Chữ "Cộng hòa XHCN VN" sẽ không còn trên văn bằng

Cập nhật lúc 22:02, 06/11/2010 (GMT+7)

- Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phần tiêu đề “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/Độc lập – Tự do – Hạnh phúc" trong các văn bằng, chứng chỉ (VBCC). Thông tin này đưa ra tại dự thảo thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân công bố ngày 5/11.

Mô tả ảnh.
Những mẫu bằng, chứng chỉ theo quy định hiện hành (Ảnh minh họa).

Tiêu đề này hiện đang được quy định ở khoản 1, điều 9 của quy chế hiện hành, phần quy định chung.

Bên cạnh đó, sẽ sửa những nội dung cụ thể như: năm tốt nghiệp của người được cấp VBCC. Số hiệu của VBCC cũng được bỏ.

Còn chi tiết “số vào sổ cấp VBCC” sẽ được thêm vào trong phần nội dung chung này.

Như vậy, nội dung chung của các VBCC theo quy định mới tại dự thảo sẽ gồm:

1.Tên VBCC theo quy định; 2. Tên của cơ quan cấp; 3. Họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh của người được cấp; 4. Số vào sổ; 5 - Địa danh (tỉnh, thành phố nơi cơ quan cấp VBCC đặt trụ sở chính), ngày tháng năm cấp VBCC, tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp VBCC và đóng dấu theo quy định.

Dự thảo lần này còn sửa một số quy định liên quan đến việc "chỉnh sửa nội dung VBCC". Theo đó, người học được chỉnh sửa nội dung trong các trường hợp muốn cải chính hộ tịch; thay đổi họ, tên, chữ đệm; dân tộc; giới tính; các nội dung bị sai do lỗi của cơ quan cấp VBCC.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung thêm phần trách nhiệm của cơ quan cấp VBCC; trong đó, lưu ý trách nhiệm công bố thông tin liên quan trên trang thông tin điện tử.

Cũng trong ngày 5/11, Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký quyết định nêu rõ: Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT giao cho Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức thiết kế, in ấn, quản lý và cấp chứng chỉ Giáo dục thể chất cho sinh viên theo đúng quy định hiện hành.

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

c) Bằng tốt nghiệp trung cấp;

d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học;

e) Bằng thạc sĩ;

g) Bằng tiến sĩ.

(Theo Quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007).


Phần dự thảo sửa đổi, ngoài các nội dung chung, đối với văn bằng của từng cấp học, trình độ đào tạo có thêm những nội dung như sau:

Bằng tốt nghiệp THPT có ghi thêm: nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường, khóa thi, hội đồng thi, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo.

Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp CĐ, bằng tốt nghiệp ĐH có ghi thêm: giới tính, ngành đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo.

Bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ có ghi thêm: tên ngành, chuyên ngành đào tạo mà người được cấp bằng đã theo học.

  • Phạm Duyên

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Trần Thọ, Hà Nội, 17:45, 08/11/2010

Không biết đây có phải là "sáng kiến" của các vị lãnh đạo mới của Bộ giáo dục đào tạo không chứ thực ra hình thức văn bằng không nên và chưa cần thiết đặt ra lúc này vì tốn thời gian và tiền bạc mà chả có ý nghĩa gì nhiều. Không phải vì cứ phải giống nước ngoài, cứ phải "nước ngoài họ thế này thì mình phải như thế" mới là hội nhập quốc tế!. Cái quan trong nhất là chống nạn học thức giả mà bằng lại thật mới là quan trọng lúc này!
Có người nói để như cũ là có vẻ chính trị (?) mang tính thời đại còn sự học là muôn đời (?). Tôi thấy bạn này có lẽ thấy người ta nói chính trị thì cũng nói cho nó vui vậy thôi chứ thất ra... chả hiểu gì về chính trị! Cầm tấm bằng cái người ta quan tâm nhất là nó thật hay giả? trường nào cấp? chứ không quan tâm nhiều đến thể chế chính trị nước cấp bằng!
Có bạn nói vì để tiêu ngữ như vậy ở nước ngoài họ khó ...dịch (?). Xin hỏi đấy có phải là điều để chúng ta đáng bận tâm hay không? GS NGÔ BẢO CHÂU đã chẳng từng nói các giáo sư, các nhà học giả nước ngoài họ quan tâm là quan tâm đến khả năng trí tuệ của học sinh, phát hiện nhân tài và bồi dưỡng nhân tài cũng chủ yếu là dựa trên "cái đầu" của người học, chứ đâu có quan tâm do nước nào cấp và hình thức cái bàng đó như thế nào?. Nói như vậy tôi cho rằng không nên "bày " ra chuyện thay đổi hiành thức mà cái quan tâm lúc này chính là chuyển đổi thật mạnh tư duy giào dục, tư duy dùng người để từ đó, 10, 15 năm nữa chúng ta sẽ có những tiến bộ thật sự trong sự nghiệp trồng người!

Hoang The Anh, Gio Linh Quang Tri, 19:42, 07/11/2010

Nếu có thay đổi gì thì cần phải cân nhắc lại về trường học là trên hết. Chất lượng đào tạo và khi được đào tạo tại các trường ra có xin được việc không đó mới là điều quan trọng. Theo tôi được biết thì nhiều con em khi đi học ra đa số không xin được việc. Về việc thay đổi như thế nào trong VBCC đi chăng nữa mà chất lượng đầu vào và ra có chất lượng hay không đó mới là quan trọng. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Đặng Anh Tài, Đại học An Giang, 19:40, 07/11/2010

Nước ta ngày càng có nhiều sinh viên theo học ở nước ngoài từ cấp phổ thông tới đại học và sau đại học. Do vậy, Bộ GD & ĐT có cần xem xét đến việc cấp VBCC bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác nhưng được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia) hoặc song ngữ? Có nên xem xét cấp Bảng điểm học tập bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ? Vì điều này sẽ góp phần hạn chế những khó khăn về mặt thủ tục (dịch thuật, chứng thực,...) cho những người muốn du học nước ngoài.

nguyen manh tuan, manhtuankhct@gmail.com, 19:36, 07/11/2010

Tôi thấy làm như vậy là không được. Vì đây là quôc hiệu tiêu ngữ của nước ta, chúng ta phải có quyền tự hào về điều đó. nếu có như vậy thì ảnh hưỏng gì đâu mà bỏ.

Vì chúng ta phải nên tự hào với những ngôn ngữ như vậy.
Theo tôi, không được bỏ vấn đề này,vì vậy cần cân nhắc cho kĩ càng và hợp lý.

như thúy, hue, 19:35, 07/11/2010

Vấn đề cần giải quyết là chất lượng của tấm bằng chứ không phải là hình thức. Theo tôi vẫn phải để dòng chữ Cộng hòa XHCN Việt Nam... như cũ. Hay là bỏ đi thì sẽ được công nhận là bằng "quốc tế".

Hồ Choa, Hà nội, 19:05, 07/11/2010

Hay! Vạn sự khởi đầu nan.

Nguyễn Lâm, Thanh Hoá, 19:03, 07/11/2010

Cái nội dung đáng bỏ thì không bỏ. Ví như: Đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp...., thi TN mà lại ghi trúng tuyển, chẳng hiểu có đúng ngữ pháp tiếng Việt không?

Vũ Văn Tôn, Thái nguyên, 18:47, 07/11/2010

Chữ trên văn bằng là chữ Việt. Đương nhiên là bằng việt, bản sắc dân tộc nằm trong đó. Tuy nhiên nên ghi kỹ về
1, Cơ sở đào tạo;
2. Địa chỉ đào tạo;
3. Khoa ngành;
4. Chuyên ngành đào tạo;
5. Đạt loại gì?

Phạm Ngọc Hà, 161, Tân tiến, Biên hòa, Đồng Nai, 18:38, 07/11/2010

Theo tôi, hệ thống các trường từ bậc học thấp nhất là tiểu học đến đại học đều do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc quyết định thành lập. Theo dự thảo nội dung mới, VBCC không có phần ghi quốc tịch, dân tộc...Vậy bỏ tiêu đề nước "Cộng hòa..." thì người được cấp VBCC thuộc quốc tịch nào? Bạn bè quốc tế nhìn vào VBCC có biết người được cấp là ai không? Ngoài ra, VBCC mới không quy định dán hình của người được cấp, sẽ gây rất nhiều phiền phức sau này. Tôi cũng đồng ý với các bạn khác, cứ giữ nguyên như cũ là hợp lý. Nếu có cải tiến, chỉ cần thêm một số thông tin bằng tiếng Anh (VD: Họ, tên, Quốc tịch, chuyên ngành đã học, Trường cấp bằng..., để phù hợp với xu thế hội nhập là đủ.

Bùi Thanh Phương, Hà Nội, 18:24, 07/11/2010

Việc làm này có tác dụng thiết thực như thế nào? Có ai nói cho tôi biết không?

davatuan, tth, 17:32, 07/11/2010

Cố gắng nghĩ đến những thay đổi có mục đích, có tính cấp thiết hiện nay, không thể đổi hình thức bằng mà làm cho người có tấm bằng đó giỏi hơn, làm sao người ta có thể tự hào khi trình ra tấm bằng chứ tôi thấy nhiều người có bằng mà ai hỏi mới rụt rè đưa ra như cái gì đó phải cất giấu. Thật buồn quá.

xuanluc, 16:50, 07/11/2010

Bằng tốt nghiệp tôi vừa nhận không có dòng chữ "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc"

KK Nguyen, 10 Harris street, St. Albans , VIC. 3021, 16:50, 07/11/2010

Thân gửi quý bạn đọc vài mẫu văn bằng tại Úc để quý bạn có chút ý-niệm về văn bằng cấp ngoài VN :

1- Tên trường đại học : Royal Melbourne Institute of Technology ( đây là tên cũ vì văn bằng cấp lâu rồi - hình như tên hiện nay là RMIT University)
This is to certify that
TÊN sinh viên
is hereby awarded the
TÊN văn bằng
on the 31st day of March in the year 19 ......
having completed an approved course of study.

chữ ký chữ ký con tem nổi của trường
Chancellor Vice-chancellor

2- Tên trường đại học : Victoria University of Technology (đây là tên cũ vì văn bằng cấp lâu rồi - tên hiện nay là Victoria University)
This is to certify that
TÊN sinh viên
was duly granted the
TÊN văn bằng (hậu cử nhân)
on the Twenty-first day of May in the year
Nineteen Hundred and ..........
tem dấu nổi của trường đại học

chữ ký chữ ký
Vice-Chancellor Chancellor

Thân chào quý bạn
KK Nguyen

Le quoc Dan, Ha noi, 16:31, 07/11/2010

Tôi cho rằng:
1. Cần phải ghi rõ năm tốt nghiệp
2. Hiện nay ở ta có rất nhiều loại hình đào tạo, trong đó vẫn còn đào tạo tại chức và học liên thông từ cao đẳng để lấy bằng đại học, ... vì vậy cần có mục ghi rõ loại hình đào tạo.

nguyễn văn chất, TP Vinh, 14:46, 07/11/2010

Theo tôi các trường hoặc cơ sở đào tạo đều do cơ quan nhà nước cho phép thành lập hoặc ra QĐ thành lập nên bỏ chử Cộng hoà... là không đúng.

Binh Binh, Ha Noi, 14:45, 07/11/2010

Nhiều việc cần phải thay đổi thì không thấy nhắc đến, hay hướng dư luận đến một chú ý mới?

Tranfrance, Paris, 14:35, 07/11/2010

Sao khong thay de noi sinh ?Toi thiet nghi neu chi de ngay sinh co the trung ,nhung ,con noi sinh it khi trung lap.O nuoc ngoai,ho quan ly van bang hay chung minh thu,deu ghi noi sinh,chu khong quan trong que quan.

Vũ quang A, Hà Nội, 14:32, 07/11/2010

Bỏ tất cả hình thức học đi làm rồi đi học các trường để nâng bằng lên thì tốt.

Trần Quang Hiếu, Hải Lăng, Quang Trị, 14:26, 07/11/2010

Theo tôi không nên bỏ, giữ nguyên như thế là hợp lý.

Minh minh, Ha Noi, 11:47, 07/11/2010

Sao không có mục ghi điểm nhỉ. Cùng một xếp hạng nhưng nhiều lúc mình thấy điểm chênh lệch hoàn toàn. Như vậy nếu không ghi điểm không thể đánh giá hết được

Nguyen Duc, Toyama-Japan, 09:57, 07/11/2010

hình thức văn bằng không quan trọng, chỉ cần đảm bảo khó bị làm giả là được.

Quan trọng là người nhận văn bằng đó có xứng đáng hay không.

Cơ quan cấp bằng đó chất lượng giảng dạy như thế nào mới quan trọng.

Mr. Tuong, 172 Lac Long Quan, 09:37, 07/11/2010

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tiếp theo sẽ là Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Đã bao nhiêu thế hệ từ trước đến nay vẫn viết vậy. Giờ bỏ nó đi đọc mà thấy trống vắng xót xa.
Hòa nhập mà không giữ được bản sắc riêng thành hòa tan mất rồi

tethien, hcm, 09:32, 07/11/2010

1 tư duy thực tế đáng ghi nhận. Good !

phu' 37, dcna, 09:24, 07/11/2010

tại sao lại không ghi tên quốc gia lên bằng tốt nghiệp chứ.

Bùi Hồng Quý, Đắc Lắc, 08:15, 07/11/2010

Theo tôi, không thể bỏ phần quốc hiệu (“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”) trong văn bằng, chứng chỉ, vì:
1. Văn bằng, chứng chỉ cũng là một loại văn bản hành chính thông thường, do đó về mặt thể thức phải tuân theo các quy định có liên quan (hiện nay là Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP Ngày 06 tháng 5 năm 2005, của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản), trong đó yêu cầu phải có thành phần quốc hiệu trong loại văn bản này. Do đó Bộ Giáo dục và đào tạo không thể tự ý bỏ nội dung này được;
2. Quốc hiệu vừa thể hiện tính chủ quyền quốc gia, vừa thể hiện niềm tự hào, tình cảm thiêng liêng đối với tổ quốc... Ở nước ta, từ trước đến nay, ngay cả trong những giấy tờ giao dịch thông thường hàng ngày của người dân, trước hết đều trân trọng ghi dòng quốc hiệu này và có thể nói đều đó đã đi vào tiềm thức của mọi người dân Việt Nam (kể từ lúc bắt đầu biết đọc, biết viết). Các văn bằng, chứng chỉ là do các tổ chức giáo dục và đào tạo trong nước cấp, ghi nhận trình độ nghề nghiệp, học vấn của công dân, do đó không có lý do gì mà không trân trọng ghi phần quốc hiệu trong văn bằng, chứng chỉ do các tổ chức giáo dục và đào tạo trong nước cấp. Thiết nghĩ, đều đó cũng nhằm góp phần giáo dục niềm tự hào và tinh thần yêu nước của dân tộc, mà trước hết là đối với học sinh, sinh viên... và hoàn toàn không "có hại" cho quốc gia, dân tộc và không hề gây khó khăn hay cản trở gì cho sự phát triển của ngành Giáo dục-đào tạo nói chung và công tác quản lý nhà nước về Giáo dục-đào tạo nói riêng.

nguyen minh, tpHCM, 07:23, 07/11/2010

Tại sao chúng ta không nghĩ đến bỏ lối đào tạo rộng,hướng tới đào tạo hẹp theo chuyên ngành,bỏ lối dạy cua ở các trương trình học để học sinh phải đọc sách nhiều hơn.Tình trạng mở của các trường đại học kiến cho tình trạng loạn học vấn,có những việc cơ quan nhận Kỹ sư,Cử nhân để làm công việc của công nhân.

Quang Sáng, Canada, 04:58, 07/11/2010

Một quyết định hay. Thiết nghĩ chỉ cần Việt Nam là đủ rồi. Tôi đem bằng ra nước ngoài, chuyển ngữ ra người ta cứ nhìn vào đó mà xem như mình là từ cõi trên ấy.

osana, 22:23, 06/11/2010

Thật ra thì cái này nên bỏ từ lâu mới đúng. Giáo dục là muôn đời không thể nhuốm màu sắc chính trị có tính chất thời đại vào được.

hoang hoang, ha noi, 22:10, 06/11/2010

Đừng làm thay đổi quá nhiều.

Các tin khác