221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1314337
"Tôi mừng vì người Việt làm toán "chạy" gần hết sang Mỹ..."
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Tôi mừng vì người Việt làm toán 'chạy' gần hết sang Mỹ...'
,

Tôi tin chắc có đến 99% những nhà toán học người Việt ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ luôn hướng về Việt Nam với lòng tri ân và luôn mong chờ sẽ làm một điều gì đó. Các nhà lãnh đạo Việt Nam_những người có quyền quyết định chiến lược, sách lược thì bận quá nhiều việc, còn những cố vấn, chuyên gia cao cấp - những người lập dự thảo chiến lược, sách lược để trình duyệt lại không được "tiếng" mà "miếng" cũng chẳng được là bao. Vậy có gì không ổn chăng?


Là một luật sư nhưng tôi cũng rất yêu toán học, ngày tôi học lớp 10, tôi có may mắn được biết đến một điều kỳ diệu trong toán học đó là “số thoát y vũ” trong tuyển tập "30 năm toán học tuổi trẻ" của Nhà xuất bản Giáo dục:

Ta có 6 nhóm số tạo thành phép tính sau:

123789 + 561945 + 642864 = 242868 + 323787 + 761943 và bình phương từng con số đó phép tính vẫn đúng.

Tước bỏ các chữ số đầu ở 6 con số và phép tính vẫn không sai.

23789 + 61945 + 42864 = 42868 + 23787 + 61943.

Cứ thế tước bỏ dần cho đến chỉ còn một con số, phép tính vẫn giữ nguyên.

Chưa hết, ta thử dùng quy luật tước bỏ các chữ số ở cuối của 6 số, vẫn không có gì thay đổi.

Sau này, trở thành một luật sư, tuy hoạt động trong lĩnh vực không liên quan nhiều đến toán học, nhưng tôi vẫn luôn suy nghĩ về con số kỳ diệu đó. Với tôi, luôn tồn tại ít nhất một quy tắc góp phần tạo ra sự cân bằng trong vũ trụ, cho dù có sự thay đổi thêm bớt bởi một quy luật khác.

Tôi không lo các nhà toán học của Việt Nam chạy hết sang Mỹ. Họ đang tích lũy và phát triển tri thức vào dòng máu người Việt Nam. Tôi lại rất rất mừng vì điều đó. Nước Mỹ đã tạo ra “hố đen toán học” để thu hút nhân tài và Chính phủ Việt Nam - người thi hành và điều hành các chính sách quốc gia cần sớm tạo ra “hố đen” để các nhân tài ở các quốc gia khác hội tụ về Việt Nam, mà hạt giống ban đầu là các nhà toán học, khoa học Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, để họ dễ dàng đưa tri thức đó về nước.

Với giới hạn chỉ có 1.000 từ tôi hy vọng có dịp chia sẻ cụ thể hơn ở diễn đàn khác.

  • Luật sư Đào Xuân Thân (công ty luật M.TON VIETNAM, Hà Nội)

  • Tôi thích nhất "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng"

    Chúng ta hay đặt vấn đề thu hút các tài năng người Việt về nước làm việc.

    Điều đó tốt nhưng nếu họ về thì có cải thiện được chất lượng môi trường khoa học trong nước lên không?

    Theo tôi chắc chắn là có nhưng không nhiều!

    Theo bài báo trên, nhận định tôi thích nhất về nước Mỹ là "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng".

    Tôi nghĩ, ở Việt Nam đã triệt tiêu cạnh tranh bởi sự cào bằng, chúng ta đã phát huy hết được trí tuệ, năng lực hiện có trong nước chưa? Tại sao có hiện trượng bằng cấp mọc ra như nấm từ đại học cho đến tiến sĩ (cho dù có "thực" học chứ chưa nói đến bằng cấp mua), sau khi có những tấm bằng đó thì người sở hữu có làm tăng thêm giá trị cho xã hội hay chỉ củng cố địa vị?

    Ở Việt Nam làm sao phân biệt được người có thực tài? Làm sao người có tài có thể phát huy hết khả năng của họ?

    Tôi nghĩ, chỉ cần giải quyết được các câu hỏi trên cho thấu tình thì chưa cần các tài năng người Việt ở nước ngoài về nền khoa học của chúng ta cũng sẽ có bước tiến quan trọng và chắc chắn đó là môi trường trũng để tài năng chảy về.

    • Phạm Lê (Hà Nội)

    Lương có phải vấn đề thiết yếu?

    Liệu đồng lương, như trong câu kết của bài viết, có phải là một vấn đề thiết yếu không? Tôi nghĩ không hẳn vậy... Những người tài đa phần họ đều là những người năng động, khả năng khám phá tìm tòi, học hỏi rất cao...

    Nếu như họ có ở lại Việt Nam và đc trả một mức lương cao hơn ở nước ngoài (nơi mà từ môi trường, không gian, cơ sở vật chất làm việc vô cùng tốt) không nhỉ...

    Trong khi đó nếu ở trong nước thì gần như mọi điều kiện này đều rất mờ nhạt vì vậy sẽ không có khả năng phát huy, phát triển tài năng.... Vì vậy ai đi thì họ vẫn sẽ đi không phải chỉ riêng vì đồng lương đâu...

    Còn nếu "có ai trở về" thì đó sẽ là một điều vô cùng tốt đẹp cho đất nước chúng ta.... Nên đừng cố gắng níu kéo họ ở lại... hãy để họ ra đi để phát triển, phát huy bản thân và hãy cùng hi vọng họ sẽ trở về để phát triển đất nước...

    • Thành Long (Cầu Giấy, Hà Nội)

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc

    nếu ai bảo lương không quan trọng chắc phải xem xét lại. khi ra trường, tìm việc có ai không tìm một chỗ làm ổn định và lương cao không nhỉ. cái đây là mong muốn chung của tất cả mọi người mà thôi. Từ "có ăn, có mặc" rồi luôn mong "ăn ngon, mặc đẹp". Nếu không hai lòng với môi trường, cuộc sống của mình đang có thì không ai chuyên tâm nghiên cứu, phát triển được

    ,
    , Hà Nội, gửi lúc 20/10/2010 00:10:55

    Lương có phải là vấn đề thiết yếu không ? Chính là vấn đề thiết yếu đấy. Không có ai trả lương tùy tiện cho ai cả. Tiền lương là biểu thị của 1 phần giá trị lao động, phần còn lại tổ chức trả lương hưởng.

    Điều kiện làm việc thiếu thốn ư ? Chính những người được trả lương cao ấy sẽ đòi hỏi, yêu cầu cụ thể điều kiện gì.

    Trong những năm đầu của phát triển kinh tế (gần 30 năm trước), Nhà nước Trung quốc có gì khác ngoài tiền lương để thu hút nhân tài ?

    Nếu xác định rõ giá trị lao động sẽ xác định được tiền lương.

    Người kỹ sư dựa vào giải pháp công nghệ chế tạo ra cái máy. Chỉ cần có giải pháp công nghệ thôi thì kỹ sư ở đâu cũng chế tạo được.

    Ví dụ lương của kỹ sư là X. Để có giải pháp công nghệ phải có các nhà nghiên cứu ứng dụng, tức là nhà phát minh sáng chế. Những người này có thể là kỹ sư hoặc có học vị cao hơn thậm chí chả có bằng cấp nào cả, nhưng số lượng ít hơn kỹ sư nhiều. Cho rằng số người này chỉ bằng 1/5 số kỹ sư thì lương của họ phải là 5X.

    Để có giải pháp công nghệ thì phải có nguyên lý cơ bản do nhà nghiên cứu cơ bản nghiên cứu tìm ra. Cho rằng số người này chỉ bằng 1/3 số nhà nghiên cứu ứng dụng thì lương của họ phải là 15X.

    Như vậy, giả sử, việc GS Ngô Bảo Châu hưởng mức lương 300 ngàn USD/năm cũng không phải là quá đáng, trong khi đó lương trung bình của bậc kỹ sư ở Mỹ là 60 ngàn USD/năm.

    Nhà nước ta không tính lương theo giá trị lao động mà tính theo ....thời gian, tức là đánh đồng giá trị lao động của mọi người là như nhau, lao động cơ bản hay lao động trí óc chả có phân biệt gì. Khi kinh tế thị trường bắt đầu hình thành, Nhà nước "chữa cháy" bằng cách tính lương theo bằng cấp với những hệ số phức tạp chả biết dựa trên cơ sở nào.

    Người có bằng cấp học vị cao mà làm không đúng ngành nghề thì giá trị lao động của họ chưa chắc bằng giá trị lao động cơ bản đúng ngành nghề. Từ đây sinh ra loạn bằng cấp, loạn tiền lương.

    Đừng nghĩ rằng việc nghiên cứu là vô hạn định, kết quả nghiên cứu đến lúc nào thì biết lúc ấy.

    Nhầm to đấy. Nếu anh nghiên cứu chậm sẽ có người thành công và công bố kết quả trước anh, công lao nghiên cứu của anh trở nên công cốc. Đó chính là tác dụng của cạnh tranh. Ngô Bảo Châu không phải là người duy nhất nghiên cứu chứng minh bổ đề toán học ấy nhưng anh là người đầu tiên công bố kết quả của mình.

    ,
    Phan Bảo Lâm, Tp HCM, gửi lúc 17/10/2010 20:16:06

    @Phạm MInh Hải: Suy nghĩ kỹ trước khi cm

    ,
    TÙng, thanhtung2012@gmail.com, gửi lúc 17/10/2010 10:42:50

    "số thoát y vũ" hay ở chỗ khi tước bỏ đi không những vẫn đúng mà bình phương từng số lên đẳng thức vẫn đúng.
    Rất cám ơn luật sư Đào Xuân Thân cho chúng tôi mãn nhãn với toán học.
    Cũng theo tư duy toán học của luật sư Thân, người Việt sang Mỹ học chỉ tích thêm kiến thức vào dòng máu người Việt Nam chứ không mất đi, điều quan trọng là Nhà nước ta phải có chính sách thu hút kiến thức đó về nước. Biên giới mềm giữa quốc gia đã thu hẹp rất nhiều nên cũng rất thuận lợi cho chúng ta.

    ,
    Đỗ Thu Trang, Hàng Khay, Hà Nội, gửi lúc 17/10/2010 09:51:29

    Những người có tài năng thực sự trong bất cứ lĩnh vực nào luôn là những người có cá tính rất mạnh.

    Họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả để đi theo con đường khoa học mà họ đang theo đuổi. Cái mà họ cần nhất là một môi trường thực sự tốt để họ được nghiên cứu, làm việc; để họ được phát huy tài năng, sáng tạo của mình.

    Ở nước ta hiện nay, việc tạo ra được một môi trường làm việc tốt gần như là chưa có. Thế thì những con người tài hoa kia nếu có ở lại trong nước thì họ cũng chỉ là những con chim gãy cánh thôi, không thể nào bay lên được đâu. Bởi vậy đừng đổ lỗi rằng họ ra đi vì một đồng lương khá hơn. Đó chỉ là vấn đề phụ thôi. Điều quan trọng nhất vẫn là môi trường để phát huy tài năng.

    Người Việt ở nước ngoài của chúng ta hiện tại có được những thành công rất lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ ở Mĩ và còn ở các quốc gia phát triển khác như Canada, Úc,...vì họ được đáp ứng đầy đủ về môi trường làm việc và cuộc sống.
    Chỉ khi nào chúng ta làm được như vậy thì đất nước mới phát triển được!

    ,
    Nhật Minh, CH20 - ĐHSP Hà Nội, gửi lúc 17/10/2010 09:14:47
    Trang trước 1234 Trang sau
    ,

    Tin khác

    Tin khác của 'Diễn đàn'

    ,
    ,
    ,
    © Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
    ® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
    ,