221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
897002
Thầy đồ trẻ trên "đường chữ"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thầy đồ trẻ trên 'đường chữ'
,

(VietNamNet) - Bên bờ tường quét vôi vàng rêu cũ, lá vàng rơi cuối tháng Chạp, là dịp những ông đồ Sài Gòn rải chiếu “bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua”.

Đường Trương Định (góc giao Điện Biên Phủ), từ 15 – 29 /12 (âm lịch) năm nay mang không khí mới, hình ảnh “đường chữ” nhộn nhịp, xôm tụ, trẻ trung hơn khi hơn một nửa trong hàng chục chiếu chữ bày hai bên vỉa hè là của những “anh đồ” tuổi hai mươi.

Ấm áp sau gam chữ lạnh

"Đường chữ" xuất hiện ngày càng nhiều người trẻ.

Người có công “chiêu mộ” các thầy đồ trẻ đến đường chữ trên đường này là nhà thư pháp Bùi Hiến. Ông là người đầu tiên có mặt viết thư pháp ở đây. “Buồn, một mình viết không xuể nên gặp ai có khả năng viết thư pháp, yêu thư pháp thì rủ rê đến cho vui". “Dân thư pháp” lạ lắm, dăm câu chào hỏi thôi là thân tình.

 

So với những năm 1999, 2000, “đường chữ” hiện nay đông vui hẳn.

Đầu tiên, chỉ dăm ba chiếu chữ, không khí cuối tháng Chạp với lá vàng bay, với xe cộ qua lại, với những bức tường rêu phong, hàng cây rủ bóng trên vỉa hè Trương Định khiến người qua chạnh nhớ tới “Ông đồ” trong thơ Vũ Đình Liên. Nhưng những "ông đồ" nay đã khác.

“Trường cấp ba mình học nằm ngay kế con đường này. Chiều đi học về thấy hình ảnh các ông đồ viết chữ đã thấy mê. Sẵn có đam mê viết thư pháp từ lâu nên lân la các chiếu chữ xem, tập làm quen và khi học đại học mới dám xin phép bố mẹ cho tham gia “bán chữ” – Lê Huy, một thầy đồ sinh năm 1985 cho biết.

Bố mẹ “anh đồ” này ban đầu hoàn toàn bất ngờ vì con mình “bày đặt viết thư pháp". Để an tâm, bố mẹ dạo qua đường Trương Định kiểm tra có đúng cậu con viết chữ ở đó không. Bây giờ thì hoàn toàn ủng hộ, tin tưởng niềm vui phóng bút của con trai mình.

Cùng chiếu chữ với Lê Huy là hai người bạn: Tùng và Nghi. Cả ba “anh đồ” này học Giao thông, quản trị mạng, văn phòng, không ai dính dáng đến văn chương. Lí do tìm đến nhau vì cùng thích thư pháp, dù trước khi có quyết định mở chiếu chữ họ chưa hề quen nhau. Và không chỉ “kết” nhau một mùa tết, họ đã cùng nhau rải chiếu suốt ba năm nay.

Theo “tự thú“ của anh đồ Nghi (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), thi ĐH chỉ được… 1 điểm văn vì không nhớ nổi thơ Hàn Mặc Tử. Nhưng đến với chiếu chữ, vẻ đẹp những đường nét uốn lượn của nét chữ khiến Nghi chú ý nhiều hơn tới nội dung, ý nghĩa. Hiện nay, Nghi thuộc rất nhiều thơ, và còn có thể nói cái hay cái đẹp của những câu chữ ấy vì đã có tình cảm nhiều hơn với văn thơ từ những chiếu thư pháp.

Soạn: HA 1028705 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thầy đồ sinh viên, khách cũng học sinh, sinh viên

Với những chiếu thầy đồ trẻ, khách là SV, ít tiền muốn được có chữ treo ngày tết cũng được thầy thông cảm (vì thầy cũng là SV mà). Trường hợp tặng không cho khách cũng có, nhưng phần nhiều khách, dù ít tiền, cũng không nỡ lấy không của thầy.

Hơn thế, thầy đồ Hoa Nghiêm cho biết, hết thời gian bận bịu, thầy lại vào các trường ĐH có CLB Thư pháp, vào Nhà văn hoá Thanh Niên tham gia viết thư pháp gây quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo, hoặc cho đồng bào lũ lụt. Niềm vui của mình được thể hiện cùng sự sẻ chia sẽ rất ý nghĩa, rất ấm áp - thầy đồ trẻ này chia sẻ.

Không chỉ là thú vui

Những "anh đồ" trẻ ngày tết cũng khăn đóng, áo dài, quần… jean, mực tàu, giấy đỏ nhưng ngày càng ít ông đồ chỉ ôm chữ kiếm sống. Thầy đồ Hoa Nghiêm, rải chiếu vẽ từ lúc còn học mỹ thuật, tới khi tốt nghiệp ra trường tranh thủ thêm nhiều nghề quanh viết thư pháp như thiết kế và trang trí nội - ngoại thất sân vườn, cà phê, bar, hội trường…

Thầy đồ Vũ An ngoài tài viết thư pháp cứng cựa còn là ảo thuật gia. Biểu diễn ảo thuật xen kẽ biểu diễn “hoa tay” viết thư pháp mới giúp thầy đồ 8X này thấy “ổn”. Vũ An là một trong những thầy đồ sinh viên  có mặt sớm trên "đường chữ". Từ khi còn học ĐH KHXH&NV, An đã nổi tiếng là tay viết thư pháp đẹp.

Soạn: HA 1028707 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thầy trẻ, vẫn khăn đóng, áo dài

Lê Huy thành thật: Chỉ những ngày cận tết (từ 24 trở đi) khách quá đông, lúc đó mới không có sự phân biệt già trẻ, chiếu chữ mới đông đúc khách. Còn những ngày khởi đầu như hiện nay, phần nhiều khách vẫn chọn những thầy đồ già, vì họ có kinh nghiệm hơn. Thầy đồ trẻ chủ yếu được khách trẻ, nhất là bạn bè đến ủng hộ.

Lê Huy xác định rõ, ngày Tết không thể ngửa tay xin tiền bố mẹ đi chơi, ít ra cũng có sự đỡ đần dịp tết. Trên hết vẫn là vì sự mê thích khi được phóng bút, thể hiện khả năng của mình. Vì thế mà rải chiếu chữ ngày tết chứ sẽ không kiếm sống được với nghề “mỗi năm chỉ một mùa xuân” này.

Mỗi mùa Tết, là mùa "làm ăn" chính của những thầy đồ. Thu nhập của những người trẻ có ít hơn một chút so với những "ông đồ già" nhưng việc kiếm trên 10 triệu không khó khăn lắm. Những ngày Tết của họ bắt đầu từ 8h30 sáng cho tới 8h30 tối, mặt cúi mặt nghiêng với những con chữ.

“Thu nhập ấy cũng giúp SV trang trải những ngày về quê ăn Tết và có thêm một phần lo cho học kì sau” - Nghĩ thế nên mỗi khi gặp những SV viết thư pháp, nghệ sĩ Bùi Hiến lại mở lời mời gọi “đến cho vui”. 

Và hơn thế, bản thân anh hiểu, giới trẻ mê hồn chữ, vẻ đẹp chữ Việt là điều ý nghĩa trong những ngày Tết. Thêm sự xôm tụ cho đường chữ vào Xuân là nét đẹp mà Sài Gòn những năm gần đây đang có.

  • Thu Hương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,