221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
648388
Có hạt bụi nào rơi... cay mắt thầy?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Có hạt bụi nào rơi... cay mắt thầy?
,

Khi sự kiện cô học trò Phi Thanh với “bài văn lạ” nổ ra trên các phương tiện thông tin đại chúng, có ai biết rằng cô giáo của Phi Thanh - một cô giáo dạy văn lâu năm, yêu nghề - đã chết lặng: “Tôi rất đau đớn, vì người ta sẽ nghĩ, tôi dạy học sinh (HS) thế nào mà để HS nói: "Em không cần biết, em không hề thương xót khi đọc bài văn tế..!”.

Giáo viên hiện đang chịu hai sức ép: thành tích của trường và đồng lương không đủ sống. Trong ảnh: Dạy đánh vần cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phú Xuân (Q.7 - TPHCM) Ảnh: N. Hữu

Quả thật, chưa bao giờ người thầy - đại diện cho nền giáo dục - lại chịu sự phán xét của dư luận một cách nghiệt ngã như hiện nay, và kể cả những “thương cảm” quá mức đến độ làm thương tổn lòng tự trọng của họ

Phải chăng, chính sự bất cập ngày một lớn trong đào tạo của nền giáo dục trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, đã gây nhiều phản ứng trong dư luận xã hội mà trong nhiều trường hợp người thầy phải giơ lưng chịu báng trong khi “địa chỉ” thật lại “an toàn” lẩn khuất đâu đó...

“Giáo đa thành oán”!?

Chuyện “ầm ĩ” và thời sự nhất là “bài văn lạ” của Phi Thanh, đã khiến cho cô giáo của em đau đớn. Nhưng, có ai hiểu rằng cô giáo chỉ có 2 tiết để dạy tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Như phát biểu của cô Nguyễn Thị Phi Hồng, tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: “Theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện được giảng dạy trong 2 tiết cho HS lớp 11. Thời gian này chỉ đủ cho giáo viên (GV) thuyết giảng, truyền đạt những nội dung cơ bản nhất của tác phẩm” (Tuổi Trẻ, 17-5).

Rồi những tiếng kêu “ai oán” của các phụ huynh khi thấy con mình

“học ngày không đủ, tranh thủ học đêm” với các lớp học thêm. “Con trẻ bị đánh cắp mất tuổi thơ! ”. Đó là một sự thật hiển nhiên ai cũng thấy và ai cũng cảm thấy bức xúc. Và, lại “trăm bể dâu... đổ về thầy”, oán trách thầy - có, “thương cảm thầy - cũng nhiều: “vì thầy đói”! Ngả nào cũng làm tổn thương đến tận cùng lòng tự trọng của người thầy. Lại nhưng, nào ai có biết do chương trình quá tải, với số tiết trên lớp, nhiều bài không đủ thời gian để người thầy đi sâu giảng giải cho trò, nhất là những HS có sức tiếp thu chậm... Trong một cuộc khảo sát của Viên Nghiên cứu Giáo dục vào cuối năm 2004 cho thấy: 43,9% giáo viên phổ thông được hỏi đã đánh giá lượng kiến thức trong sách giáo khoa quá nhiều, HS không thể tiếp thu hết ở tiết học chính khóa. Và 86,4% phụ huynh được hỏi cho biết con em họ có đi học thêm. Trước tình hình này,GS Hoàng Như Mai cũng đã chua xót kêu lên “giáo đa thành oán”!

“Chúng tôi luôn sống trong sợ hãi!”

Thi tốt nghiệp cận kề, những lớp học đến 23 giờ đêm, không chỉ trò mà người thầy cũng cảm thấy “khủng khiếp”: kêu với ai bây giờ, nếu không muốn “ bể nồi cơm”!? Nhà giáo Khổng Thanh Ngọc, Trường THPT Lê Quý Đôn, diễn tả tình cảnh người thầy hôm nay: “Chúng tôi luôn sống trong sự sợ hãi!”. Bởi, cả guồng máy giáo dục đều tập trung cho tỉ lệ lên lớp và tốt nghiệp!

Phổ thông đã thế, ĐH còn bi đát hơn khi GS-TSKH Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng chỉ dám đưa con số một cách dè dặt: khoảng 30% thầy có đổi mới được phương pháp dạy. Lỗi tại thầy hết cả sao? Nhưng, nếu thầy chỉ giảng tóm tắt những ý chính, còn lại hướng dẫn sinh viên tự học - tự nghiên cứu, tài liệu ở đâu ra trong bối cảnh thiếu thốn của các ĐH? Và cũng tiếp tục thương cảm: Vì thầy ĐH còn phải chạy sô để sống nữa chứ! Nói theo ngôn từ mà GS-TSKH Hồ Ngọc Đại rút ra từ một tư duy của Mác: “Phải sống đã”!

Sống thế nào cho trọn đạo thầy?

Mác đã nói gì? Mác nói thế này: “Tiên đề của mọi lịch sử” là: người ta phải có khả năng sống đã, rồi sau mới có thể “làm ra lịch sử” (Mác-Ăngghen, tuyển tập 6 tập, tập 1, NXB Sự Thật, 1980, tr.286).

Vâng, chúng ta trả lời như thế nào đây với đội ngũ thầy, cô giáo các cấp khi đồng lương của ngay một vị tiến sĩ cũng không hơn lương của một công nhân vệ sinh! Chúng ta buộc họ chỉ được dạy hết thời gian trên lớp, còn lại là nghiên cứu khoa học, là nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy, vậy họ sống thế nào đây với đồng lương như vậy? Muốn nghiên cứu, muốn đổi mới cũng phải có tiền, có điều kiện tiếp cận với các hệ thống thông tin hiện đại.

GS Hoàng Tụy đã phải kêu lên: “Biết bao nhiêu lần, cuộc sống đã dạy cho chúng ta rằng những yếu kém tiêu cực của giáo dục, từ mẫu giáo cho tới ĐH (kể cả cấp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ) đều bắt nguồn từ chỗ đồng lương chính thức của GV các cấp không bảo đảm được cho họ một mức sống hợp lý theo vị trí, chức năng của họ trong guồng máy xã hội. Chính cái chính sách sai lầm thả nổi cho thầy, cô giáo bươn chải để mưu sinh đã là nguồn gốc đẻ ra những chuyện phi lý, quái gở, làm cho giáo dục phát triển theo một hướng sai lệch rất nguy hiểm cho tương lai đất nước”.

Chính vì “phải sống đã”, mà nhiều khi người thầy đã cay đắng tự giễu cợt mình: “Không mày đố thầy làm nên!”- GS-TS Hà Minh Đức đã phải thốt lên như vậy khi thấy một bộ phận GV lao vào “chạy sô” để kiếm sống!

... Trong những ồn ã của dư luận xã hội hôm nay về những chuyện phi lý có thật của nền giáo dục nước nhà, nhà giáo đứng ở đâu? Họ đang chọn cho mình một thái độ im lặng. Nói sao đây khi người thầy đang bị rơi vào tình thế: “trên đe” với những cơ chế chỉ đạo, quản lý giáo dục có quá nhiều bất cập, “dưới búa” của dư luận khi họ phải bươn chải “tự cứu” lấy cuộc sống của mình và gia đình. Bây giờ, chỉ còn các nhà nghiên cứu giáo dục lên tiếng giùm cho họ!

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, khi đề cập đến việc “chấn hưng giáo dục” đã chỉ ra điều tiên quyết: “Phải bắt đầu từ người thầy!”.

  • Mai Lan (Người Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,