221
484
Giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
1318030
Làm thế nào để trang bị kỹ năng sống cho học sinh?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Làm thế nào để trang bị kỹ năng sống cho học sinh?
,

- Nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn "bị" các nhà tuyển dụng lắc đầu với lý do kỹ năng ứng xử các tình huống còn yếu do chưa được nhà trường trang bị "kỹ năng sống".

"Làm thế nào trang bị cho các em có kỹ năng sống tốt hơn để các em chủ động, tự tin và vững vàng hơn trong học tập và cuộc sống?" - là trăn trở của nhiều nhà quản lý giáo dục.

Học sinh còn yếu và thiếu kỹ năng sống

Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy - cô giáo Trần Thị Minh Thúy phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Chân (Hải Phòng) (trường được Dự án Phát triển THCS II – Bộ Giáo dục và đào tạo đầu tư) tìm tòi lời giải cho "bài toán" trang bị kỹ năng sống cho học sinh (HS).

kinang.jpg
Một giờ học kỹ năng sống của học sinh. Ảnh GD&TĐ
Cô Thúy cho biết, trong lúc loay hoay và băn khoăn tìm lời giải đáp thì đúng lúc ngành Giáo dục phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" trong nhà trường phổ thông. Theo cô Thúy, trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho HS, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông phải hình thành cho học sinh thói quen làm việc theo nhóm, giáo dục cho HS biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe....

“Nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo con em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng ứng xử, giao tiếp; Kỹ năng tự bảo vệ...dẫn đến nguy cơ một bộ phận lớn thế hệ trẻ ngày nay phát triển chưa toàn diện"- cô Thúy nêu thực tế.

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” (tháng 11/2008) do Dự án Phát triển giáo dục THCS II triển khai cô Thúy đã coi đây là cơ hội để "hiến kế" với mong mỏi: HS ở Trường THCS Lê Chân nói riêng và tất cả các trường THCS ở Việt Nam được trang bị "kỹ năng sống" ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đưa các câu lạc bộ vào nhà trường

Sau gần 9 tháng (từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009) đề tài dự thi "Sáng tạo giáo dục" với tên gọi "Rèn luyện kỹ năng sống cho HS trong trường THCS" đã gửi lên Ban tổ chức. Sáng kiến này cũng được "liệt" vào danh sách các đề tài đem lại hiệu quả ứng dụng cao.

Nhận thức rõ việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS là cần thiết nhưng không thể vội vàng  nên, phần nội dung thực thi được chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là "thu hút HS quan tâm đến việc cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho bản thân bằng sân chơi tập thể"; "Rèn luyện kỹ năng sống cho HS sinh" là giai đoạn 2; Giai đoạn cuối là "nâng cao chất lượng kỹ năng sống".

Theo cô Thúy, để thu hút HS cần quan tâm cần tạo những sân chơi tập thể. Ví như, tổ chức cuộc thi "Tuổi teen với kỹ năng sống". Từ cuộc thi mỗi HS sẽ  thấy mình còn thiếu - yếu kỹ năng sống nào để rèn luyện.

Khi đã thu hút được sự quan tâm của HS thì vào giai đoạn 2 giúp các em biết cách tự rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân từ những kinh nghiệm của cá nhân và nhóm bạn cũng thông qua hình thức các cuộc thi. Để nhập cuộc, mỗi HS hoặc nhóm HS và tập thể lớp bắt buộc phải có những hiểu biết nhất định về cuộc sống của chính bản thân mình, của các bạn và cộng đồng. Từ đó đúc kết lại được những tình huống thường gặp trong cuộc sống và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Vào giai đoạn cuối HS được thể hiện và được trang bị, đầu tư kỹ năng sống cao hơn dưới hình thức hoạt động trong các câu lạc bộ: Bạn gái, Tuổi vị thành niên, Chiến sĩ an ninh nhỏ tuổi...

Tại các câu lạc bộ HS được học những vấn đề cần thiết về sức khỏe, về nữ công gia chánh, về an toàn giao thông; Đồng thời, được thực hiện những kỹ năng sống cơ bản, được trao đổi, tâm sự về tâm tư của tuổi vị thành niên, những vướng mắc của bản thân trong cuộc sống....

Vẫn theo cô Trần Thị Minh Thúy, đề tài đã được "chạy" thử nghiệm ở Trường THCS Lê Chân, được HS đón nhận hào hứng.

Trả lời báo chí đầu năm học 2010-2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Năm học này được chọn là năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên của các năm học trước với yêu cầu cao hơn, Bộ tập trung chỉ đạo, tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS phù hợp với từng cấp học và điều kiện của từng địa phương; tiếp tục thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

  •  N.Hiền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Giảng đường'

,
,