221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
857576
Doanh nghiệp- SV: "Hôn nhân" cần tình yêu và...kỹ năng
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Doanh nghiệp- SV: 'Hôn nhân' cần tình yêu và...kỹ năng
,

(VietNamNet) - Mỗi năm có khoảng 80.000 SV tốt nghiệp. Hơn một nửa trong số đó cầm trên tay tấm bằng khá, giỏi nhưng chỉ có một nửa xin được việc làm và tới 30% phải làm trái nghề. Phải chăng, SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng? Vậy “Doanh nghiệp cần gì ở SV?”

Đó chính là câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp và SV đã cùng tìm cách trả lời tại buổi toạ đàm tối 26/10 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Doanh nghiệp + SV = “hôn nhân” có tình yêu 

Nhà báo Phan Thế Hải, anh Phạm Quang Thắng và anh Phạm Trần Mạnh Trang trả lời các câu hỏi của SV

Theo nhà báo Phan Thế Hải (VietNamNet), cuộc “hôn nhân” giữa doanh nghiệp và SV đầy rẫy những xung đột, cần phải có sự hiểu nhau, sự điều chỉnh và tiếp thu không ngừng từ cả hai phía.

 

Anh Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp CRC) bổ sung thêm: “Hôn nhân” muốn hạnh phúc thì cần có tình yêu. Vì vậy mà SV phải thực sự yêu thích, đam mê và tìm hiểu kỹ về công việc mình định làm.”

 

Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường sử dụng kết hợp nhiều kênh tuyển lựa ứng viên nên mỗi vị trí tuyển dụng, các DN đều “ngập lụt” trong chồng hồ sơ xin việc.

 

Anh Phạm Trần Mạnh Trang (Trưởng Phòng Nhân sự, Công ty Unilever) khuyên các bạn SV lưu ý cách trình bày hồ sơ để làm nổi bật những kỹ năng và ưu điểm của mình.

 

 “Nếu không trình bày một cách đặc biệt mà nặng về kể lể tôi đã học ở đâu, đã từng làm gì tới vài trang giấy thì chẳng nhà tuyển dụng nào có thời gian đọc và họ có thể sẽ loại bạn ngay từ vòng hồ sơ.”

 

Anh Mạnh Trang nhắc nhở các bạn SV trước khi đi học thêm bằng ĐH thứ hai, thứ ba thì nên xác định xem nó có thực sự cần thiết cho tương lai không chứ đừng chạy theo phong trào.

 

Còn anh Phạm Quang Thắng, Giám đốc Trung tâm Streasury, ngân hàng Techcombank tiết lộ, ngân hàng Techcombank thuê hẳn một đơn vị độc lập để tiến hành thi GMAT cho ứng viên để tránh tiêu cực. Techcombank chỉ nhận hồ sơ do đơn vị này chuyển sang sau khi đã có kết quả GMAT. Vì vậy mà hồ sơ không quan trọng bằng thực lực. 

 

Theo anh Mạnh Trang thì SV cần tập trung vào 3 kỹ năng “mềm” cơ bản: kỹ năng giao tiếp (từ dáng đi, cách nói, cách thể hiện ý tưởng, cách cảm ơn sau khi phỏng vấn); kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề  và kỹ năng làm việc tập thể.

 

Tích lũy kinh nghiệm từ hoạt động nhóm

 

SV đặt câu hỏi với khách mời

Tất cả các vị khách mời đều thống nhất rằng: Tự tin chính là khởi đầu của thành công.

 

SV không nên sợ nhà tuyển dụng hỏi khó, mà cần tự tin, nhất là với những câu hỏi mở, không có câu trả lời nào là chính xác. Loại câu hỏi ấy dùng để kiểm tra độ linh hoạt và tự tin của SV. Luyện tập cho mình khả năng tự tin trình bày ý tưởng, chính kiến của bản thân.

 

Như anh Minh Trang khẳng định: “Mọi người rẽ phải, riêng bạn rẽ trái. Bạn chứng minh được mình đúng. Vậy con đường bạn chọn là đúng.”

 

Trong khi phỏng vấn, ứng viên cần biết lắng nghe, đánh giá và suy luận logic, phải biết người phỏng vấn cần gì ở câu hỏi này, từ đó đưa ra câu trả lời thích hợp.

 

Anh Trang kể một câu chuyện đã từng xảy ra trong buổi phỏng vấn tuyển dụng của mình, anh rút cây bút ra và hỏi: “Cái bút này để làm gì?” Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này mà cái anh cần ở ứng viên chính là sự sáng tạo, linh hoạt.

 

Vấn đề lớn nhất mà các SV gặp phải hiện nay là sự thiếu hụt kinh nghiệm. DN thì yêu cầu phải có kinh nghiệm mới nhận làm, phải đi làm thì mới có kinh nghiệm. Đó dường như là cái vòng luẩn quẩn khó thoát ra.

 

Anh Phạm Minh Tuấn chorằng SV đừng chỉ mong chờ ở phía nhà trường mà cần phải tự nỗ lực trau dồi kỹ năng và “tiếp thị bản thân”. “Các bạn SV nên tự thành lập nhóm, một người đóng vai phỏng vấn, 1 người là ứng viên và người còn lại quan sát. Cứ như thế, luyện tập quay vòng thì khi đi thi bạn sẽ có rất nhiều kinh nghiệm", anh chia sẻ.

 

Một điều quan trọng, nhất là trong thời gian thực tập, SV nên kết hợp nhiều lợi ích khác nhau trong một công việc. Khi đã dành thời gian cho việc gì, thì phải hết lòng.

 

Anh Hồ Anh Dũng (Phòng Quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Cục thuế Hà Nội) cũng chia sẻ: “Yếu tố tinh thần, đam mê, hoài bão mới là quan trọng. Kỹ năng thì do thời gian luyện tập mà thành.” Tham gia các hoạt động ngoại khoá, các Câu lạc bộ SV là cách tạo cơ hội để cọ xát, để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, anh Dũng khuyến khích.

  • Lan Hương
Lời toà soạn: Bạn là học sinh, sinh viên hay du học sinh, hoặc đơn giản là người quan tâm đến giới trẻ. Hãy gửi về cho chúng tôi tin, bài, ảnh phản ánh các hoạt động của giới trẻ trong và ngoài học đường theo địa chỉ bangiaoduc@vasc.com.vn. Bài được đăng, nhuận bút sẽ được thanh toán theo chế độ hiện hành.
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,