thanh đã nói mà chất lượng giáo dục thấp phải xét thái độ học tập của học sinh và lương tâm nghề nghiệp của giáo viên cũng như sức ép, chỉ tiêu của phụ huynh và lãnh đạo các cấp đòi hỏi nữa.
Tôi cũng mong rằng đây là một bài học kinh nghiệm và mong lãnh đạo ngành giáo dục phải nên làm như Khánh Hòa. Có như vậy, học sinh mới thật sự tự giác học tập. Bởi vì một số phụ huynh và học sinh không coi trọng chất lượng học tập và giáo viên còn thiếu trách nhiệm trong giảng day, làm thêm ngoài giờ phục vụ cho mưu cầu cuộc sống hiện tai.
Họ tên: mo dung
Email: binhminh09@hopthu.com
Noi dung: Hiện nay tôi đang là sinh viên, tôi cũng đã từng thi tốt nghiệp. Nhưng tôi không thể nghĩ đó là những kì thi theo đúng nghĩa. Bây giờ, Khánh Hoà dũng cảm đem đến cho xã hội một niềm tin, một hy vọng mới cho nền giáo dục nước nhà. Nhưng sao đã vội chùn tay. Khánh Hoà cũng sợ đau? cũng không dám tiếp tục cắt ung nhọt?
Họ tên: Nguyễn Văn Hòa
Địa chỉ: TP.HCM
Email: vanhoa58@lycos.com
Tieu de: 64% - tỷ lệ không phải của các em HS
Noi dung: Theo tôi, chúng ta không nên đặt nặng vấn đề bằng cấp ở khối lớp 9 mà hãy xem như 1 giấy chứng nhận là em A (B, C...) đã trải qua khoảng thời gian trên để tích lũy kiến thức, còn tích lũy được kiến thức gì thì tự bản thân nền giáo dục đã phản ánh được điều đó.
Chúng ta hãy nhìn rộng hơn khi mà cả những bằng cấp như tú tài, đại học, ... của ta chưa xứng giá trị bằng cấp đó mà nó chỉ mới xứng với nền giáo dục của riêng Việt Nam hiện nay, hãy cho các em học sinh tại Khánh Hòa được hưởng lẽ công bằng tự nhiên (trong cái nền giáo dục này) như (99% tốt nghiệp THCS) các em khác trên toàn quốc.
Họ tên: thieu nhu phuong
Địa chỉ: P307- A2, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Email: thieuphuong2005@.com
Noi dung: Tôi cũng là phụ huynh nên rất hiểu tâm tư của cha, mẹ trong trường hợp có con bị trượt trong kỳ thi vừa qua. Nhưng theo tôi nghĩ, có vậy mình mới hiểu sức học của con em mình ra sao. Hãy để cho các em làm lại, một năm thôi nhưng qua đó, sẽ là một bài học đối với chúng. Con chúng ta còn trẻ lắm, còn nhiều thời gian để khẳng định mình.
Họ tên: Quốc Bình
Địa chỉ: St Petersburg, Russia
Email: binhnqvn@mail.com
Tieu de: Vẫn bệnh thành tích mà thôi
Noi dung: Tôi có vài ý kiến về kỳ thi ở Khánh Hoà: 1.Tổ chức kỳ thi lần 1, thấy đạt kết quả thấp, bèn tổ chức thi lại, đây là hình ảnh rõ nét nhất của bệnh thành tích. 2.Căn cứ vào đâu mà tổ chức thi lại? Nếu kỳ thi vừa rồi không hợp lệ, thì hủy kết quả và tất cả học sinh đều phải thi lại. Nếu kỳ thi vừa rồi hợp lệ, thì kết quả phải giữ nguyên và không có kỳ thi nào nữa! 3.Tình huống Khánh Hòa mong muốn: các học sinh không đạt kỳ thi vừa rồi sẽ đạt trong kỳ thi lại. Câu hỏi đặt ra: Vậy các học sinh này thực sự là đỗ hay không đỗ đây? Suy luận lôgic là: Một trong hai kỳ thi chắc chắn là hoàn toàn không nghiêm túc. 4.Kỳ thi thứ 2 nếu được tổ chức thì đó là gì vậy? Mục đích duy nhất là biến những học sinh thi trượt thành những học sinh đỗ! Nếu làm vậy, Khánh Hòa sẽ là tỉnh dẫn đầu cả nước về bệnh thành tích! Họ đang "biến cái không thể thành có thể". 5.Xin hãy suy nghĩ cho tỉnh táo! Sau Khánh Hòa sẽ còn có các tỉnh khác...
Ho ten: Trần Nguyên Vũ
Dia chi: Tân Bình, Tp.HCM
Email: trannguyenvu@gmail.com
Tieu de: Lại bệnh thành tích!
Noi dung: Cần phân tích rõ rằng việc tại sao kỳ thi vừa qua tỉnh Khánh Hoà có tỷ lệ tốt nghiệp thấp. Nếu đó là sai sót của hội đồng thi (không bảo đảm điều kiện thi cử chẳng hạn) thì cần tổ chức thi lại. Còn nếu nguyên nhân là do phía học sinh có học lực kém, do phía nhà trường đã không "trúng tủ" thì kết quả vừa rồi đã phản ánh chính xác nên không cần thi lại.
Lâu nay chúng ta đã chạy theo bệnh thành tích quá nhiều, đừng nên tạo ra một thói quen nào nữa. Rồi đây, giả sử có thi lại, những em rớt trở thành đậu theo mong muốn của bệnh thành tích sẽ nghĩ như thế nào?: "Không có gì phải lo cả! Đây là chính sách của tỉnh cơ mà, chính sách của Bộ GD-ĐT cơ mà! Đó là lấy đủ số lượng cho đủ thành tích." Bản thân tôi cũng đã là nạn nhân đau lòng của căn bệnh thành tích của trường lớp khi con em mình bị đuổi để đảm bảo lớp có tỉ lệ học tập, hạnh kiểm cao. Tôi thấm thía, nếu chỉ chạy theo căn bệnh thành tích thì nền giáo dục sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Họ tên: Nguyễn Thị Phương
Địa chỉ: DH Huế
Email: phuong7620vn@yahoo.com
Tieu de: Thêm một chuyện chạy theo bằng cấp!
Noi dung: Nếu Bộ GD-ĐT đồng ý cho Khánh Hòa tổ chức thi lại tốt nghiệp THCS, điều này có nghĩa cả Bộ và tỉnh đều chạy theo...bằng cấp! Thực ra, kết quả thi vừa qua ở Khánh Hoà là rất đáng mừng chư không phải đáng lo. Điều mà chúng ta lo là tỷ lệ tốt nghiệp "ảo" kia! Nếu đây là số liệu "thực" thì thật đáng khen ngợi Khánh Hoà đã tổ chức kỳ thi nghiêm túc (có thể thưởng lớn cho Khánh Hoà về điểm này và phát động trong toàn quốc)......nhưng việc dạy và việc học của thầy và trò cần được nhìn lại! Nếu Khánh Hòa tổ chức thi lại thì cần "phạt" thì mới đúng (miễn bình luận!!!).
-
VietNamNet