(VietNamNet) - "Hiện nay, phải quay cóp mới trải qua các kì thi bình thường". Đó là ý kiến của nhiều học sinh gửi tới VietNamNet trước tình trạng bát nháo những ngày thi tốt nghiệp. Nhiều ý kiến đề xuất, để thay đổi cách thi đối phó, cần phải cải tiến cách thức thi cử, tiến tới việc loại bỏ cách học vẹt, học để lấy điểm.
Địa chỉ: Thành phố Đồng Hới-Tỉnh Quảng Bình
Email: tranquangsonabs@yahoo.com
Tiêu đề: Tài liệu là nhu cầu chính yếu của học sinh
Noi dung: Ở trường em, hầu như HS ai cũng có tài liệu trong người và việc giở tài liệu vô cùng đơn giản. Quả thật, có 6 môn thi thì đến 4 môn cần đến tài liệu (môn Hoá nói chung có ít hơn nhưng còn Văn, Lịch sử hay Vật lý thì chỉ có thể " tài liệu hay là chết". Quả thật, đề thi tốt nghiệp càng bám vào chương trình phổ thông thì hiện tượng tiêu cực ngày càng phát triển chứ không giảm như báo đài đưa tin.
Đề thi chủ yếu yêu cầu thi sinh tái hiện lại kiến thức đã học. HS không phải không nắm vững nhưng không ai lại học thuộc cả một đống kiến thức như vậy cả.Ví như môn Vật lý là môn thi ĐH của bọn em. Nhưng nếu không giở tài liệu lý thuyết thì ngay cả học sinh giỏi quốc gia còn không đạt nổi điểm 5 nữa cơ. Còn Lịch sử đúng là càng học thuộc càng vô ích.
Em nghĩ trong tình trạng hiện nay, tài liệu là nhu cầu chính yếu của học sinh. Nếu học sinh không quay cóp thì nền giáo dục sẽ chao đảo vì mâu thuẫn giữa chất lượng học sinh và kết quả thi cử. Ai cũng phải quay cóp mới trải qua các kì thi bình thường được.Bộ GD-ĐT nên có giải pháp học tập và thi cử phù hợp với hiện tại. Có thể tra nhiều câu hỏi suy luận từ sách vở và thực tế nó hay và thiết thực hơn việc yêu cầu học sinh học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.
Thí sinh làm bài thi |
Họ tên: Nguyen Thi Phuong
Địa chỉ: Dai hoc Hue
Email: phuong7620vn@yahoo.com
Tiêu đề: Cần thi nhiều môn, nhưng không theo kiểu học vẹt
Noi dung: Tôi đề nghị không bớt số môn đi mà cần tăng số môn lên. Tuy nhiên việc học, việc dạy, việc kiểm tra đánh giá không nên theo kiểu "học vẹt", học lý thuyết xa rời thực tế, không chạy theo thành tích, không học để "lấy điểm". Có như vậy, kỳ thi tốt nghiệp sẽ diễn ra nhẹ nhàng như những kỳ kiểm tra khác trong trường học.
Đặc biệt, chú ý tới việc kiểm tra đánh giá học sinh: do chạy theo thành tích nên khi kiểm tra môn học, kiểm tra học kỳ...các thầy cô thường xem nhẹ, cho hs mở sach, trao đổi...Trong lúc đó thi tốt nghiệp lại coi thi chặt...gây căng thẳng cho hs và người nhà (vì họ đã quen với kiểu kiểm tra cũ: trao đổi thoải mái, giở sách ra chép thoải mái)...dẫn đến các tình trạng trên.
Họ tên: Phạm Anh Tuấn
Địa chỉ: ĐHBKHN
Email: youarenotalone612@yahoo.com
Tiêu đề: Góp ý cách ra đề
Noi dung: Theo tôi, để giải quyết một cách triệt để hiện tượng thí sinh mang tài liệu vào phòng thi có lẽ là một điều không tưởng... Chi bằng ta học cách sống chung với nó.
Trường tôi có một cách khá hay đối với một số môn đó là "cho mang tài liệu vào thoải mái". Tất nhiên không có nghĩa là "xào" bài thoải mái mà cách ra đề phải thay đổi đi: ví dụ như bằng hình thức trắc nghiệm. Với khối luợng kiến thức rộng, thời gian làm bài ngắn (khoảng 30giây/một câu hỏi), số lượng đề trong một phòng lớn (khoảng trên 20...). Tôi tin rằng chúng ta sẽ có một kì thi thực sự nghiêm túc và có chất lượng cao (đứng về góc độ thí sinh). Mặt khác công việc chấm thi cũng cực kì đơn giản: dễ dàng tin học hoá, chấm thi tập chung, giải quyết khiếu nại nhanh chóng, công bằng dân chủ, kết quả chi tiết có thể đưa nên mạng...
Họ tên: Tran Do Thu Ha
Địa chỉ: Hai Duong
Email: bibi_dangyeu4787@yahoo.com
Tiêu đề: De thi mon su qua kho voi hoc sinh cac khoi khac khoi c
Noi dung: Sau buổi chiều thi xong môn lịch sử, theo ý kiến của nhiều học sinh thì đề thi lần này qúa khó với các khối A, B, D. Đề 1 và đề 2 có độ lệch về mảng kiến thức quá lớn. Đề 1 phải suy luận khá nhiều và kiến thức phải rất tổng hợp. Không chỉ vậy, câu hỏi về lịch sử thế giới hỏi "Những cơ hội và thách thức với Việt Nam khi gia nhập ASEAN" là quá trừu tượng với học sinh, đòi hỏi có nhiều kiến thức về xã hội, trong khi thời gian làm bài có 90 phút.
Theo dòng sự kiện:
- Học như vẹt!
- Lại tái diễn hiện tượng "tuồn" đề
- Thi, bao giờ hết gian lận?
- Thi tốt nghiệp: Đề thi lại "lọt" ra ngoài
- "Chuyện thường ngày ở huyện"?
- Không thi, rồi lại đến thi
- Hôm nay: Gần 830.000 HS thi tốt nghiệp THPT
- Đề thi tốt nghiệp THPT: Không thể giới hạn trong lớp 12
- Nghệ An: Công an và giám thị bị ném đá
- Đề nghị thi thêm tốt nghiệp THCS vì kết quả thấp
Theo bạn, thay đổi cách thi đối phó, cần phải cải tiến cách thức thi cử, tiến tới việc loại bỏ cách học vẹt như thế nào cho phù hợp nhất với thực tiễn Việt Nam hiện nay?