221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
905176
Bộ trưởng Giáo dục dự giờ đột xuất
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bộ trưởng Giáo dục dự giờ đột xuất
,

(VietNamNet) 6 tháng sau lời hẹn "dự giờ đột xuất tại trường phổ thông ở Hà Nội", sáng nay, 6/3, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã tới Trường tiểu học Bà Triệu (Hà Nội) dự giờ tập đọc lớp 1 và toán lớp 5. - 

Quang Thiện rất chịu khó giơ tay phát biểu, dù có lúc vẫn chưa phân biệt được

Quang Thiện rất chịu khó giơ tay phát biểu, dù có lúc vẫn chưa phân biệt được "câu văn" và "đoạn văn"

Cùng dự giờ đột xuất có thêm một chuyên viên Vụ Tiểu học.

Đây là buổi "đi thực tế" bất ngờ của ông Nhân chuẩn bị cho việc dự tổng kết học kỳ 1 của ngành giáo dục Hà Nội chiều nay.

Sau 5 phút gặp ban giám hiệu, ông Nhân tới ngay tiết học đầu tiên trên tầng 2.

Giờ học môn Tập đọc của cô giáo Kim Thanh diễn ra khá sôi nổi. Với bài đọc có chủ đề "trường em", HS được dạy phân biệt cách phát âm các chữ " r", "d", "gi" và "tr"; nhận biết các đoạn văn trong bài; phân biệt các âm "ai", "ay"... Kỹ năng điều khiển thuần thục của một cô giáo 27 năm tuổi nghề, từng đoạt giải giáo viên giỏi cấp thành phố khiến buổi học khá sinh động. 

Cô Thanh cho biết, nếu được báo trước để chuẩn bị, cô sẽ trang bị thêm một số dụng cụ giảng dạy như các bảng chữ, hình và sắp xếp để HS sử dụng bảng viết.

Ngoài ra, cô sẽ tổ chức trò chơi theo nhóm để các em "ngấm" kỹ hơn bài dạy có chủ đề "nhà trường".

Theo bà Phan Thị Liên, Hiệu trưởng nhà trường, nếu giáo viên bổ sung liên hệ thực tiễn, bài học sẽ có hiệu quả hơn. Chẳng hạn, thông qua việc HS thi tìm các từ có liên quan tới chữ, âm đã học..., các em sẽ liên hệ nói cụ thể hơn về ngôi trường Bà Triệu cụ thể của mình.

Giờ học môn Toán của cô giáo trẻ Mai Khanh đang vào tiết  thứ hai với bài "Bảng đơn vị tính thời gian". Đây là năm đầu tiên cô Khanh chủ nhiệm lớp 5 sau 2 năm "dạy kê" các môn phụ theo chế độ hợp đồng. 

Cô Mai Khanh cho biết, nếu được "rút kinh nghiệm", cô sẽ thu gọn việc hỏi HS, không hỏi nhiều câu thừa mà không chốt được vấn đề.

Theo bà Liên, việc cô giáo hỏi nhiều câu không cần thiết có lẽ do ’áp dụng máy móc cách hiểu "đổi mới phương pháp giảng dạy" theo hướng để HS trao đổi, thảo luận tìm ra vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, giờ học sẽ hiệu quả hơn nếu cô giáo Khanh chủ động điều khiển được thời gian giảng dạy, không để kéo quá dài.

"Giáo viên trẻ thường thiếu kinh nghiệm trong một số tình huống xử trí như vậy", bà Liên nhận xét. 

Dự giờ là một trong những hình thức trao đổi chuyên môn và thu thập thông tin để đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Theo bà Liên, trường vẫn thực hiện việc dự giờ theo kế hoạch và dự giờ chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

Ấn tượng?

Phòng học chật tới mức, ngay cửa phòng số 6 vốn là hè của một phòng khác, được tận dụng thành phòng học số 5.

Phòng học chật tới mức, ngay cửa phòng số 6 vốn là hè của một phòng khác, được tận dụng thành phòng học số 5.

Hỏi về ’ấn tượng" sau buổi dự giờ, ông Nhân cho biết, sẽ tiếp tục đi dự đột xuất trong những lần khác. 

Có lẽ ấn tượng đặc biệt hơn cả là cơ sở vật chất "không thể chật chội hơn" của trường.

Ngoài 4 điểm lẻ, trụ sở chính của trường ngự trong tòa nhà 3 tầng kiểu biệt thự cũ, mà theo lời Chánh văn phòng Sở GD - ĐT Nguyễn Thành Kỳ, nơi đây phù hợp với một cơ quan nhà nước làm các việc ít phải giao dịch trực tiếp với người dân.

Hai phòng học số 5 và số 6 sát nhau mà người đầu tiên nếu bước lên tầng 3, không ai nghĩ chỗ vốn để làm hè của biệt thự được tận dụng làm hẳn một phòng học của HS lớp 5.

Còn lớp học chật tới mức, dù sĩ số chỉ có 21, nhưng chỉ kê được 2 dãy bàn với một lối đi nhỏ. Một dãy gồm các hàng ghế kê 2 bàn sát nhau, 5 em ngồi không có lối ra.

Người dân ở khu phố đã quen với cảnh HS tập thể dục giữa giờ, chào cờ sáng thứ 2... ở ngoài đường, ngay trên con phố Tô Hiến Thành đông người đi lại.

Có một năm, ban giám hiệu dự định chuyển các hoạt động tập thể như vui chơi sang công viên Thống Nhất gần đó. Nhưng bất thành vì điều kiện đi lại và các tác động tới việc học .

Đây là trường tiểu học giáp ranh giữa 2 phường Bùi Thị Xuân và Lê Đại Hành. Trường nằm trên "tuyến phố văn minh thương mại". Cách đó vài trăm mét là trung tâm thương mại Vincom, trung tâm thương mại lớn bậc nhất thủ đô.

Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, trường Tiểu học Bà Triệu là một "điển hình" của việc trường ốc thiếu thốn do là trường nằm ở quận trung tâm, quỹ đất hầu như không còn.

Ông cho hay, trong tương lai, chính quyền địa phương đã có ý định dành 3.500 m2 trong quỹ đất ộng khoảng 9.000 m2 vốn của công ty cơ khí Trần Hưng Đạo dùng để mở rộng tiếp Vincom.

Tuy nhiên, số kinh phí dự kiến cho việc giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa phải lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Theo bà Liên, hiệu trưởng nhà trường, trường tiểu học hiện có hơn 300 HS, hàng năm được rót kinh phí 500 triệu đồng và có khoản thu theo chính sách Nhà nước là 50.000/tháng với các trường hợp học hai buổi/ngày.

  • Hạ Anh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,