221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
602852
"Chúng tôi tha thiết giữ lại tiếng Latinh..."
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Chúng tôi tha thiết giữ lại tiếng Latinh...'
,

(VietNamNet) - Tiếp xúc với giảng viên và sinh viên trường Dược, chúng tôi càng thấy ngậm ngùi với tâm nguyện cuối đời của vị GS "độc ngữ" Vũ Văn Chuyên. Hóa ra, tại các trường y dược đã từng rộ lên những tranh cãi nảy lửa về việc giữ lại hay bỏ đi tiếng Latinh khi tiếng Anh rộ lên thành làn sóng '"quốc tế ngữ".

GS Vũ Văn Chuyên

Không biết tiếng Latinh: phải đưa ra nước ngoài nhờ dịch

Nhiều giảng viên bộ môn Thực vật học trường ĐH Dược Hà Nội vẫn nhớ  rõ thời điểm khó khăn cách đây gần 10 năm.

Trước khi GS Vũ Văn Chuyên nghỉ hưu (1995), tại 2 trường ĐH Dược Hà Nội và ĐH Y - Dược TP.HCM, môn Latinh vẫn được giảng dạy với thời lượng 30 tiết (tương đương với 2 đơn vị học trình), sử dụng cuốn giáo trình "Bài giảng Latinh" của ông.

Nhưng rồi, cuối những năm 90,  trào lưu học tiếng Anh rộ lên như một thứ "quốc tế ngữ". Trường ĐH Y - Dược TP.HCM đưa môn Latinh ra khỏi chương trình. Ở Hà Nội, những học trò tâm huyết của GS Chuyên đã kiên quyết giữ lại thứ "độc ngữ" này bởi, theo ông Trần Văn Ơn, phó chủ nhiệm bộ môn Thực vật học: "tất cả các từ gốc khoa học của thực vật đều định danh bằng tiếng Latinh".

Tâm nguyện cuối đời của GS "độc ngữ"

Sở hữu một ngôn ngữ “độc” mà rất ít người ở Việt Nam biết, GS Vũ Văn Chuyên không muốn tiếng Latinh cũng mất sau khi mình ra đi. Xem bài viết chi tiết >>

Theo ông Ơn, những người làm khoa học đều hiểu rõ nguyên tắc: Tìm ra một loại thực vật mới mà không xác định được tên khoa học của nó thì trăm năm nghiên cứu, tìm tòi cũng bằng không. Gọi đúng tên khoa học như tìm ra chìa khoá, loại thực vật ấy từ thứ cỏ cây vô danh sẽ thành thuốc quý. Nhiều nhà khoa học vì không biết tiếng Latinh nên phải nhờ chuyên gia nước ngoài "viết hộ" để loài thực vật ấy được xác nhận tên khoa học.

Thế là, sau những cuộc thảo luận "nảy lửa", những yêu cầu "giảm tải" để "chỉ học môn nào thực tế với SV", tiếng Latinh đã được bảo vệ. Tuy nhiên, thời gian dành cho môn học giảm xuống còn 6 tiết và sát nhập với môn Thực vật học. SV năm thứ hai, trước khi học môn Thực vật sẽ được nhập môn bằng 6 tiết tiếng Latinh để làm quen với tên cây cỏ. Rồi tuỳ vào tình hình thực tế, trong các giờ học, giảng viên sẽ lồng ghép để cung cấp kiến thức cho SV.

Soạn: AM 329349 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Anh Trần Văn Ơn

Vào thời điểm ấy, người kế cận GS Chuyên là thầy Trần Công Khánh tuổi cũng đã cao. Để có người thay thế, bộ môn đã cử  giảng viên trẻ Trần Văn Ơn đến nhà GS Chuyên tầm sư học đạo.

"Suốt một năm miệt mài qua lại phố Nhà Chung, tôi đã học được từ thầy Chuyên nhiều điều. Nhưng tất cả những gì tôi học trong một năm cũng chẳng thấm tháp vào đâu, mới chỉ đủ để dạy SV một cách cơ bản".

Do số tiết giảm, bộ môn Thực vật đã phải bắt tay cô đọng lại giáo trình của GS Chuyên cho phù hợp. Bảy năm qua, thầy trò trường Dược vẫn truyền nhau bộ giáo trình viết tay (chưa được in thành sách) đó. Sắp tới, nội dung đó sẽ được ghép vào phần nhập môn của giáo trình Thực vật,  xuất bản thành tài liệu chính quy để SV học tập.

" Muốn tham khảo nhưng chúng tôi không có sách"

"Mỗi tiết Latinh của chúng tôi rất sôi nổi, ai cũng háo hức vì được khám phá những tri thức bất ngờ từ những loại cây, cỏ quen thuộc", Đỗ Anh Vũ, SV lớp A3-K57, ĐH Dược hào hứng.

Vũ cho biết thêm, tiếng Latinh là danh pháp chuẩn để gọi tên thực vật. Mà đã học thực vật là phải biết phân loại, để phân loại khoa học, chính xác thì cách duy nhất là phải học tiếng Latinh".

Soạn: AM 329353 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
SV Đỗ Anh Vũ

Chỉ tay vào một số loại cây trong Vườn thí nghiệm nhà trường, Vũ đọc cho tôi tên khoa học của một số loài cây quen thuộc như Hà thủ ô, lá lốt, gừng... " biết tên khoa học Latinh rồi thì đảm bảo sinh viên chúng tôi ai cũng nhớ ngay đặc điểm loại cây đó. Dù nhìn thấy một thứ cây tương tự tôi cũng có thể đoán ra được phần nào công dụng của loại cây ấy".

Nhưng Vũ cũng bày tỏ nỗi lo lắng với thời gian dành cho môn học quá ít. Nếu sau này muốn chuyên sâu và học cao hơn thì không biết phải tìm những giáo trình nào. Bởi lẽ, vốn từ các bạn được trang bị quá ít.

Được sự gợi ý của thầy Ơn, Vũ và các bạn của mình cũng đang muốn có ý định đến học hỏi GS Chuyên vì "trong mắt chúng tôi, thầy Chuyên là một từ điển sống vĩ đại. SV năm thứ ba như tôi phải đi thực tập nhiều chưa kịp thu xếp thời gian. Tôi không biết một vài năm nữa, nếu muốn học thì liệu thầy Chuyên có còn đủ sức khoẻ?".

Phạm Thị Vân, SV K58, trường Dược cũng cho biết "sang năm thứ 2, mới bước đầu làm quen với Latinh, lại không có tài liệu nên hầu như thầy dạy  gì chúng em biết thế. Môn học thú vị vô cùng, nhưng em chỉ biết học để đọc vẹt thôi, không có gì tham khảo thêm nữa".

Vân so sánh "Chẳng bù cho hồi học phổ thông, đụng đến môn nào cũng có đủ loại sách học tốt, nâng cao. Có môn hàng chục cuốn, hàng chục cái tên nhưng mở ra xem nội dung giống hệt".

Phải làm trước khi quá muộn...

Sinh viên trường Dược học lý thuyết luôn gắn trực tiếp với thực hành trên từng loại cây cỏ. Chính vì vậy, những loại cây, tên thuốc chưa rõ tên khoa học, các bạn rất lúng túng không biết phải tra cứu từ đâu. Phần lớn đều tạm chấp nhận "thầy cô cung cấp gì đành biết vậy".

Anh Trần Văn Ơn, phó Chủ nhiệm bộ môn Thực vật học cho biết "Suốt thời điểm đi dạy, khi  chưa có vốn Latinh, tôi đã bị hẫng rất nhiều, bởi những người như thầy Chuyên,  thầy Khánh cách xa thế hệ chúng tôi quá . Rút kinh nghiệm bản thân, tôi muốn thế hệ trẻ phải được học Latinh bài bản ngay từ khi còn làm trợ giảng. Bởi vậy, bộ môn đã lên sẵn một kế hoạch đào tạo. Một số bạn trẻ sẽ được gửi đến nhà thầy Chuyên để học Latinh trước khi quá muộn. Đầu năm, chúng tôi đã đến xin phép và thầy đã nhận lời ngay. Thầy là người không biết từ chối, lại càng không biết đòi hỏi".

Hiểu được cuộc "chạy đua với thời gian" của GS Chuyên, anh Ơn đã không ít lần vận động kinh phí để GS có điều kiện và thời gian viết giáo trình, tập hợp và hệ thống toàn bộ tinh hoa, vốn quý Latinh để thầy và trò trường Dược có công cụ học tập.

GS Vũ Văn Chuyên: "Tôi chỉ ước thoát ra khỏi cái nhà của mình để hoàn thành cuốn sách..."

Giáo trình Latinh không phải một loại sách thị trường để các NXB tự nguyện đầu tư vốn. Những người hiểu rõ yêu cầu  thiết yếu của tiếng Latinh luôn mong muốn sẽ có một cơ quan chủ quản đứng tên để thu xếp thời gian, kinh phí cho GS Chuyên kịp thời hoàn thành bộ sách. Theo tính toán, để hoàn thành, sẽ mất khoảng 60 triệu đồng. Nhưng điều khẩn thiết hơn với GS Chuyên hiện tại là "tôi muốn thoát khỏi chỗ ở hiện tại của mình một thời gian để tập trung viết" mà chưa làm sao "thoát" được.

  • Lê Ngọc Nhung

Tại sao lại quên đi tài sản tinh thần?

Ho ten: Võ Thanh Sơn
Dia chi: Biên Hoà Đồng Nai
Email: vtson_82@yahoo.com

Noi dung: Tôi không công tác trong ngành y-dược, nhưng xét trên khía cạnh văn hóa nhân văn, tôi hoàn toàn đổng tình với tâm nguyện của một con người tận tâm với công việc như GS Chuyên. Tại sao chúng ta lại tôn vinh, đề cao những cái quý hiếm có giá trị vật chất mà quên đi những tài sản tinh thần. Phải chăng, những giá trị thực dụng thương mại đã thắng thế những giá trị văn hóa mang tính nhân văn. Tôi thật sự suy nghĩ nhiều về câu nói "Tôi mất đi, ai sẽ dịch tiếng Latinh, ai là người viết báo cáo quốc tế cho những thảo dược mới?" và cái tôi muốn đề cập sâu sắc nhất là tâm nguyện "để lại danh gì với núi sông" của GS. Rất mong những nhà chức trách có sự quan tâm đến những giá trị hiếm hoi còn sót lại này trước khi quá muộn.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,