221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
741472
Thi tốt nghiệp và tuyển sinh bằng 5 môn?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thi tốt nghiệp và tuyển sinh bằng 5 môn?
,

Bộ GD-ĐT lại vừa mới có tờ trình Chính phủ về phương án phân ban ở THPT để xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quốc gia giáo dục. Đây là phương án điều chỉnh phân ban được Bộ GD-ĐT nghiên cứu, sửa đổi lại thay thế cho phương án đã trình tại phiên họp Hội đồng quốc gia giáo dục ngày 20-5-2005.

Soạn: AM 643260 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phương án phân ban ở THPT đã được Quốc hội thông qua năm 2000, nhưng đến giờ vẫn loay hoay (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Bộ GD-ĐT đề nghị từ nay đến năm 2015, tiếp tục tổ chức dạy học theo hình thức phân ban, phương án đang được thí điểm ở cấp THPT hiện nay sẽ được xem xét điều chỉnh để triển khai đại trà.

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất việc điều chỉnh chương trình phân ban thí điểm hiện nay theo các nguyên tắc: Đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, phát huy được những năng lực khác nhau của HS trên nền kiến thức chuẩn, tạo điều kiện cho việc phân luồng và hướng nghiệp một cách linh hoạt.

Phân ban phải từng bước tiếp cận được với xu thế chung của thế giới trong việc phân hóa dạy học ở THPT đồng thời đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tế của VN, đặc biệt là điều kiện của các trường THPT khi triển khai đại trà.

Nguyên tắc thứ ba là kế thừa được những mặt tích cực của phương án phân ban thí điểm, tạo ra được sự phù hợp với tổ chức dạy học phân ban và tổ chức thi tuyển sinh CĐ, ĐH. Bộ GD-ĐT cũng xác định phương án điều chỉnh phân ban phải đảm bảo được tiến độ triển khai đại trà chương trình và SGK mới ở THPT từ năm học 2006-2007 theo kế hoạch đã được Quốc hội phê chuẩn.

Hai phương án, chọn một

Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất hai phương án điều chỉnh phân ban để Chính phủ xem xét. Trong đó, phương án thứ nhất là tổ chức phân thanh hai ban từ lớp 10 và phương án thứ hai là phân thành ba ban từ lớp 10.

Với phương án thứ nhất - phân thành hai ban Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) - theo Bộ GD-ĐT, về cơ bản vẫn giữ như phương án đang thí điểm. Nhưng sẽ bổ sung thêm môn ngoại ngữ theo chương trình nâng cao vào ban KHXH-NV để “đáp ứng yêu cầu của một số trường CĐ, ĐH có các ngành học đòi hỏi HS có kiến thức và kỹ năng cao hơn về ngoại ngữ”. Như vậy ban KHTN sẽ có bốn môn học nâng cao là: toán, vật lý, hóa học và sinh học.

Bốn môn nâng cao của ban KHXH-NV gồm ngữ văn, lịch sử, địa lý và ngoại ngữ. Trong quá trình học tập, HS có thể điều chính nguyện vọng để được chuyển ban.

Đối với phương án này, Bộ GD-ĐT đề xuất chương trình và SGK của bậc THPT sẽ được sắp xếp lại gồm chương trình chuẩn cho tất cả các môn học và chương trình nâng cao cho tám môn học phân hóa kể trên. Độ chênh lệch kiến thức giữa các môn nâng cao so với chương trình chuẩn là 20%.

Theo hướng phân ban này, bộ SGK sẽ gồm hai loại: SGK theo chương trình chuẩn cho tất cả các môn và SGK theo chương trình nâng cao cho tám môn phân hóa. HS sẽ học theo chương trình, SGK nâng cao đối với các môn nâng cao và học theo chương trình, SGK chuẩn cho các môn còn lại.

Bộ cũng dự định điều chỉnh nội dung dạy học ở các môn nâng cao nhằm gảm bớt mức độ nặng nề, quá tải ở một số chủ đề, thu hẹp số lượng và điều chỉnh nội dung các chủ đề tự chọn. Tuy nhiên đối với HS ban KHXH-NV, thơi flượng cho môn Ngoại ngữ sẽ tăng lên.   

Phương án thứ hai chia thành ba ban từ lớp 10 gồm ban KHTN, KHXH-NV (với các môn nâng cao như ở phương án thứ nhất) và ban cơ sở (dạy và học theo chương trình chuẩn đối với tất cả các môn).

Về phương thức học, bộ SGK cũng sẽ được hoàn chỉnh và sử dụng tương tự như ở phương án thứ nhất. Riêng đối với ban cơ sở, trong phạm vi phần dạy học tự chọn, HS có thể chọn học từ 1-3 môn trong số tám môn nâng cao để có thể chuyển ban trong quá trình học tập và có cơ hội dự thi vào ĐH, CĐ.

HS ban cơ sở sẽ dùng SGK theo chương trình chuẩn cho tất cả các môn học và có thể sử dụng SGK nâng cao cho một số môn do nhà trường quyết định dựa trên nhu cầu của HS và điều kiện của nhà trường. Với phương án này, Bộ GD-ĐT dự kiến: các trường THPT sẽ được quyết định các ban có trong trường mình, căn cứ vào nguyện vọng của HS, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và khả năng tổ chức của nhà trường.    

Thi tốt nghiệp và tuyển sinh bằng 5 môn?

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất sẽ điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN từ năm 2009 - khi có khóa HS đầu tiên đại trà tốt nghiệp theo chương trình THPT phân ban. Phương án điều chỉnh dự kiến của bộ là sẽ chỉ tổ chức một kỳ thi với hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ và THCN. Điểm mới trong phương án này là dự kiến số môn thi sẽ gồm năm môn, thay đổi so với sáu môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và  ba môn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay.

Trong đó, có hai môn thi chung cho tất cả thí sinh là toán và ngữ văn, hai môn thi HS được chọn trong số các môn nâng cao tương ứng với từng ban và môn thứ năm được quy định theo từng năm để đảm bảo HS chú trọng học toàn diện.

Đề thi của bốn môn đầu tiên gồm hai phần: phân cơ bản theo chương trình và SGK chuẩn, phần nâng cao theo chương trình và SGK có nội dung nâng cao của từng ban. Đề thi môn thứ năm theo chương trình chuẩn.

Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức thi và xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ và THCN như sau: các trường ĐH sẽ phối hợp với sở GD-ĐT các địa phương để tổ chức thi và chấm thi. Căn cứ trên kết quả thi, các sở GD-ĐT sẽ tổ chức xét tốt nghiệp THPT.

Các trường ĐH, CĐ, THCN căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, đặc điểm của từng ngành đào tạo để qui định số môn, điểm trúng tuyển của từng trường hoặc của từng ngành để đảm bảo chỉ tiêu được giao cũng như chất lượng tuyển chọn đầu vào.

Sẽ xem xét cuối tuần này

Phương án điều chỉnh đối với chương trình THPT phân ban sẽ được Thủ tướng Chính phủ và các tiểu ban chuyên môn Hội đồng quốc gia giáo dục xem xét trong phiên họp cuối tuần này.

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quốc gia giáo dục cho ý kiến, chấp thuận phương án cụ thể, Bộ GD-ĐT sẽ phải tập trung gấp rút điều chỉnh lại thiết kế chương trình, điều chỉnh và hoàn thiện lại bộ SGK của chương trính đang thí điểm.

Đây đã là thời hạn chót phải có phương án điều chỉnh phân ban chính thức để kịp thời gian để hoàn chỉnh chương trình, SGK vì theo đúng kế hoạch đã được Quốc hội thông qua, chương trình phân ban THPT phải bắt đầu được triển khai đại trà từ năm học 2006-2007 tới.

(Theo Thanh Hà - Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,