221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
454788
Các trường ráo riết chống gian lận thi cử
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Các trường ráo riết chống gian lận thi cử
,

(VietNamNet) - Thí sinh sinh khác năm 1986 được "soi" kỹ, thẻ và giấy dự thi được in với kỹ thuật chống làm giả, bốc thăm chọn giám thị...Những động thái chống thi hộ, thi kèm đang được các trường ráo riết thực hiện.

 

Bắt đầu từ cái thẻ dự thi

"Phao" được chặn từ cổng trường

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã cho in thẻ dự thi màu xanh và sử dụng kỹ thuật chống làm giả. Riêng với những thí sinh dự thi ngành nǎng khiếu, trường cho làm hai loại thẻ, một thẻ dự thi nǎng khiếu, một thẻ dự thi môn vǎn hoá. Trường ĐH Thương mại làm hai loại thẻ: một thẻ dự thi phát cho thí sinh, một thẻ có thông tin giống thẻ dự thi để đối chiếu những thông tin liên quan như ảnh thí sinh, khu vực, đối tượng... Cũng như nhiều trường ĐH khác, ĐH Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất, Học viện Tài chính... đều áp dụng biện pháp không cho TS mang thẻ dự thi về sau các buổi thi để phòng việc thẻ dự thi bị tráo đổi. Những sự phòng xa này không phải là thừa bởi cách đây vài năm, tại Học viện Tài chính đã có trường hợp cùng một cái thẻ dự thi, mỗi môn thi có một người đi làm (bằng cách bóc ảnh người này ra và dán ảnh người khác vào). Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không làm thẻ dự thi nhưng có sổ ảnh khá cẩn thận để giám thị đối chiếu với từng thí sinh.

Ông Vũ Văn Hóa, Giám đốc Học viện Tài chính cho hay, trường chỉ đạo kiểm tra kỹ hồ sơ của những thí sinh tự do. Bởi nǎm trước, hiện tượng tiêu cực chủ yếu xảy ra ở các trường hợp này. Những người đến làm thủ tục đǎng ký dự thi thuộc đối tượng trên, trường đều yêu cầu ghi rõ họ tên, ký xác nhận rõ ràng. Đồng thời cũng không cho một người nộp quá nhiều hồ sơ. Tại các phòng thi, trường tiến hành rà soát các thí sinh có tên trùng nhau nhưng khác năm sinh sẽ được xếp khác phòng thi để tránh tình trạng có thi kèm.

Lúng túng với "khu vực thi"

Chặn phao từ "khu vực thi", đó là một động thái mạnh của Ban chỉ đạo tuyển sinh đã được các trường áp dụng mỗi nơi mỗi phách. Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long cho hay: các trường sẽ phải khoanh vùng thí sinh để cặp túi ngoài khu vực thi chứ không mang vào hành lang hay phòng thi như trước. Điều này sẽ được cán bộ coi thi phổ biến cho thí sinh trong buổi đến làm thủ tục thi để các em chủ động. "Tuy nhiên, thế nào là khu vực thi thì chúng tôi điện hỏi Ban chỉ đạo và cả thanh tra tại điểm thi này nữa, nhưng chẳng có định nghĩa rõ ràng", ông Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH An Giang cho hay.

Thế nên, theo ông Nhữ Văn Bách, trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Mỏ - Địa chất thì trường này vẫn để thí sinh mang vật dụng cá nhân vào trường thi nhưng sẽ để ở bên ngoài phòng thi. Đây cũng là cách vận dụng chỉ thị 16 của  Học viện Tài chính. Còn trường ĐH Giao thông vận tải thì "không cho thí sinh mang túi xách, tài liệu vào phòng thi để lên bục giảng như mọi năm mà sẽ bố trí phòng để đồ cho các em" ông Nguyễn Thanh Chương, trưởng phòng công tác chính trị của trường cho hay. Phòng này có thể là phòng bảo vệ tại các điểm thi. "Thông thường cứ mười thí sinh thì 8 em có người nhà đi kèm nên việc trông giữ đồ cho các em sẽ không phức tạp lắm".

Giám thị bốc thăm chọn phòng

Do lượng thí sinh đăng ký dự thi giảm nên trường ĐH Bách khoa Hà Nội  nên khá "xông xênh" giám thị. Tuy nhiên, với hơn 20.000 hồ sơ đăng ký, trường ĐH Giao thông vận tải vẫn có gần 50% giám thị 2 là sinh viên năm cuối. "Nhưng chúng tôi đã thực hiện việc tập huấn rất kỹ cho giám thị. Chúng tôi xác định, giám thị là nhân tố quyết định trong việc ngǎn ngừa và xử lý các trường hợp gian lận trong quá trình TS làm bài thi". Ông Lê Văn Học, Hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Trường ĐH Ngoại thương thì không lấy sinh viên làm giám thị để tránh việc buông lỏng ở khâu coi thi.  "Trước mỗi buổi thi, chúng tôi sẽ tiến hành bốc thǎm để xác định giám thị coi thi ở các phòng. Bởi vậy việc giám thị coi thi phòng nào là hoàn toàn ngẫu nhiên và đến sát giờ thi mới được biết. Khi tập huấn, chúng tôi đặc biệt lưu ý giám thị trong công tác kiểm tra, đối chiếu ảnh thẻ của thí sinh với bảng ảnh dán ở phòng thi, giám sát chắt chẽ các trường hợp có nghi vấn và có biện pháp để những thí sinh có tên họ giống nhau ngồi cách xa nhau trong các buổi thi" - Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mơ cho biết.

"Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy nhưng năm nào cũng phát hiện thi hộ, thi kèm. Điều quan trọng là tiến hành công tác hậu kiểm khi thí sinh trúng tuyển nhập học. Qua cách này chúng tôi đã phát hiện trường hợp thi hộ vẫn ung dung theo học được một học kỳ" - ông Vũ Văn Hóa, Giám đốc Học viện Tài chính cho hay.

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,