221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1318917
"Cuối giờ em xuống phòng cô uống trà nhé!"
1
Article
null
'Cuối giờ em xuống phòng cô uống trà nhé!'
,

- Tôi là con gái, nhưng từ nhỏ tôi đã có cái tính nghịch ngợm của một cậu con trai. Mỗi ngày đến lớp mà bắt tôi ngồi vòng tay lên bàn nghe giáo viên giảng bài là y như bị bệnh, bứt rứt khó chịu trong người. Phải nói leo và nghiêng ngả, tôi mới học được.

Cô là một cô giáo trẻ, dạy môn Giáo dục công dân, vừa được chuyển về trường, mặc dù trẻ nhưng lại được mệnh danh là khó tính.

Mỗi lần lên lớp, đứa nào đứa nấy cũng e dè, không dám bi bô thoải mái nữa. Còn tôi, tôi vẫn mặc, cô giảng, tôi nghe, cô quay lên bảng, tôi quay ra sau lôi sách đứa bạn…cứ thế cô bắt gặp nhiều lần, nhưng mà chẳng nói năng gì…tôi đắc thắng: cô thua mình rồi!

Hôm đó lớp tôi có tiết cô, bắt đầu buổi học bao giờ cũng là phần kiểm tra bài cũ. Cô lật cuốn sổ ghi điểm tìm kiếm một cái tên, cả lớp im phăng phắc; còn tôi, tôi chẳng lo gì, bài hôm nay dễ ợt, có kêu tôi cũng thuộc làu…nghĩ thế cho nên trong lúc cả lớp đang lật tập ôn lại bài, tôi nghĩ cách phá cô, phá sự im lặng mà cô luôn tạo ra trong lớp này.

Nghĩ là làm, tôi lấy cuốn tập cuốn tròn lại, làm ống nhòm và bắt đầu lia xung quanh… và cố tình tôi nhắm về phía bàn giáo viên cùng lúc cô nhìn về phía tôi. Khuôn mặt cô nằm gọn trong vòng tròn cuốn tập của tôi, khuôn mặt còn trẻ mà khó chịu lắm đây…

BÀI VIẾT CỦA BẠN ĐỌC

Bỗng nhiên, cô cất tiếng nói lớn, đủ để cả lớp giật mình:

- Thanh Tâm.

Tôi sung sướng nghĩ rằng cô đang tức điên lên đây, để xem cô làm gì mình.

Cả lớp ngước lên, nghĩ rằng cô kêu tôi lên bảng, rồi bất ngờ khi cô nhìn tôi với một giọng đều đều:

- Lát nữa cuối giờ em xuống phòng cô uống trà nhé!

Rồi cô tiếp:

- Hà Thanh lên bảng.

Tụi bạn liếc nhìn tôi, chẳng hiểu gì đang xảy ra. Còn tôi ngớ người, cô đang nghĩ gì đây? Tại sao cô không la lên trên lớp mà kêu tôi xuống phòng, rồi còn uống nước nữa?

Lúc đó, đầu óc con bé lớp 7nghĩ chưa ra, nhưng tôi cũng biết là cô đang giận và kìm lại, không làm tôi mất mặt trước lớp.

Một cảm giác xấu hổ bắt đầu lan tỏa, tôi cứ nghĩ cô sẽ phát điên lên cơ…Từ đó đến cuối giờ, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà phá nữa.

Cuối ngày hôm đó, tôi cũng xuống căn phòng tập thể của cô.

Thấy tôi, cô mời vào và rót nước mời uống. Không hiểu sao lúc này, thằng con trai nghịch ngợm trong tôi biến đâu mất, thay vào đó là đứa con gái dịu dàng và e thẹn.

Tôi xấu hổ nói lời xin lỗi cô. Cô mỉm cười: “Cô biết, em không phải là người hay phá, mà em chỉ muốn chứng tỏ với cô rằng mình không giống các bạn khác thôi. Nhưng lần sau đừng có làm như vậy nữa nhé, có gì cứ nói với cô là cô nghe hết”.

Từ đó, tiết cô và những tiết học khác tôi chẳng quậy phá nhiều nữa. Cũng đôi lúc có nói chuyện và nói leo cô giáo, nhưng là những tình huống vui giữa cô và trò mà thôi. Tôi trở nên nghe lời từ đó.

Ngày hôm đó đến nay, cũng đã gần 10 năm rồi. 10 năm tôi đi xa, không có điều kiện để gặp lại cô.

Nhưng mỗi lần nhớ về tuổi học trò, tôi không bao giờ quên tiết học ngày hôm đó, không bao giờ quên cô, người đã cho tôi biết làm thế nào để thể hiện mình mà không phải là sự hiếu thắng nữa.

Sắp tới ngày 20/11 rồi, tôi cầu mong dù ở đâu cô vẫn được khỏe mạnh và hạnh phúc.

  • Thanh Tâm

*****************************

Là giáo viên, đã từng hay đang là học sinh, hoặc là phụ huynh, hẳn bạn đã từng biết tới các tình huống sư phạm. Mời bạn đọc tham gia giới thiệu các tình huống ứng xử sư phạm với những cách ứng xử ấn tượng mà mình đã từng biết, từng trải qua. Bài được chọn đăng sẽ có chế độ nhuận bút. Mời quý vị gửi bài viết theo địa chỉ email: lthanh@vietnamnet.vn hoặc: Ban Giáo dục, Báo Điện tử VietNamNet, 141, phố Bà Triệu, Hà Nội. Cảm ơn các bạn.




,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,