Sau chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về tỉnh Khánh Hòa chính thức đề nghị thi lại lần 2, một bạn đọc từ Khánh Hòa đã ngồi viết hì hục trong 1 giờ rưỡi, và 22h30 đêm qua, lụi cụi ra bưu điện gần nhà để fax tới VietNamNet ý kiến của mình.
Thí sinh sau giờ th tốt nghiệp THCS |
Lúc 19h30 ngày 15/6, chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam thông tin tỉnh Khánh Hòa chính thức đề nghị thi lại lần 2. Điều này khiến hàng nghìn người dân đang theo dõi sững sờ. Nhiều học sinh (HS) thi đỗ cao trong kỳ thi tốt nghiệp THCS vừa qua hoang mang.
Chúng ta hiểu rằng, dù có bất hợp lý, nhưng con số 7.000 HS thi hỏng cũng đè nặng trên vai ngành giáo dục Khánh Hòa. Thi bổ túc hay phổ thông lần 2 hay lần 3, điều đó không quan trọng. Vì thi bổ túc hay phổ thông đều tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức như nhau. Hơn nữa, sự mặc cảm tự ti của một bộ phận phụ huynh đối với việc học bổ túc và thi bổ túc đã hình thành từ khá lâu, chưa thể xóa sạch trong một sớm một chiều.
Toàn cảnh: Khánh Hòa xin tổ chức thi tốt nghiệp THCS vòng 2 Xem chi tiết >> |
Điều mà dư luận hoang mang và bất bình là đã có được thông tin chính thức: Tỉnh Khánh Hòa có ý định dùng kết quả thi tốt nghiệp lần 2 để xét tuyển vào trường THPT công lập. Mặc dù theo thông báo, Bộ GD - ĐT chưa có quyết định cuối cùng.
Có thể nói rằng, đây là một suy nghĩ sai lầm. Cũng có nguồn tin bên lề cho rằng, chỉ dùng kết quả thi lần 2 để xét tuyển "bổ sung" cho đợt tuyển sinh vào lớp 10. Vậy xét tuyển "bổ sung" là xét tuyển như thế nào? Hay đây chỉ là một cách nói?
Tỷ lệ tuyển sinh hàng năm ở các trường THPT công lập tại Khánh Hòa hiện đang dao động từ 30 - 40% số HS đã tốt nghiệp THCS. Số còn lại học trường bán công, dân lập, bổ túc... theo tinh thần xã hội hóa giáo dục nhằm giảm gánh nặng ngân sách.
Tỷ lệ tốt nghiệp 64,15% đã gần gấp đôi số cần tuyển. Vậy tuyển "bổ sung" vào chỗ nào? Giả sử, có tăng thêm chỉ tiêu xét tuyển cũng phải ưu tiên trước hết cho HS đã tốt nghiệp lần 1. Đó là điều hợp lý và là lẽ công bằng. Không ai chấp nhận việc xét tuyển những HS đậu đợt 2 trước những em đã thi đỗ trong đợt 1, dù biết rằng, khả năng tăng chỉ tiêu khó có thể xảy ra.
Đau xót trước hàng ngàn HS thi hỏng. Đó là "Nhân". Vì tương lai con em, vì nhiệm vụ phổ cập mà cố gắng tổ chức cho các em thi lại. Đó là "Đức". Nhưng chỉ có "Nhân - Đức" không chưa đủ mà cần phải có bộ óc tỉnh táo, một đôi mắt sáng tinh tường để kiểm soát hành vi thực hiện "Nhân - Đức"! Sai mà vẫn làm, thì "tình" sẽ biến thành "tệ" và chữ Nhân - Đức kia sẽ trở thành những từ phản nghĩa với chính nó.
Phương Anh (Khánh Hòa)
Ý kiến bạn đọc
Ho ten: Đinh Tâm
Dia chi: Nha Trang - Khánh Hoà
Email: thuant20032003@yahoo.com
Tieu de: Co công bằng trong thi tốt nghiệp THCS lần 2
Noi dung: Tôi rất tán thành những gì mà ngành giáo dục Khánh Hoà đã làm trong kỳ thi tốt nghiệp THCS vừa qua. Song tôi cũng rất băn khoăn về kỳ thi lại sắp tới vào tháng 7, liệu có nghiêm túc, và mức độ đề thi có như lần 1hay không? Và những thí sinh thi lại lần này sẽ có số điểm cao hơn? Liệu có công bằng trong tuyển sinh chăng? Vả lại những thí sinh thi lần thứ 1 có điểm số thấp liệu có được quyền đăng ký thi lại như những thi sinh thi hỏng không?
Ho ten: Nguyễn Đăng Tùng
Dia chi: 81A Tô Hiến Thành Nha Trang
Email: truelied@walla.com
Tieu de: Thi lại là điều không thể chấp nhận
Noi dung: Thi lại tốt nghiệp bây giờ, chắc chắn mức ra đề sẽ dễ hơn trước (để cứu nhũng học sinh đã rớt), do đó, kết quả thi sẽ cao và từ những học sinh không đậu tốt nghiệp trở thành những học sinh đâu loại khá giỏi. Như vậy có phải là bất công cho những học sinh đã thi không? Theo tôi nếu có thi lại thì những học sinh thi lại này chỉ được phép nộp đơn vào các trường bán công, trung học dạy nghề và không được xếp tốt nghiệp loại khá - giỏi
Ho ten: Trần Quang Sơn
Dia chi: Thành phố Đồng Hới-Tỉnh Quảng Bình
Tieu de: Chuyện lạ Khánh Hoà
Noi dung: Chuyện tỉnh Khánh Hoà có số học sinh trượt tốt nghiệp gần đến 40% là chuyện hiếm xưa nay.Trong khi nhiều tình tỉ lệ đậu tốt nghiệp lên đến 90% dù học sinh có chất lượng yếu so với tỉnh khác đi chăng nữa.Kì thi tốt nghiệp THCS là để đánh giá chất lượng học sinh trước khi chuyển bậc học vậy mà....Theo tôi không nên thi lại đây đâu phải thi học kì cuối năm mà thi rồi lại thi lại cho đậu hết.Nếu như thế sao tỉnh không vớt các em ngay từ khi có kết quả thi chính thức. Các em không đậu nổi tốt nghiệp thì cho dù có lên lớp 10 thì yếu lại hoàn yếu, đâu có chuyện hoàn thành chương trình phổ cập THCS.
Ho ten: Phan Hoàng Chơn
Dia chi: Khoa Khoa học-Đại học Cần Thơ
Email: phchon@ctu.edu.vn
Tieu de: Thi tốt nghiệp lần hai, cần hay không?
Noi dung: Nhìn vào kết quả thi tốt nghiệp THCS ở một số nơi thật đáng buồn. Nó như một hồi chuông báo động về chất lượng giáo duc Việt Nam hiện nay. Nhưng tôi nghĩ đây không phải là một kết quả quá bất ngờ, nó có thể được dự đoán từ trước.
Hơn ai hết, các nhà quản lý giáo dục phải biết và dự đoán đước điều đó. Đằng sau nổi buồn ấy là điều đáng phấn khởi. Vì tôi nghĩ có thể từ kết quả này cho ta thấy rõ chúng ta cần phải làm gì, làm như thế nào và làm từ đâu.
Đừng chạy đua theo thành tích mà thả trôi chất lượng giáo dục. Chúng ta và cả những thế hệ con em chúng ta sẽ là người nhận lấy hậu quả. Thi tốt nghiệp đợt hai, có nên hay không? Tôi không dám đưa ra một ý kiến nào khi chưa co đủ thông tin về kỳ thi.
Nếu kì thi tốt nghiệp vừa qua không đánh giá đúng chất lượng giáo dục, không đánh giá đúng khả năng của học sinh, thì việc tổ chức thi đợt 2 là cần thiết dù tốn kém.
Nếu ngược lại, tổ chức thi đợt 2 chỉ vì tỷ lệ đậu tốt nghiệp là thấp thì tôi nghĩ không nên, vì hai lý do: Một là, việc tổ chức một kỳ thi sẽ gây ra rất nhiều khó khăn nhất là không theo kế hoạch từ trước, lãng phí sức người sức của vô ích. Hai là, trong thời đại khoa học kỹ thuật như hiện nay ta cần con người được đào tạo một cách chất lượng, chứ không phải con người có bằng cấp. Tổ chức thi đợt hai vì kết quả tốt nghiệp thấp sẽ gây nhiễu, khiến các trường THPT không đánh giá được chính xác khả năng học sinh khi xét tuyển. Tóm lại, chủ trương của chúng ta là cố gắng giảm bớt các kỳ thi thì không lý do gì lại tổ chức một đợt thi không cần thiết như thế.
Ý kiến của bạn: