Giới HSSV vẫn truyền nhau câu nói khá vui: "Chép là một nghệ thuật và người chép là một nghệ sĩ". Cùng sử dụng tài liệu, cùng chép một cách công khai nhưng điểm cao thấp khác nhau.
Bắc thang trèo tường ném "phao" tại hội đồng thi trường THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Tây (Ảnh: Kiều Oanh) |
Họ tên: Vũ Thị Thu Trang
Địa chỉ: Lớp Đầu tư 45 A - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
Email: mattroilanh_tt@yahoo.com
Tiêu đề: Tôi đề nghị cho thí sinh được copy công khai !!
Noi dung: Giới học sinh, sinh viên vẫn truyền nhau một câu nói khá vui: "Chép là một nghệ thuật và người chép là một nghệ sĩ". Cùng sử dụng tài liệu, cùng chép một cách công khai nhưng cũng có người điểm cao điểm thấp. Những người không hiểu gì chỉ trông chờ vào việc bê nguyên xi tài liệu vào bài thi thì chắc chắn không thể được điểm cao.
Muốn chép mà được điểm cao thì thí sinh có thể không cần học thuộc lòng nhưng phải hiểu nội dung cơ bản (biết ở chỗ nào mà còn chép ). Tôi còn chứng kiến có trường hợp chép tài liệu mà vẫn cứ trượt vì lạc đề!
Theo tôi cách tốt nhất để khắc phục tình trạng phao thi là cho chép tài liệu một cách thoải mái, đề thi ít lý thuyết thuần tuý mà đòi hỏi suy luận, bài tập , ít ra cũng đòi hỏi học sinh phải biết tóm tắt ý chính vì nếu thời gian ngắn, tài liệu dài thì không thể chép y hệt tài liệu được! Tôi đang học đại học KTQD, môn xác suất thống kê trường tôi cho sử dụng tài liệu thoải mái mà vẫn trượt như thường! Theo tôi, đằng nào cũng không ngăn được tình trạng quay bài thì nên sống chung với nó! Kì thi tốt nghiệp 99% thí sinh quay bài mà có phải tốt nghiệp loại giỏi cả đâu ! Đừng có bảo những người không chép được là bị trượt nhé !!!
Họ tên: Nguyễn Vinh
Địa chỉ: Lê Hồng Phong
Email: phoebus494@yahoo.com.au
Tiêu đề: Sử dụng tài liệu cũng là cách để đánh giá học sinh
Chúng ta học để áp dụng kiến thức vào thực tế chứ không phải tách riêng hai hoạt động này với nhau. Khi ra ngoài đời làm việc có thiếu gì người phải thua cuộc trong khi họ học rất giỏi, tư chất thông minh. Đó là bởi vì họ không được nhanh nhạy, tháo vát và được linh hoạt trong các tình huống.
Theo tôi nghĩ, nếu như học sinh sử dụng tài liệu trong phòng thi. Thì kỳ thi không những để đánh giá kiến thức của thí sinh mà còn là để đánh giá tài năng linh hoạt, và nhanh nhạy của HS nữa. Tuy rằng quan điểm của tôi có thể nhiều người thấy nhảm nhí nhưng chúng ta thử nghĩ lại xem. Chưa chắc một người học giỏi có thể thành đạt bằng một người học trung bình nhưng lại dễ dàng thích nghi và linh hoạt trong cuộc sống hiện đại như xã hội Việt Nam ta hiện nay. Bởi vậy nếu bị bắt thì cứ phạt nhưng chúng ta không cần phải quá đáng trong việc phê bình các thí sinh gian lận. Chẳng lẽ xã hội không hề có gian lận và bất công sao? Chúng ta phải tập làm quen với chúng ngay từ trong trường học đã.
Họ tên: Tran Van Binh
Địa chỉ: ĐHBK-HN
Email: binhtv@crc.edu.vn
Tiêu đề: Học thuộc là ngồi thiền
Là một giảng viên ĐH, hàng năm phải ra đề thi, coi thi và "chiến đấu" chống lại nạn quay cóp của SV, tôi nhận thấy rằng ngày nay HSSV của chúng ta rất kém trong kỹ năng học thuộc và ghi nhớ một bài học, một sự kiện, một định lý nào đó.
Đừng cho rằng bắt HSSV học thuộc là một việc làm vô bổ. Có thuộc lý thuyết thì người ta mới nhớ, mới biến kiến thức được học thành cái của mình. Lúc đó, kỹ năng thực hành mới hình thành và tồn tại lâu dài trong mỗi người học. Ngoài ra, tôi quan niệm học thuộc cũng giống như người ta ngồi thiền. Rèn luyện kỹ năng học thuộc là rèn luyện kỹ năng tập trung tinh lực bản thân để ghi nhớ, đào sâu một vấn đề trong một khoảng thời gian hạn định. Người nào có kỹ năng học thuộc nhanh ắt sẽ có kỹ năng đọc và nắm vấn đề nhanh và nhớ lâu, khối lượng kiến thức tích luỹ được nhiều và ắt sẽ thuận tiện trong nghề nghiệp.
Theo dòng sự kiện:
- Phao nổi - giáo dục chìm
- Chúng em muốn thay đổi cách thi
- Học như vẹt!
- Lại tái diễn hiện tượng "tuồn" đề
- Thi, bao giờ hết gian lận?
- Thi tốt nghiệp: Đề thi lại "lọt" ra ngoài
- "Chuyện thường ngày ở huyện"?
- Nghệ An: Công an và giám thị bị ném đá
Ý kiến của bạn: