Bài viết của thầy giáo Hà Văn Thịnh (ĐH Khoa học Huế) đăng trên báo Lao Động bàn về chuyện chấm thi ĐH.
Thí sinh tra cứu điểm thi chi tiết TẠI ĐÂY.
Khắc khoải nhất có lẽ là đợi kết quả của một kỳ thi đại học. Làm được bài chưa chắc đã đỗ vì còn tuỳ thuộc mức độ cạnh tranh của từng ngành, từng trường. Đối với các môn khoa học xã hội thì sự đời còn nhiêu khê hơn: Ranh giới đúng sai bảng lảng như mây trời.
Trước hết là nỗi buồn từ bệnh giấy tờ. Theo quy chế, nếu hai người chấm lệch nhau đến 2,5 điểm thì phải chấm lần thứ ba, sau đó điểm chính thức là điểm trung bình cộng của ba lần chấm ấy. Giả sử một bài thi sau hai lần chấm là 4,5 và 7,0; có điểm lần ba là 4,75 thì điểm trung bình cộng sẽ là 5,4 tức 5,5 điểm.
Thật bất công nếu chỉ cần có bất kỳ sự vô trách nhiệm nào của một trong hai người thì sẽ có khả năng làm thay đổi một cuộc đời. Lẽ ra đối với những người không làm chủ được đáp án (tức cho điểm chênh quá cao) quá ba lần thì phải có biện pháp như bắt học lại đáp án hoặc không cho chấm nữa.
Quy chế bắt người chấm phải phân tích điểm thành phần từng câu vào bài ngay cả khi chỉ có nửa điểm; thậm chí là không điểm. Sự bức bối là "thành công" duy nhất của quy chế này. Điểm trên phiếu chấm lần 1 nào là điểm bằng số, điểm bằng chữ, ngày chấm, họ tên... Tại sao phải cả chữ lẫn số trong khi chỉ cần quy định nếu sửa phải ký tên vào bên cạnh là đủ?
Luật pháp và quy chế lấp ló sau đáp án, còn số phận đong đưa trên từng nét bút của thầy là nỗi buồn thứ hai. Đáp án gần như là thủ tục bởi ai cũng vội quên ngay sau một buổi thảo luận vội vàng. Hãy thử tưởng tượng một thực tế hiển nhiên là 90% những người chấm có chuyên môn cụ thể cách xa bài chấm.
Bỏ sót và lầm lẫn khoảng 30-50% kiến thức là chuyện bình thường. Tôi đã từng chấm lần 3 những bài thi có khoảng cách vênh sơ sơ từ 2 đến 5 điểm. Đó là chưa kể đến 8 tiếng đồng hồ chấm 200 bài nhân với chỉ số trung bình 1,5 tờ giấy thi rồi nhân với 4 trang = 1.200 trang; có nghĩa là (nếu trừ giờ giải lao...) thì mỗi phút đọc khoảng 3-4 trang. Vậy đọc và nhận định vào lúc nào?
Đọc - chấm những bài thi vào đại học của những ông tú hôm nay và ông cử của ngày mai, có thể là ThS, TS của ngày sắp tới mà ngao ngán. Học sinh thuộc lòng trận Ấp Bắc giết bao nhiêu tên địch, trong đó có bao nhiêu cố vấn Mỹ, mấy xe bọc thép, mấy máy bay... nhưng không một ai hiểu và trình bày được "ấp chiến lược" có nghĩa là gì? Tại sao nó là "quốc sách"? "Trực thăng vận" hay "thiết xa vận" là sao? Cốt lõi của môn sử ở SGK chỉ là ta thắng, địch thua và hết (!).
Phải loại bỏ các thủ tục phiền hà
Chẳng hạn, thời gian từ khi gọi thí sinh vào phòng thi (sáng 6h30, chiều 13h30) đến khi bóc đề thi là 35 phút thực sự phi khoa học. Quá thừa thãi cho việc ổn định trật tự và quá dai dẳng đủ gây stress cho người thi. Chỉ cần 15 đến 20 phút là đủ.
Thực tế cho thấy, trong các ngành KHXH, cán bộ chấm thi quyết định đến 60-70% kết quả vì khung chủ quan lớn đến mức khó kiểm soát. Tạo điều kiện tốt nhất cho người chấm, kể cả về mặt bồi dưỡng là việc đáng làm (kể cả việc Nhà nước bù lỗ kinh phí). Phải chấm dứt ngay luật bất thành văn chấm nhiều túi hưởng nhiều tiền. Cuộc chạy đua về số lượng là cực kỳ nguy hiểm.
Người chấm thi nhất thiết phải là những người có hoặc gần chuyên môn đó. Làm sao có thể chấm đúng môn lịch sử Việt Nam khi 30 năm nay tôi dạy khảo cổ học? Làm sao một chuyên gia Hán Nôm thuộc khoa Ngữ văn có thể hiểu hết những gì thí sinh viết trong bài thi về văn học hiện đại?
Việc thảo luận đáp án nhất thiết phải là công đoạn quan trọng nhất. Hãy gạt bỏ tư tưởng ngàn đời: Biết rồi, đơn giản quá... Một người thầy dù giỏi đến đâu cũng không đủ tư cách quyết định số phận người khác thông qua sự mù mờ của chính mình. Đây là nguyên tắc.
Phải thay đổi ngay cách dạy ở sách giáo khoa. Chấm thi môn sử năm nay, có một thực tế cười ra nước mắt: 50% số bài thi có dẫn trận Vạn Tường ngày 18/5/1965, mặc dù nó là trận đầu diệt Mỹ, thuộc chiến lược Chiến tranh cục bộ. Lỗi thứ nhất thuộc về đáp án khi yêu cầu của đề thi là 1961 - 1965. Thứ hai là tại... SGK.
Một trận đánh mà quân địch có 9.000, ta diệt 900; địch huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng, xe bọc thép, 170 máy bay chỉ để đánh vào một thôn (!) thì thử hỏi ai mà chẳng nhớ dù lịch sử viết theo cách đó thật đáng phàn nàn. Chỉ riêng chỗ đậu xe, chỗ cho máy bay tránh nhau đã không có đủ chứ đừng nói đến chuyện đánh đấm! Nhưng cái nhớ trong phòng thi khác cái nhớ ngoài đời. Đối với thí sinh, chỉ cần nó thuộc về năm 1965 là được!
Thời của học vẹt đã qua lâu rồi. Đừng bắt học sinh học mãi những điều lặp đi lặp lại. Chẳng lẽ lịch sử hào hùng của hồn Việt, dân tộc Việt chỉ có bắn và tiêu diệt? Không ít bài thi viết đã bắn rơi 200 xe tăng, bắn chìm 30 xe đại bác...
Những bài làm "xô lệch chính sử"
Điểm thấp quá, thấp nhất trong những năm gần đây. 70 túi bài thi (hơn 2.500 bài) được chúng tôi chấm xong hai vòng độc lập nhưng chỉ có 5 bài đạt điểm 8, điểm 6, 7 rất ít, chủ yếu là 2, 3. Điểm trung bình mỗi túi bài thi chỉ xấp xỉ 3 điểm, trong khi năm trước là 4,5 điểm".
Với cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
"Chúng em không muốn làm robot suốt những năm học, không muốn làm con vẹt trả bài để lấy điểm 10, không muốn học tiết thực hành bằng bảng đen, không muốn học Anh văn bằng tiếng Việt, và cũng không muốn bị cải cách".
Ý kiến của bạn: