221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1307764
Sao nỡ gọi chúng tôi là "móc túi"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Sao nỡ gọi chúng tôi là 'móc túi'?
,

- Lời tòa soạn: Sau khi nêu hiện tượng "lạm thu" tiền trường đang len lỏi khắp nơi, VietNamNet nhận được nhiều ý kiến, hoặc là kể lại chính câu chuyện thực tế mình vừa hoặc đang trải qua; hay những phân tích, kiến giải và cả "đôi dòng chia sẻ". Không chỉ phụ huynh, nhiều giáo viên - vốn dĩ có tâm lý ngại ngần lên tiếng - đã gửi tới tòa soạn những dòng chữ của người trong cuộc. Để rộng đường dư luận, VietNamNet giới thiệu một số ý kiến và mong tiếp tục nhận được sự tham gia của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
HS tiểu học trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Phạm Hải

Sao nỡ gọi chúng tôi là "móc túi"?

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lâu năm, tôi thật sự rất buồn khi đọc những dòng chữ "móc túi phụ huynh từ mũ, dép, xoong nồi ...".

Ngoài những khoản thu theo qui định, chúng tôi chỉ thu thêm những khoản để phục vụ cho chính học sinh thôi, không có chuyện lạm phát, lợi lộc gì ở các khoản thu đó.

Một ví dụ nhỏ, chúng tôi thu 5.000 đồng nước uống mỗi em một tháng. Mọi người là các nhà kinh tế hãy tính xem 5.000 đồng: 30 ngày, chưa kể các ngày nóng bức, hoặc có hoạt động tập thể, mỗi lớp phải uống 2 đến 3 thùng, mất hơn 35.000 đồng rồi.

Vậy lạm phát ở đâu? Một năm học, người làm cha, làm mẹ như chúng ta đóng góp cho con mình chưa đầy một triệu đồng mà sao khó khăn thế!

Trong gần 1 triệu đồng đó, có đến gần 400.000 đồng là các khoản tự nguyện như bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế, áo đồng phuc, áo quần thể dục...

Lẽ nào các khoản đó cũng lạm phát sao? Tất cả các khoản đó là vì lợi ích của con các anh chị mà!

Một bữa các anh chị đi uống cafe, đi nhậu mất vài trăm ngàn có khi hơn cả triệu sao không xót?

Mà xót mấy trăm ngàn nộp cho con?

Là giáo viên hơn hai mươi năm, lương chưa đày 3 triệu đồng, chúng tôi vẫn sống vui vẻ nhưng không hề lạm dụng các khoản thu từ học sinh.

Chúng tôi còn mua sách, vở, áo cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt... Chúng tôi vẫn yêu nghề, yêu học sinh của mình.

Mong rằng các anh, các chị phụ huynh hãy có cái nhìn thoáng hơn, thật hơn đối với chúng tôi những người giáo viên.

  • Lê Nguyên Trang (Thừa Thiên - Huế)

"Tiền trường" dùng vào việc gì?

Tôi là một giảng viên đại học và cũng dạy học tại 1 trường phổ thông cấp 3 chuyên tại Hà Nội. Con tôi đang học mầm non tư thục.

Tôi đã đi làm được 10 năm, mức lương giảng viên đại học hiện nay là 2.933.000 (đã gồm phụ cấp và tiền ăn trưa).

Ngoài ra, hàng tháng, không nhận được gì thêm từ nhà trường. Một năm, chúng tôi có thể được nhận cac khoản tiền thưởng lễ Tết, may quần áo…nhiều nhất tổng là 10 triệu đồng. Mọi người thấy mức lương của giảng viên đại học và mức sống hiện nay như thế nào ạ?

Khi cộng tác tại một trường cấp 3 phổ thông chuyên (dạy nhiệm vụ, vì trường cấp 3 trực thuộc trường ĐH của tôi), tôi thấy một năm, mình được nhận thêm một số phong bì. Chẳng hạn, dịp Tết : Quỹ phụ huynh trường cho 200.000 đồng; quỹ phụ huynh lớp 100.000 đồng. Tương tự như vậy với các ngày 20/11 và 8/3. Tôi lờ mờ hiểu: Đây là các khoản “tiền trường” mà phụ huynh đã nộp để dành chi cho các dịp lễ.

TIN LIÊN QUAN
Trong nghề của chúng tôi, không phải giáo viên nào cũng sống bằng đồng lương Nhà nước, nhà trường trả. May mắn, có những giáo viên dạy môn nào đó có người học thì mới có thể đi dạy thêm, làm thêm.

Ngược lại, những giáo viên dạy những môn không có người học thêm thì phải làm thêm những công việc rất khác nhau để kiếm sống.

Tôi nghĩ rằng, các khoản “ tiền trường” kia cũng không làm cuộc sống của chúng tôi bớt vất vả hơn. Có chăng, nó đã góp một phần động viên chúng tôi tiếp tục đứng trên bục giảng, đỡ chạnh lòng trong những dịp lễ tết.

Gần đây, tại trường cấp 3 tôi dạy có lắp điều hòa và một số phòng học có máy chiếu. Tôi thực sự thấy đi dạy đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Nếu như tất cả các cơ quan công sở đều được “mát mẻ”. Tại sao trường học lại không? Ai sẽ là người được hưởng lợi nhất khi có điều hòa và máy chiếu – Học sinh và giáo viên?

Để giải quyết vấn đề “tiền trường”, tôi nghĩ rằng chính những người làm quản lý của các bộ ngành, không phải chỉ sát sao các trường để “xử phạt”, hay “cách chức”, “kỷ luật” như một số ý kiến phụ huynh tôi đã đọc được mà cần phải quan tâm tới các chính sách cho giáo viên yên tâm công tác.

Mô tả ảnh.
HS Trường THCS Thăng Long trong ngày khai giảng
Giáo dục chỉ phát triển khi được đầu tư đúng mức cho cơ sở vật chất và cho giáo viên. Tôi tha thiết được đứng trên bục giảng nhiệt tình say mê mà trong tâm không phải suy nghĩ gì để lo tiền nong cho cuộc sống.

Đừng đổ lỗi hết cho các Ban Giám hiệu nhà trường. Có chăng, họ chỉ muốn cải thiện hơn cho cơ sở vật chất nhà trường, có “một chút” gọi là…để anh chị em GV tin tưởng hơn vào một ban lãnh đạo của nhà trường biết lo đời sống anh em, và cải thiện môi trường học tập, trong khi chính sách nhà nước chỉ có thế…

Con gái tôi 3 tuổi, đang học tại một trường tư thục, học phí 1 tháng là 1,8 triệu đồng. Tất cả các khoản xây dựng trường cho 1 năm là 800.000 đồng.

Tôi thấy con mình được học một trường có cơ sở vật chất tốt và giáo viên làm việc xứng đáng với học phí các con nộp. Nhưng thâm tâm, những dịp lễ tết, tôi vẫn muốn có một bó hoa chút quà nhỏ để cảm ơn những người đã dìu dắt, yêu thương con mình đúng với tinh thần trọng lễ nghĩa.

Nâng cao đời sống giáo viên, tôn trọng tinh thần hiếu học, biết lễ nghĩa, đầu tư cơ sở vật chất trường học. Ai sẽ là người thực hiện đây?

Hãy đi tìm tận gốc của vấn đề. Hãy chia sẻ và cảm thông.

  • Hoàng Trang (Hà Nội)

"Lời trần tình của giáo viên"

Tôi là giáo viên. Tôi cảm thấy rất bực mình khi thấy một bộ phận phụ huynh comment (bình luận) rằng "đừng đổ tại lương thấp mà thu nhiều tiền của các cháu..".Các phụ huynh quá thiển cận. Các vị nghĩ rằng chúng tôi thu tiền về xây nhà hay mua ô tô chăng?

Thu nhiều hay ít, nói trắng ra là chúng tôi cũng chẳng được gì ngoài đồng lương chinh mà nhà nước trả.

Chúng tôi không có quyền thu nhiều hay thấp, chỉ thừa hành lệnh cấp trên. Bởi vậy, không thể chụp mũ cho đại bộ phận giáo viên chúng tôi.

Tôi là giáo viên chủ nhiệm nên phải trực tiếp thu tiền. Nhiều lúc bực mình, đứng lên cãi nhau với sếp rằng: cho tài chính vào mà thu tiền. Chúng tôi đến đây để dạy học trò chứ không phải làm công việc đó==> Kết quả bi đát.

Các vị muốn thắc mắc thu nhiều hay ít lên hỏi lãnh đạo chúng tôi chứ đừng chụp mũ cho chúng tôi.

  • ABC (QN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,