(VietNamNet) - Trong cuộc trò chuyện với VietNamNet, Bộ trưởng Giáo dục Malaysia Dato’ Hishammuddin Tun Hussein đã cho biết như vậy.
Phóng viên:
Chính phủ Malaysia đã đầu tư cho giáo dục như thế nào, thưa ông?Bộ trưởng Dato’ Hishammuddin Tun Hussein: Chúng tôi luôn dành gần 25% tổng ngân sách hàng năm cho giáo dục và luôn duy trì mức đó thậm chí là trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998.
- Hiện Malaysia có áp dựng mô hình giáo dục của nước nào?
- Tôi nghĩ, các nước nên xây dựng mô hình giáp dục phù hợp với nhu cầu của chính nước đó. Mặc dù trước đây có mối quan hệ truyền thống chặt chẽ với Anh, song Malaysia đã xây dựng hệ thống giáo dục phù hợp với nhu cầu đất nước. Điều quan trọng hiện giờ là nhìn vào những thách thức mà chúng tôi đang đối mặt trong thiên niên kỷ mới để thay đổi nhiều hơn cho phù hợp. Đã tới lúc không cần nhìn vào phương Tây hoặc phương Đông nữa mà nên nhìn lại chính nước mình để biết cái chúng ta muốn, từ đó xây dựng mô hình giáo dục phù hợp.
- Theo ông, kết quả của các cuộc thi có phải là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trình độ học sinh?
Ông Dato’ Hishammuddin Tun Hussein, sinh năm 1961, nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục của Malaysia vào ngày 30/4/2004. Trong nhiều năm, ông giữ chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao cũng như làm việc trong Bộ Ngoại thương và Công nghiệp. Ông có bằng cử nhân của ĐH Wales và bằng thạc sĩ của trường Kinh tế London. |
- Kết quả thi là tiêu chí quan trọng song kết quả không nhất thiết đồng nghĩa với xuất sắc. Chúng tôi đang tránh xa kiểu đánh giá học sinh dựa trên kiến thức lý thuyết thuần tuý. Cái chúng tôi muốn thấy hiện nay là giáo dục toàn diện hơn, tìm cách đưa nhiều hoạt động ngoại khoá vào trường học như thể thao, nghệ thuật. Tất nhiên là thành tích học tập vẫn đóng vai trò quan trọng.
Malaysia đang mở rộng cửa đối với sinh viên nước ngoài. Vậy Malaysia xác định khu vực nào là thị trường trọng điểm?
Hiện mới chỉ có khoảng 500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Malaysia trong khi dân số Việt Nam là khoảng 80 triệu người. Do vậy, đây là một thị trường tiềm năng lớn nhất mà Malaysia đang nhắm tới. Tiếp theo là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với tư cách là Bộ trưởng Giáo dục Malaysia, nhiệm vụ của tôi là đảm bảo nhu cầu của các sinh viên Việt Nam tới Malaysia được quan tâm. Chúng tôi không chỉ thu hút sinh viên tới Malaysia theo học đại học mà còn tiếp nhận học sinh ở những cấp khác.
Không có phương pháp ''vàng'' trong giáo dục "Không có phương pháp hoặc công cụ ''vàng'' nào trong giáo dục. Nói chung, tôi hài lòng với hệ thống giáo dục toàn diện của Singapore. Nhưng trong tương lai, chúng tôi sẽ nâng cao hơn nữa tính cân bằng trong hệ thống giáo dục toàn diện của mình", Bộ trưởng Giáo dục Singapore cho biết. |
Các nước trong khối ASEAN hỗ trợ lẫn nhau và có thể xây dựng một hệ thống giáo dục của khối để đào tạo chính người dân trong khối.
Như ông có đề cập, tình trạng học sinh tiếp thu thụ động, quá nhiều lý thuyết, ít thực hành là một thực tế phổ biến của nền giáo dục của nhiều quốc gia. Ở Malaysia đã làm thế nào để cải thiện tình hình này?
Đây cũng là vấn đề mà Malaysia đang đối mặt. Nếu dạy quá nhiều lý thuyết, sinh viên vẫn thể có kết quả học tập tốt song họ không đủ mạnh trong xã hội, không thể có khả năng tư duy những điều nằm ngoài sách vở. Do vậy, thậm chí ở Malaysia, chúng tôi cũng đang tìm cách để tăng cường sự tương tác, trao đổi giữa học sinh và giáo viên. Bởi chúng tôi không muốn đào tạo ra những sinh viên có tấm bằng giỏi song không thể hoà nhập với mọi người ngoài xã hội. Những sinh viên như thế sẽ trở thành robot và tôi không muốn robot như thế ở Malaysia (cười to).
- Xin cảm ơn ông.
-
Minh Sơn - Kiều Oanh - Hạ Anh (thực hiện)