221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
916542
Sinh viên thi lại...làm sinh viên!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Sinh viên thi lại...làm sinh viên!
,

(VietNamNet) - Chính vì việc ít nhất cũng có chỗ học để hoàn thành “danh phận” SV rồi nên nhiều TS đi thi rất ngẫu hứng. Đó là những người chỉ biết đến ngày thì nộp hồ sơ, rồi đợi đến ngày đi thi thì đi thi chứ không đầu tư ôn luyện gì nhiều. Thậm chí với họ, đi thi có khi chỉ để cho vui! 

 

 Muốn trở thành SV “kiểu khác”!

 

Đã ngồi trên giảng đươcng ĐH, nhiều SV vẫn băn khoăn với lựa chọn của mình. Ảnh có tính chất minh hoạ: Lê Anh Dũng
Đã ngồi trên giảng đường ĐH, nhiều SV vẫn băn khoăn với lựa chọn của mình.-  Ảnh có tính chất minh hoạ: Lê Anh Dũng
Ngày nào đi học, Hương (SV năm nhất, CĐ Kiểm sát) cũng ôm một túi căng đầy sách vở.

 

Cố định ở một góc trong cùng cuối lớp, cô lăm lăm cây bút, vừa dàn sách kín ngăn bàn, vừa cắm cúi ghi, xóa chi chít trên cuốn nháp dầy.

 

Thi thoảng, cô ngẩng đầu lên, cẩn trọng quan sát cử chỉ của giảng viên, để lùa tay vào ngăn, lôi ra một đề bài mới ghi lên nháp. Từ khi thi học kỳ I xong, Hương phải tận dụng thời gian trên lớp để luyện thi thế này, vì buổi tối còn phải đi học thêm và dành cho 2 môn còn lại nữa. “Phải cố gắng” – cô tự nhủ, “Năm nay mình nhất định đỗ Sư phạm!”.

 

Hương là một ví dụ điển hình của những TS của kỳ thi ĐH năm nay đã, đang là SV. Năm ngoái cô đã đăng ký ĐH Sư phạm HN, nhưng không đủ điểm đỗ. Nhập học CĐ Kiểm sát theo diện vào thẳng, Hương ôm ấp dự định sẽ thi lại, thực hiện bằng được ước mơ của mình. Vấn đề là quyết tâm cao thế, tại sao cô không dùng cả 1 năm để ôn thi, mà lại tốn tiền nhập học CĐ, chưa kể đến chuyện cập rập vì phải vừa đi học, vừa ôn thi?

 

Càng học, càng vỡ...

 

Nhiều nhất là những SV đang học năm nhất, tức là năm trước vừa tốt nghiệp phổ thông. Lý do dễ hiểu là họ không hài lòng về ngành nghề, hoặc trường mình đang học. Cũng có trường hợp chủ thể không hài lòng đó là… phụ huynh của họ!

 

T.Hoa (ĐH Thương mại) than thở: “Mình đã học và chơi thân với mấy người trong lớp rồi, cũng thấy học khoa Ngân hàng ở trường này được. Nhưng bố mẹ nhất định muốn mình thi lại Ngoại thương. Các cụ bảo phải Ngoại thương ra trường mới có giá cơ!

 

Phổ biến hơn, thi lại là sự… đồng thuận của… cả bố lẫn con!

 

Hương (CĐ Kiểm sát) giãi bày: “Ở nhà 1 năm dài lắm, chán, mà mất tự tin. Rồi còn đối diện với gia đình nữa. Cứ đi học như thế này ít nhất cả nhà cũng đỡ lo, với cả an toàn hơn. Ai biết nhỡ mình có trượt thêm 1 năm nữa không!

 

Ông Ng., phụ huynh Hương nêu thêm lý do: “Nhỡ nhàng em nó mới phải học Kiểm sát, chứ có say mê, yêu thích gì đâu. Nó học văn từ thuở bé, cô chú cũng định hướng cho theo nghề sư phạm của bố mẹ từ lâu. Thôi thì năm đầu không được thì thi lại. Nhập học CĐ tạm cũng tốt, xuống thủ đô học cho tiện tìm chỗ ôn thi”.

 

Cũng là không hài lòng với ngành nghề mình đang học, nhưng câu chuyện của những TS sau đây không phải là quyết tâm đạt bằng được lựa chọn năm đầu của mình. Rất nhiều SV làm hồ sơ thi lại dù họ đã thành công ngay với nguyện vọng năm trước mình. Lý do khác biệt là: họ nhận ra mình có một nguyện vọng khác – phù hợp thực sự!

 

Thực tế cho thấy rất nhiều TS hoàn toàn mơ hồ khi đăng ký hồ sơ tuyển sinh. Họ làm theo quyết định của bố mẹ, hoặc cứ “đăng ký đại một trường” để “trở thành SV “cái đã!

 

Như Thanh Vân (Lớp Kế toán, ĐH KTQD HN): “Tất cả những gì tôi đã nghĩ là phải đỗ ĐH bằng được, chỉ cần lựa trường nào “danh tiếng” một chút là an tâmì! Đấy là lý do tôi a dua theo bạn bè đăng ký ĐH KTQD. Chẳng mấy mà tôi nhận ra mình chẳng có tý hứng thú nào với cái công việc ngồi tí toáy mấy con số cả. Tôi phải ôn thi lại, để thi Kiến trúc. Đấy mới là ngành tôi có hứng thú và khả năng!

 

Trong thời gian “học làm SV”, những TS này vỡ ra khá nhiều về lựa chọn của mình. Chững chạc hơn về tuổi tác, tiếp xúc trực tiếp và hiểu sâu hơn về ngành nghề đang được đào tạo và có điều kiện hiểu hơn về những ngành khác, là lý do giúp họ ngộ ra con đường đi đúng của mình không phải là con đường này. Và những TS đủ quyết tâm đợi đến mùa thi để làm lại!

 

Điều đáng nói nhất là không phải SV nào cũng chỉ tốn 1 năm để nhận ra mình đã lầm đường hoặc chỉ cần 1 năm đã hun đúc đủ quyết tâm làm lại. Có trường hợp thời gian đó là 5 năm – tức là đã sắp đi hết “con đường sai”: “Tôi đã sớm biết mình thích kinh doanh, ao ước trở thành sv kinh tế hoặc tài chính. Nhưng vì điều kiện gia đình, tôi thi sư phạm. Nhiều lần tôi có ý định thi lại, nhưng nhiều lý do khiến tôi không đủ quyết tâm. Đến năm nay thực tập rồi thì tôi không chần chừ được nữa. Giờ tôi đã có thể kiếm đủ tiền tự nuôi mình, tôi nhất định phải thi thử sức với ĐH Ngoại thương!” (V. Việt)

 

“Được ăn, thua chịu!”

 

Thí sinh xem lại bài thi. Ảnh: LAD
Nói chung, đã quyết định vừa học vừa ôn thi thế này, cả phụ huynh (nếu có sự đồng thuận) và TS đều xác định tư tưởng “được ăn, thua chịu”. Ai cũng nghĩ cứ cố gắng thi thêm một lần, coi như đỗ thì phấn khởi, mà vẫn không may thì phải… an bài, hết lý do để không dồn hết sức vào trường đang học. “Là thêm cơ hội làm lại thôi, cứ quyết tâm một lần nữa cho sau này đỡ phải hối tiếc” .   

 

Vừa phải đảm bảo môn học trên lớp, vừa tranh thủ thời gian ôn thi, cho nên ở một số khía cạnh, SV thi lại cũng chịu rất nhiều vất vả. Hơn nữa, chính chuyện này cũng khiến không ít người “sôi hỏng bỏng không”!

 

Đ.Linh (ĐH Xây dựng) tha thiết thi lại ĐH Kiến trúc. Không những 2, mà đã 3 tháng 7 Linh “khăn gói” đi thi, nhưng đều không đạt được nguyện vọng vì điểm năng khiếu không đạt. Chỉ coi trọng học vẽ, Linh gần như chẳng coi việc học trên lớp ra gì, có kỳ còn bỏ cả thi. Hết thi đi đến thi lại, rồi học lại, không biết bao nhiêu lần cậu bị giám hiệu cảnh cáo dọa đuổi học. 2 năm học ĐH vẫn là con số 0, tháng 7 này Linh đã ở quê giúp bố làm mộc, vì lời dọa đã thành… sự thật, đồng thời với việc cậu đã nhận ra mình không có khả năng vẽ!

 

Tuy nhiên, cũng chính vì việc ít nhất cũng có chỗ học để hoàn thành “danh phận” SV rồi nên nhiều TS đi thi rất ngẫu hứng. Đó là những người chỉ biết đến ngày nộp hồ sơ thì nộp hồ sơ, rồi đợi đến ngày đi thi thì đi thi chứ không đầu tư ôn luyện gì nhiều. Thậm chí với họ, đi thi có khi chỉ để cho vui!

 

Giang (ĐH Ngoại ngữ) đăng ký lại HV Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Lúc nào có hứng thì ngó qua sách vở cái, cùng lắm trước khi thi 2 tuần rà lại kiến thức một lần. Lần này thi không áp lực gì, thử xem mình có thể “vinh quang” một lần nữa không. Đỗ thì nghĩ thêm có chuyển ngành không, mà trượt thì cũng “no proplem”!”.

 

Những SV “thi lại làm SV” thế này đi thi thường rất lặng lẽ. Chính tư tưởng thi lại “được ăn, thua chịu” khiến nhiều người trong số họ giấu nhẹm chuyện làm hồ sơ đăng ký thi với tất cả mọi người, có khi gia đình cũng không biết gì. Họ tự mình đến trường thi, cùng lắm thì nhờ một “chiến hữu” thân cận; Làm bài xong lại tự động về nhà, chờ kết quả. Đến lúc báo kết quả, nếu đỗ và phải lựa chọn có thay đổi con đường hay không thì họ mới quyết định kể lại câu chuyện “đã rồi” cho những người khác. Còn kết quả ngược lại thì mọi chuyện thật dễ để… không có gì để bàn!!!

 

Thử bàn sâu một chút đến tình huống “thí sinh SV” một lần nữa vượt thành công kỳ “vũ môn”. Họ quyết định chuyển trường, chuyển ngành nghề. Như thế, tức là họ đã sẽ bắt đầu lại với chức danh SV năm nhất. Rõ ràng khả năng những SV này lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với mình lớn hơn hẳn so với những người khác. Như thế, vấn đề này xứng đáng được khuyến khích. Chỉ có điều là họ nên cố gắng duy trì sự hứng thú với những gì mình đã trải qua 1 năm qua – ít nhất là những môn học đại cương khá “đồng nhất” trong năm đầu của đa số các trường ĐH, CĐ.    

  • Nguyên Nhung 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,