221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1307848
Mong giám đốc Sở "Công Minh", "Hữu Độ" như tên mình
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Mong giám đốc Sở 'Công Minh', 'Hữu Độ' như tên mình
,

- Nêu giải pháp cho câu chuyện "lạm thu tiền trường", bạn đọc Nguyễn Văn Nội dí dỏm: "Rất mong Giám đốc Sở GD-ĐT của hai thành phố Hà Nội và TP.HCM thực hiện được đúng như tên của mình là (Huỳnh) "Công Minh" và (Nguyễn) "Hữu Độ"!". Bởi, cái tên là ước vọng của cha mẹ và ít nhiều cũng là mục tiêu phấn đấu của người được mang tên.

Dĩ nhiên, cách diễn đạt có phần "tếu táo" nhưng hàm chứa nguyện vọng có thực của những phụ huynh quan tâm tới câu chuyện lạm thu tiền trường và hy vọng về những giải pháp thấu đáo. Trong thực tế, từ việc "nằm lòng" trong các buổi họp phụ huynh, khi gửi ý kiến tham gia diễn đàn, nhiều độc giả buông xuôi: "Bức xúc thì cứ bức xúc thôi, cuối cùng cứ phải nộp cho lành".

TIN LIÊN QUAN

Đóng cho... lành

Không nên thành lập Ban phụ huynh?

Một độc giả 27 tuổi có con học lớp nhà trẻ của trường mầm non công lập. Chị kể, vào đầu năm, họp phụ huynh mà nhà trường và ban phụ huynh lôi ra các loại tiền phải đóng như: quỹ phụ huynh trường 200.000 đồng, quỹ phụ huynh lớp 150.000 đồng, tiền hỗ trợ bán trú các cô ở lại trưa là 75.000 đồng... "Tâm lý chung thì phụ huynh nào cũng thấy là vô lý nhưng cũng đành ngậm ngùi đóng cho con vì không muốn rắc rối và con mình bị trù dập. Bức xúc thì cứ bức xúc thôi, nhưng cuối cùng, vẫn phải đóng cho lành".

Độc giả Nguyen Thac Phuc góp thêm: nhà anh có hai con học lớp 1 và mẫu giáo. Anh cũng thấy băn khoăn về tiền đóng học đầu năm của cháu lớn. Ngoài các khoản đóng góp như tiền ăn, học, tiền đồng phục, bảo hiểm y tế, cháu còn phải đóng thêm hai khoản tiền gồm rèm cửa (95.000 đồng) và tiền điều hòa (300.000 đồng).

Còn độc giả Nguyễn Quang Sáng nhận thấy, vấn đề ở chính nhà trường. Theo anh, ban đại diện cha mẹ học sinh chẳng qua chỉ thực hiện ý định của nhà trường mà thôi.

Theo phản ánh của anh, một trường ở quận Cầu Giấy, giáo viên yêu cầu học sinh về nói cha mẹ đóng tiền mua điều hòa nhiệt độ lắp tại phòng học. Thế nhưng, trong buổi họp phụ huynh, cô giáo lại nói đó là nguyện vọng của học sinh.

"Ai hưởng ứng? Chỉ có Ban đại diện cha mẹ học sinh. Không hiểu họ đại diện cho cha mẹ học sinh hay đại diện cho nhà trường mà trực tiếp là cô giáo chủ nhiệm? Hãy xem bản báo cáo thu chi quỹ hội thì biết. Mong rằng, chúng ta là mọi việc là để cho học sinh cả lớp chứ không phải chỉ riêng con mình, các vị ban đại diện ạ, và các thầy cô vẫn luôn nhìn khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu" - anh viết.

Từ Lào Cai, độc giả Linh Linh nói rằng, mình là phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Nhà trường năm nay có 7 lớp 2 (năm 2009 có 6 lớp 2).

"Chúng tôi biết, đầu tư cho con em mình học những trang thiết bị công nghệ tiên tiến là rất tốt. Nhưng có cần thiết thế không? Đầu năm họp phụ huynh đã kêu gọi mua máy trình chiếu, máy soi lên đến 40 triệu đồng. Với trình độ các cháu, độ tuổi đó đã nên học nhiều như thế chưa mà phải mua đầy đủ?"

Còn độc giả Nguyen Huu Thai phân tích, "Nghị định 49 đã quy định quá rõ ràng: Với bậc học mầm non và phổ thông, mức thu đối với thành thị là từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng/tháng/học sinh "

Nhưng thực tế, theo lời anh, mới vào lớp một, đã phải đóng một khoản xấp xỉ 600.000 đồng, để phụ mua trang thiết bị, tivi LCD, cơ sở vật chất, quỹ hội... Tính ra, gấp 3 lần học phí cho bé.

"Là phụ huynh, không muốn con mình không thuận lợi trong học tập, chúng tôi cũng phải gồng gánh. Không biết các vị quản lý lãnh đạo có biết vấn đề này để thông cảm với chúng tôi?" - anh tâm tư.

Không lập ban phụ huynh

TIN LIÊN QUAN

Một nữ độc giả, 32 tuổi, kể lại buổi họp phụ huynh đầu năm học 2010 - 2011. Trong buổi họp đó, nhà trường đã thông báo về khoản tiền phải nộp thêm. Ngoài tiền học phí, tiền ăn và tiền học năng khiếu ra, các em chịu tất cả chi phí từ A-Z.

"Nói như vậy, có nghĩa là nhà trường chỉ chi hộ phụ huynh thôi. Tiền thu quỹ phụ huynh để phục vụ năm học, cụ thể, phục vụ cho các hoạt động của các cháu và quà cho các cô vào dịp lễ tết..là 500.000 đồng. Ngoài ra, áp "chủ trương xã hội hoá giáo dục", nhà trường còn khuyến khích lát sàn gỗ cho các lớp học. Và tất nhiên, phụ huynh tự đóng chi phí này khoảng 500.000 đồng.

Chị phản ánh thêm, còn một số khoản chi nhà trường trưng cầu ý kiến phụ huynh bằng cách phát phiếu ý kiến nhưng trong đó có ghi tên các cháu. Không có phụ huynh nào muốn con mình bị nêu tên nên buộc các phải đồng ý.

Phụ huynh này cho rằng, ban phụ huynh của trường chỉ làm nhiệm vụ thu hộ tiền cho nhà trường.

"Chưa có ý kiến nào bảo vệ các cháu và phụ huynh, bởi bản thân họ cũng ngại nếu như đưa ra ý kiến bác bỏ khoản nào đó. Với tâm lý chung, ai cũng muốn con mình được học trong môi trường, điều kiền tốt. Vì thế, nếu như có ý kiến phản bác, tự nhiên đẩy mình vào thế bị động và con mình sẽ bị đổi xử khác biệt" - chị lý giải.

Một số độc giả bức xúc đến mức còn đề nghị không thành lập ban phụ huynh (BPH).

Lý do không nên thành lập Ban phụ huynh của độc giả Phạm Thanh Hải được kể ra từ thực tế như sau:

"Có hai con hiện đang đi học cấp I, vì muốn biết hội phụ huynh làm thế nào, tôi đã phải xung phong làm trưởng ban phụ huynh của lớp con. Qua 3 năm làm công tác phụ huynh của lớp, tôi chỉ thấy nhiệm vụ của ban phụ huynh chỉ là thu tiền và chăm lo phong bì cho các thầy cô vào các ngày lễ tết...

Chị nói, qua ý kiến của cá nhân thì nên cấm hoạt động của hội phụ huynh là tốt nhất, vì rất nhiều khoản thu ngoài quy định thì nhà trường đều nhờ qua ban phụ huynh đứng ra thu hộ.

Cần mạnh tay và công khai?

Cùng với những giãi bày, bức xúc hoặc đôi khi chỉ là "xả cục tức", không ít phụ huynh và bạn đọc quan tâm còn đề xuất gửi các nhà quản lý về câu chuyện dứt điểm lạm thu tiền trường.

Bạn đọc hoang nghĩ "tại sao Bộ GD-ĐT không xử lý việc này một cách kiên quyết và mạnh tay được? Nếu trường nào thu sai quy định, có bằng chứng rõ ràng, xin hãy cách chức hiệu trưởng. Chỉ cần Bộ có 1 quyết định như thế, có cần thiết phải kêu gọi phụ huynh học sinh cùng tham gia ngăn chặn "tệ nạn" này nữa hay không?"

TIN LIÊN QUAN

Bạn đọc Nguyễn Văn Nội dí dỏm: "Rất mong Giám đốc Sở GD-ĐT của hai thành phố Hà Nội và TP.HCM thực hiện được đúng như tên - cái tên là ước vọng của cha mẹ và ít nhiều cũng là mục tiêu phấn đấu của người được mang tên - của hai ông là "Công Minh" và "Hữu Độ"!"

Bạn đọc Nguyễn Hải Yến thì thấy rất nhiều việc được người dân quan tâm - xã hội quan tâm thì địa phương đi đầu thực hiện thường là Đà Nẵng. "Tôi rất khâm phục lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng. Là người dân sống ở Thủ đô, tôi cũng mong Hà Nội được như vậy.

Trong khi đó, phụ huynh Nguyễn Thị Vân Anh đề nghị "báo chí và dư luận không nên xoáy quá sâu vào đề tài này mỗi khi vào năm học mới, đôi khi làm nóng hơn cả thực tế vốn đã nóng vì nhiều chuyện rồi. Tôi ủng hộ việc thu đúng, thu đủ và sử dụng hiệu quả, công khai, đúng mục đích, và mang lại môi trường, điều kiện học tốt cho con em chúng ta, góp phần tháo gỡ khó khăn chung trong điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn chế vì đất nước còn nghèo. Và cũng là hợp dần với quy luật, không thể chờ bao cấp mãi được! Tôi cho rằng, việc này cũng là thể hiện trách nhiệm công dân vậy".

  • Nguyễn Hiền (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,