221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1311957
"Ban đầu mình cũng chỉ làm những cái "râu ria"...
1
Article
null
'Ban đầu mình cũng chỉ làm những cái 'râu ria'...
,

- Thành công của họ có thể tóm tắt trong cụm từ đam mê và liều lĩnh: Từ bỏ cơ quan Nhà nước để ra làm ngoài khi cơ hội vào biên chế cực kì khó khăn, mạnh dạn thành lập công ty khi mới là sinh viên năm 2,…

TIN LIÊN QUAN

Sáng nay 3/10, tại Hà Nội, các CEO (Chief Executive Officer: lãnh đạo cao nhất của một công ty hay tổ chức) ngành Công nghệ Thông tin đã có buổi trò chuyện cởi mở với sinh viên về con đường dẫn đến thành công của họ. 

Mở đầu buổi trò chuyện là chia sẻ của anh Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT. “Thế hệ chúng tôi để thành công dễ hơn các bạn. Khi đó, khoảng cách về CNTT giữa thế giới với Việt Nam là rất nhỏ”.

Buổi trò chuyện giữa các CEO ngành CNTT với các bạn sinh viên diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn.
Buổi trò chuyện giữa các CEO ngành CNTT với các bạn sinh viên

Sớm được làm quen với máy tính từ hồi mà “nó cồng kềnh, to tới mức phải để trong tòa nhà lớn”, cùng niềm đam mê và nỗ lực của bản thân đã giúp anh Châu có được thành công trong lĩnh vực này.

“Chúng tôi may mắn, nhưng tất cả đã làm việc nghiêm túc, có khi 15 - 20 tiếng mỗi ngày. Và rồi thành công đã đến với mình tự nhiên” – anh Châu cho hay.

Đồng ý với quan điểm trên, anh Nguyễn Hòa Bình, GĐ PeaceSoft Solutions Corp cho rằng thành công hôm nay của bản thân cũng có nhiều may mắn.

Từng là cán bộ công tác trong các cơ quan Nhà nước, anh Nguyễn Nhật Quang, Chủ tịch&TGĐ Công ty Hài Hòa và chị Bùi Hồng Liên, Tổng Giám đốc FPT Software đã mạnh dạn xin ra khỏi biên chế, thành lập công ty phần mềm, kinh doanh trên lĩnh vực CNTT.

Hôm nay, ngồi tại đây, anh Quang tự nhận đó là “quyết định liều lĩnh” bởi chính bản thân lúc đó cũng rất băn khoăn: “Liệu ra ngoài lúc này liệu có sống được bằng làm phần mềm không?”

"Khoảng cách giữa ngành CNTT của chúng ta hiện nay đang ngày càng xa hơn so với thế giới" - Đó là khẳng định của anh Hoàng Minh Châu và anh Nguyễn Nhật Quang.

CNTT đang phát triển nhanh chóng và anh Quang cũng có lời nhắc nhở: "Nếu không cẩn thận thì việc dọn rác số còn khổ hơn nhiều lần dọn rác cho sông Tô Lịch, thậm chí nguy hiểm hơn. Điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ làm như thế nào để tổ chức xã hội khi có công nghệ trong tay".

29 tuổi với 32 giải thưởng trong và ngoài nước chỉ bằng một vài công trình khác nhau nhưng bí quyết và cũng là lời khuyên của anh Nguyễn Hòa Bình đó là: "Vì tôi biết đào sâu nghiên cứu vấn đề của mình. Internet là "người thầy vĩ đại" vì nó dễ dàng cung cấp cho chúng ta mọi kiến thức ta cần biết, muốn tìm hiểu".

Một điểm nữa cũng được anh Bình nhắc tới: "Các bạn cũng cần rèn luyện kĩ năng tiếng Anh cùng sự kiên trì trong công việc. Sinh viên mình mới ra trường thường có xu hướng nhảy việc, "đứng núi này trông núi nọ", nhanh nản".

"Ban đầu mình cũng chỉ làm những cái "râu ria" chọ họ thôi, nhưng rồi dần dần phát triển lên đó chứ" - Anh Quang thêm vào: "Tôi tin, chỉ cần có hoài bão, quyết tâm các bạn sẽ làm được những thứ nếu không hơn thì ít ra cũng tốt như thế giới đang làm".

Suy nghĩ bỏ qua cái nhỏ bé, đơn giản, cố phải làm cho bằng được những gì thế giới có, theo anh Châu, là không nên. Và nữa: "Đôi khi chúng ta ngộ nhận mình chăm chỉ hơn thế giới, giỏi giang hơn họ".

Dẫn ra ví dụ cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu giữa những cô phục vụ người Việt Nam và Philippines, anh Châu đưa ra lời khuyên và cũng là kinh nghiệm của mình:

"Đừng quá băn khoăn đến việc mình yếu cái này, kém cái kia. Thay vì khắc phục điểm yếu, hãy phát huy điểm mạnh của mình trước đã. Đừng cố bằng họ mà hãy xem họ yếu hơn mình gì để phát huy điểm mạnh của bản thân.Trong tuyển dụng, tôi vẫn thường hỏi: "Em biết cái gì? Có điều gì em muốn nói mà tôi chưa hỏi không?".

  • Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,