221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1313057
Tình huống thông minh: "Hỏi một câu thì dốt trong chốc lát..."
1
Article
null
Tình huống thông minh: 'Hỏi một câu thì dốt trong chốc lát...'
,

 - Hỏi một câu thì dốt trong chốc lát, còn không hỏi thì dốt suốt đời". Đây là câu nói của thầy giáo chủ nhiệm mà đã hơn 11 năm tôi vẫn nhớ.

TÌNH HUỐNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM

5[1].jpg
Hoa tặng thầy trong ngày hiến chương. Ảnh: An Bang
Kỷ niệm về thầy, về những bài giảng trên lớp và những bài dạy đạo đức luôn in đậm trong tôi như hành trang bước vào đời.

Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, giáo dục nước mình rất coi trọng điểm số của học sinh, sinh viên và coi đó là kết quả đánh giá quá trình học của con em. Mà đôi khi đánh giá chưa đúng lực học của từng em. Nhiều điểm tốt tức là học giỏi, điểm kém là học dốt. Vì thế, mới xảy ra tình trạng gian lận trong thi cử và kiểm tra.

Ngày trước, tôi cũng là một cán bộ trong lớp mà thầy giáo tin tưởng giao nhiều trọng trách. Tôi sống hòa đồng nên bạn bè đều quý. Lớp tôi là một lớp đại đoàn kết trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bao che trong học tập.

Bạn nào đi học muộn hay làm thiếu bài đều được báo cáo đi học đúng giờ và làm bài tập đầy đủ. Nếu bạn nào không may mắn bị thầy gọi lên bảng làm bài thì mượn vở của bạn khác là xong. Vẫn biết rằng là sai, nhưng chúng tôi cứ bao biện hành động ấy là hào hiệp, sống hết lòng vì bạn bè.

Cứ đến giờ kiểm tra môn Toán, tinh thần đồng đội mới phát huy hết khả năng.

Khi thầy giáo chép đề xong, ai nấy cũng có vẻ làm bài rất nghiêm túc, lấy máy tính và giấy nháp ra nhẩm như đúng rồi, cộng thêm không khí yên lặng thì thầy rất hài lòng.

Nhưng khi thầy vừa ra ngoài thì bên này quay sang bên trái, bàn trên quay xuống bàn dưới, chỗ này chạy sang chỗ kia - chép và chép tốc ký.

Chỉ cần mấy bạn học giỏi toán làm xong thì cả lớp cũng "ngon lành cành đào". Các giờ trả bài thầy ngạc nhiên với những bài làm hoàn toàn giống nhau, giống cả chỗ sai với câu cú y hệt.

Thầy buồn bã nói:" Thầy không quan tâm đến điểm số trên những tờ giấy này mà thầy muốn biết
các em có dám làm người khác thất vọng khi sống thật với lòng mình hay không? Thầy chỉ muốn
biết các em có thực sự đi trên đôi chân của mình mà không cần mượn của người khác hay không?"

Sau đó, thầy phát bài kiểm tra khác cho cả lớp và ghi một từ lên bảng "dfanh dự". Rồi thầy lẳng lặng đi ra ngoài.

Không khí lớp im ắng hơn bao giờ hết. Mọi người tập trung vào bài, nhiều lúc quay sang nhìn nhau muốn hỏi một chút mà không ai dám, chỉ cười trừ rồi lại yên lặng.

Hết giờ, cả lớp nộp bài, có người vui, người buồn vì không làm được nhưng tất thảy đều hân hoan với thông điệp nhẹ nhàng và tế nhị của thầy. Lòng tự trọng, danh dự của bản thân, của tập thể là điều quý giá cần được trân trọng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cảm ơn thầy đã cho chúng tôi giây phút để đối diện với chính mình mà soi rọi những gì đã qua!

  • Hiền Lương

*********************

Là giáo viên, đã từng hay đang là học sinh, hoặc là phụ huynh, hẳn bạn đã từng biết tới các tình huống sư phạm. Mời bạn đọc tham gia giới thiệu các tình huống ứng xử sư phạm thông minh mà mình đã từng biết, từng trải qua. Các bài viết được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Mời quý vị gửi bài viết theo địa chỉ  email: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc: Ban Giáo dục, Báo Điện tử VietNamNet, 141, phố Bà Triệu, Hà Nội.
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,