Theo một điều tra của BBC, ngày càng có nhiều sinh viên 'đạo văn' và mua các tiểu luận trên mạng. Giám đốc của một công ty chuyên bán bài làm sẵn cho SV thừa nhận công việc của mình đã 'làm hỏng cả hệ thống giáo dục'.
Dorit Chomer điều hành một trong vài công ty chuyên kinh doanh các 'sản phẩm trường học' viết sẵn và viết theo yêu cầu. Một tuần, công ty này bán được khoảng 500 đến 1.000 bài tiểu luận, chủ yếu là cho SV đang du học ở Anh với giá bắt đầu từ 50 bảng. Công ty có 4 hệ thống hoạt động 24/24 để phục vụ SV.
Khoảng 80% SV nước ngoài học tập tại các trường ở Anh sử dụng dich vụ trên. Những SV này cần những trợ giúp chuyên nghiệp để có thể cạnh tranh được với các bạn học bản xứ. Họ không muốn học nhưng lại không muốn bị đuổi học, vậy là "alê hấp", ra...công ty mua bán.
Hầu hết các trường học đều cảnh báo về nạn 'đạo văn' đang gia tăng.
Chuyên gia chống nạn 'đạo văn', Jude Caroll của trường ĐH Oxford Brookes cho biết, một điều tra của Mỹ thống kê có khoảng 43% SV lấy và sử dụng tư liệu trên mạng mà không được phép. Bà cho rằng ở Anh con số này là tương tự. Người quản lý của trường ĐH London ở Queen Mary, Steven Rose, cho rằng, trong 3 năm qua, con số SV 'đạo văn' đã tăng gấp đôi mỗi năm.
Rất nhiều trường ĐH đã cố gắng khắc phục tình hình bằng cách dùng phần mềm phát hiện những bài làm được sao chép từ trên mạng hoặc báo chí, nhưng phần mềm này lại không phát hiện được những bài luận được viết theo yêu cầu của SV.
SV Anh đang sử dụng những dịch vụ này để lừa dối. Mới đây, một SV đã bị đuổi khỏi 1 trường ĐH danh tiếng do đã tải nội dung từ một trang web của Mỹ và biến nó thành tiểu luận năm thứ nhất của mình.
Điều tra của BBC cũng phát hiện ra rằng, dù khi việc 'đạo văn' bị đưa ra ánh sáng thì một vài người có chức trách ở trường học cũng không làm gì để xử lý vụ việc này.
Một giảng viên ở trường ĐH, yêu cầu giấu tên, kể lại: ông đã phát hiện một SV sao chép gần như tất cả 12.000 từ trong luận văn Thạc sỹ của mình từ các trang web. Giảng viên đó cũng phát hiện trong phần thứ hai của luận văn cũng có rất nhiều phần cóp nhặt từ các tài liệu khác. Mặc dù vậy, ban chấm thi lại quyết định cho sinh viên này đỗ và nhận bằng tốt nghiệp. 'Điều đó làm cho tôi cảm thấy không dễ chịu chút nào. Trường lờ vụ này đi vì sợ hậu quả của việc SV thi trượt quá nhiều. Điều đó có nghĩa là: trường sẽ có ít SV đi và dẫn đến khó khăn về tài chính'.
Người phát ngôn cho các trường ĐH Anh, đại diện cho các phó hiệu trưởng của trường cho biết 'Các trường ĐH Anh phản đối mạnh mẽ nạn đạo văn. Đạo văn làm giảm giá trị của những nỗ lực của những SV chăm chỉ để đạt được bằng cấp. Điều này cũng làm hại đến SV, khi họ không có được lợi ích trong kinh nghiệm học tập và nghiên cứu, họ sẽ 'đạo văn'.
Nếu SV đạo văn để làm luận án, hình phạt sẽ là trượt kỳ thi và không được phép thi lại.
Các trường ĐH và CĐ có thể cần đến dịch vụ chống đạo văn do các hội đồng lập quỹ cho giáo dục ĐH thành lập. Dịch vụ này do Hội đồng hệ thống thông tin (JISC) điều hành nhằm giúp giảng viên kiểm tra bài luận sao chép từ trên internet và cũng nhận dạng các cụm từ và từ vựng không giống với cách của SV viết luận văn.
-
Hoàng Thảo (Theo BBC)
Năm 2003: Đơn giản thì khoảng dăm chục, cầu kỳ cũng chỉ hơn trăm nghìn đồng là có một cuốn luận văn tốt nghiệp tinh tươm. Lại có cả "khuyến mại" chọn đề tài, hướng dẫn cắt, dán để "đánh bóng" cho mới hoá, khác hóa. Cái chợ bán chữ mở cửa hàng ngày từ sáng tới 9h tối mà GS Hoàng Tuỵ đã từng đau xót ví chẳng khác gì nạn "cơm tù, xe cướp" vẫn ngang nhiên tồn tại đã nhiều năm nay ngay phía sau trường ĐH Kinh tế quốc dân. Xem bài chi tiết >> Năm 2004: Phòng Thanh tra trường ĐH Kinh tế quốc dân đã tiến hành kiểm tra gần 2.000 chuyên đề, luận văn tốt nghiệp của sinh viên K42. So với chiến dịch kiểm tra K41 thì số lượng chuyên đề, luận văn gấp 4 lần. Kết quả, có 30/1067 chuyên đề và 2/816 luận văn có sao chép, trong khi K41, nhà trường chỉ kiểm tra xác suất 500 luận văn, chuyên đề thì đã có tới 38 SV gian lận. Nhiều cô, cậu trắng trợn đến mức bê nguyên hàng chục trang luận văn của các khoá trước vào “công trình” của mình. Một nhóm giảng viên, cán bộ thanh tra của trường cũng đã “hậu kiểm” 200 thạc sĩ K9, dù các cao học viên đã nhận bằng. Tiếc thay, một số luận văn cũng có dấu hiệu “mựơn” kiến thức. Làm xong khâu này ĐH KTQD sẽ dấn thêm bước nữa để “hậu kiểm “ mảng văn bằng, luận văn, chuyên đề của sinh viên tại chức, vốn gây nhức nhối dư luận lâu nay. |