221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
978662
Bẫy lừa sinh viên
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bẫy lừa sinh viên
,

(VietNamNet) - Dịp nhập học cũng là cơ hội cho nhiều kẻ lừa đặt bẫy SV.  Những chiêu này không mới, nhưng với tân sinh viên, nếu lơ là mất cảnh giác dễ rơi vào bẫy.

Ngày càng nhiều sinh viên đến tìm việc ở những TT hỗ trợ SV, những nhà văn hoá thanh niên, sinh viên, để tránh bị lừa... (Ảnh: Thu Hương
Ngày càng nhiều sinh viên đến tìm việc ở những TT hỗ trợ SV, những nhà văn hoá thanh niên, sinh viên, để tránh bị lừa... (Ảnh: Thu Hương
Trần Mai Anh (ĐH Hồng Bàng) trọ ở khu cư dân Quân đội, quận Tân Bình (TP.HCM) với tâm lý “an ninh là số 1”. Nhưng ngay sau tuần đầu tiên “an cư”, cô đã rơi vào tầm ngắm của lừa tiếp thị.

Một lần, đang giặt quần áo, 1 người xưng SV đến giới thiệu là đi phát quà khuyến mãi cho công ty cà phê TN” (tên na ná hãng nổi tiếng). Trong gói cà phê đóng kín, khi bóc ra, có một tờ giấy in nhỏ xíu, ghi rõ: bạn trúng máy ảnh KTS có giá trị 4,5 triệu. Mai Anh mừng rỡ, nghe lời cô tiếp thị, đóng ngay 300.000 đồng cho Hội người nghèo "theo lệ của công ty". Khi tiễn "thần may mắn" về, mở máy xem kĩ, té ra, chỉ là máy ảnh cơ. Sau này, Mai Anh mới biết đó là hàng khuyến mãi của một hãng khác cho khách hàng, chỉ chụp được một số lượng pin nhất định.

Gan lì hơn là đội ngũ những người tự xưng danh đại diện Hội người mù, Hội người nghèo, tàn tật... vào tận nhà trọ SVphát tăm khuyến mãi và xin tiền ủng hộ. Ngân Hiếu (Khoa Kinh tế, ĐHQG TP.HCM) khẳng định: “Họ chẳng đại diện hội gì cả, vì thậm chí cả con dấu đàng hoàng cũng không có, tác phong lại rất kì cục. Phát 1 gói tăm, đòi ngay tiền ủng hộ và chìa cho em xem bảng dài dằng dặc những người đã ủng hộ, Khi đưa 500 đồng thì họ trở mặt, chửi thề".

Theo câu chuyện những người đại diện này, Mai Hoa (Khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) cho chúng tôi biết, vì buổi sáng bọn em vẫn có người đi học trước, người đi sau và thường khi ngủ nán rất khó tỉnh táo. Một anh tự xưng Hội người tàn tật vào phát tăm ngay lúc này, em không kịp đề phòng. Khi anh quay ra thì điện thoại không cánh mà bay theo, lúc tỉnh ngủ tìm kĩ thì không thấy đâu, chạy ra đường tìm cũng không thấy tăm hơi kẻ lừa đảo đâu nữa.

“Bước chân ra đường không cảnh giác là bị lừa ngay đấy ạ!” Nguyễn Hoài Thanh (ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ. Câu chuyện bị lừa của Hoài Thanh khá hi hữu.

Hoài Thanh đi xe biển số 37, khi một nam thanh niên gặp phía ngoài bãi xe, của Nhà Văn hóa Thanh niên, cô ngạc nhiên khi nghe hỏi “quê em ở Nghệ An à?” thì cô ngạc nhiên về sự... tinh ý của người bạn mới này.

Ngay sau đó, anh ta nhiệt tình chỉ dẫn cho cô những hoạt động thường xuyên ở nhà văn hoá, bổ ích như thế nào... và tự giới thiệu  đang là SV. Cuối buổi, anh cuống quýt vì không tìm thấy khoá xe, rồi nhờ Thanh xong việc thì chở về nhà giúp.

Về đến nhà, anh ta mời Thanh lên phòng chơi, có nhã ý tặng cô một số sách, tài liệu đại cương đã học. Xong, bảo Thanh đứng chờ trước cổng chung cư để đi gửi xe, rồi... một đi không trở lại.

Một điểm lừa đặt bẫy SV khá thường xuyên là những Trung tâm giới thiệu việc làm. Chiêu lừa thông dụng vẫn là đưa địa chỉ ảo, thu tiền lên tới 30% tháng lương đầu tiên và “sống chết mặc bay”. Khi quay lại hỏi cho ra nhẽ, trung tâm đã biến mất.

Hoặc, cũng một chiêu “giới thiệu việc... lừa”, các trung tâm không đàng hoàng vẫn thường áp dụng: Giới thiệu những nơi ảo, SV đến thì được giới thiệu nơi ảo khác. Vài ba lần như thế, mệt mỏi đòi hoàn tiền thì chỉ nhận được nửa với giọng hăm doạ.

Theo ông Trần Văn Thành, Ban quản lý KTX ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, những khu vực tập trung nhiều SV là nơi "đất nhắm" làm ăn của những tay lừa bịp.

  • Võ Mai Hoa (SV ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM)

*************************

Bạn là sinh viên, học sinh? Hay những người trẻ và quan tâm đến giới trẻ? Để hiểu thêm và có cái nhìn gần gũi với giới trẻ, mong các bạn tham gia chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và cách nhìn từ cuộc sống của chính mình hoặc quan sát xung quanh.

Để hiểu thêm và có cái nhìn gần gũi với giới trẻ, mong các bạn tham gia chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và cách nhìn từ cuộc sống của chính mình hoặc quan sát xung quanh.

Thư, bài gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vasc.com.vn

 

Hoặc gửi theo cách sau:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,