221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1293253
Lại xót lòng nam sinh chuyên Toán tự tử
1
Article
null
Lại xót lòng nam sinh chuyên Toán tự tử
,

- “Cuộc sống của con vốn chẳng có niềm vui giờ lại rớt đại học nữa, con không dám đối diện với ngày mai. Con xin lỗi…”- tin nhắn vừa được tìm thấy trong điện thoại của Trịnh Công Sỹ, HS chuyên Toán tự tử vì làm bài không tốt trong kỳ thi ĐH.

TIN LIÊN QUAN

"Đầu bạc đưa tiễn đầu xanh"

Sự ra đi quá đột ngột của cậu học trò ngoan hiền, học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) chỉ vì áp lực làm bài thi ĐH không được tốt, làm mọi người không thể tin điều đó là sự thật.

Đã 3 ngày sau cái chết của thí sinh Trịnh Công Sỹ, thế nhưng khi chúng tôi tìm đến nhà thí sinh này ở vùng quê nghèo thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, không khí ảm đạm, đau thương vẫn bao phủ trong căn nhà nhỏ.

Trên bàn thờ nghi ngút khói hương, đặt ngay giữa phòng khách, tấm di ảnh với chiếc áo trắng vẫn còn in tên Trường THPT Lê Khiết khiến nhiều người nhìn vào không ai không khỏi xót thương.

Giấy khen cuối cùng của Sỹ. Ảnh: Minh Bảo

Nhiều ngày qua, bà Phạm Thị Hảo (81 tuổi), bà ngoại của Sỹ cứ ngồi thu lu một góc, thỉnh thoảng lại hướng đôi mắt mờ đục về phía bàn thờ của đứa cháu trai, rồi thốt lên: "Sao trời không để già đi trước, nó còn bé quá mà".

Chị Lê Thị Tuyết (mẹ của Sỹ), nhiều ngày qua cũng như người mất hồn, lúc nào cũng ôm trong người di ảnh của con. Dường như chị không còn nước mắt để khóc cho đứa con của mình.

Anh Trịnh Vang, cha của Sỹ có lẽ là người bình tĩnh nhất. Nén nước mắt vào trong, anh Vang kể với chúng tôi: Nhà làm nông cuộc sống khó khăn, 2 vợ chồng lam lũ, tằn tiện nuôi 2 người con ăn học. Nghèo nhưng tài sản và niềm tự hào nhất của gia đình là những đứa con ngoan hiền, học giỏi.

Mẹ và bà ngoại Sỹ thẩn thờ nhìn giấy khen và di ảnh của Sỹ. Ảnh: Minh Bảo

Dù vất vả nhưng 2 người con của ông Vang đều học giỏi và ngoan hiền có tiếng ở cả vùng này. Trịnh Công Tiến (con trai đầu của anh Vang) đang là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Sỹ 12 năm liền đạt HS giỏi. Cả xã chỉ có mình Sỹ là đạt thành tích cao nhất trong học tập và học trường chuyên nổi tiếng của tỉnh.

Cái chết đột ngột của Sỹ đã khiến Tiến (anh trai của Sỹ) sốc nặng. Tiến kể lại cho chúng tôi trong nước mắt: Hôm đó (sáng 11/7), Sỹ rủ anh trai xuống thăm ông, bà nội và chú út. Nhưng Tiến có việc nên không đi, bảo Sỹ đi một mình. Thấy Sỹ có vẻ hơi buồn sau đợt thi khối B, Tiến động viên em: “Nếu không đậu trường Y thì học trường Kinh tế cũng được”. Nhưng Sỹ chỉ cười rồi quay mặt đi.

Trưa 11/7, sau khi dọn cơm xong, Tiến gọi điện cho Sỹ về ăn cơm với gia đình thì Sỹ nói đang đi thăm các bạn. Nhưng thật ra lúc đó Sỹ gặp hai người bạn thân của mình để tạm biệt trước khi ra rẫy. Và tại đây, Sỹ lấy điện thoại nhắn dòng tin vĩnh biệt cho các bạn ở lớp 12 Chuyên Toán (với tên gọi T92): “Vĩnh biệt T92”.

Đến quá trưa, gia đình Sỹ linh cảm thấy có điều chẳng lành bởi Sỹ không bao giờ đi quá giờ ăn trưa. Cả nhà, hàng xóm láng giềng đổ đi tìm Sỹ. Đến gần 7 giờ sáng hôm sau, mọi người mới bàng hoàng khi thấy Sỹ nằm chết tại rẫy keo của gia đình, bên cạnh có chai thuốc trừ sâu.

Sau khi an táng xong, cả gia đình mới mở điện thoại và đọc được những dòng “thư tuyệt mệnh” gửi cho cha mẹ với nội dung: “Gửi bố mẹ! Khi đọc được những tin nhắn này thì có lẽ con đã đi về thế giới khác, không giọng nói, không tiếng cười. Con xin lỗi! Đây là lần thứ 3 con nghĩ đến cái chết và giờ thì con đi thật. Cuộc sống của con vốn chẳng có niềm vui giờ lại rớt ĐH nữa, con không dám đối diện với ngày mai. Con xin lỗi…”.

Áp lực thi cử

Tin Sỹ tự tử chết vì làm bài không tốt trong kỳ thi ĐH vừa qua đã khiến cho thầy cô, bạn bè của em tại Trường THPT chuyên Lê Khiết sốc nặng.

Là giáo viên chủ nhiệm của trong 2 năm học (11 và 12 lớp chuyên Toán), cô Võ Thị Dung, rất am hiểu tính tình và học lực của Sỹ. Nói với chúng tôi về Sỹ mà giọng cô Dung như nghẹn lại: Sỹ là học sinh ngoan hiền và học giỏi.

Tuy ít nói, nhưng Sỹ rất sôi nổi trong các hoạt động của lớp. Em không chỉ được bạn bè quý trọng mà các thầy cô ai cũng yêu mến. Hôm nhận được tin Sỹ chết, cô thật sự bị sốc nặng. Và thậm chí đến giờ cô vẫn không hiểu tại sao Sỹ lại hành động một cách nông nổi như vậy. “Một học trò ngoan hiền, năng nổ và nhiều nhiệt huyết như Sỹ thì sao có thể hành động như vậy. Em dại quá Sỹ ơi!”- cô Dung đau xót.

Tin Sỹ chết cũng đã làm cho nhiều học sinh Trường chuyên Lê Khiết bàng hoàng, sửng sốt. Nhất là những người bạn thân của Sỹ.

Lê Nam, bạn của Sỹ từ những năm học cấp hai và cũng là bạn học lớp chuyên Toán của Sỹ cho biết, là HS chuyên Toán, nhưng Sỹ học giỏi toàn diện. Năm nay, Sỹ thi vào 2 khối A và B, nhưng nguyện vọng lớn nhất của Sỹ là thi khối B vào Trường ĐH Y dược TP.HCM.

Sỹ (hàng trên thứ 4 từ phải sang) chụp chung cùng với lớp 12 chuyên Toán Lê Khiết. Ảnh: Minh Bảo

“Hôm thi xong khối A, Sỹ có gọi điện nói là làm bài tốt. Thế nhưng sau khi thi xong khối B, chắc là do làm bài không như ý muốn nên bạn Sỹ cũng hơi buồn”- Nam kể lại.

Trước khi Sỹ mất, Nam có nhận được tin nhắn của Sỹ với nội dung: “Vĩnh biệt T92” (ký hiệu của lớp chuyên Toán)”. Thấy Sỹ nhắn tin lạ, Nam gọi lại thì Sỹ bảo không có gì chỉ nói đùa thôi. Rồi Sỹ nói thi làm bài không tốt, giọng Sỹ rất buồn.

Trao đổi với PV VietNamNet, thầy Trần Đình Vợi, Phó hiệu trưởng Trường chuyên Lê Khiết cho biết, tin Sỹ tự tử chết vì làm bài thi không tốt đã khiến cho cả trường bàng hoàng bởi từ trước đến nay chưa bao giờ có trường hợp như thế xảy ra.

Theo các giáo viên của trường, Sỹ học giỏi và ngoan hiền. Nhiều thầy cô không hiểu vì sao Sỹ lại chịu áp lực như thế. “Nhiều em của trường cũng chịu áp lực rất lớn khi thi vào các trường ĐH có tiếng trong nước. Có em năm đầu thi không đỗ nhưng vẫn quyết tâm thi lại năm sau. Đây là một sự việc đáng buồn đối với trường chúng tôi”- thầy Vợi nói.

  • Minh Bảo
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Sự ra đi rất đáng tiếc cho 1 tài năng , bởi cuộc sống còn nhiều thử thách mà chúng ta trong cuộc sống phải vượt qua.

Thế nhưng vì 1phút suy nghĩ sai lầm mà em đã từ bỏ cả cuộc đời tươi đẹp phía trước. Không biết bản thân sĩ khi từ bỏ cuộc đời của mình em có nghĩ đến gia đình, bạn bè,thầy cô không và đặc biệt là bố mẹ em người mang nặng đẻ đau nuôi nấng em đến ngày hôm nay.

Cái chết của sĩ cũng là bài học, là sự thức tỉnh cho các em học sinh hãy đương đầu với thử thách và hãy đi lên bằng nghị lực và ý chí của mình cuộc sống tươi đẹp sẽ hiện ra trước mắt các em .Gia đình thầy cô và bạn bè vẫn luôn đồng hành cùng các em

,
nguyễn văn nhất, yenbai, gửi lúc 16/07/2010 21:23:41

Nhung hoc sinh lop chuyen, nhat la nhung hoc sinh lop chuyen cua truong xep hang nhat cua dia phuong, co rat nhieu ap luc. Chinh toi cung da tung trai qua nhung ap luc nhu vay. Toi hieu va chia se voi nhung kho khan ve tinh than ma Sy gap phai. Nhung cam giac rat mong manh, ko the nao hieu noi.
Nhung Sy that kho dai, kho dai nhu chinh toi ngay truoc (nhung co le toi may man hon) khi ko dam doi mat voi that bai.
Neu binh tam lai ma nghi, hoc sinh chuyen cung la nhung con nguoi thoi, la nguoi thi phai co luc cang thang va sai lam. Sao khong tao co hoi cho minh sua sai nhi??? Sao minh phai song bang du luan xa hoi va nhung loi dam tieu nhi??
Co le Sy nghi rang chet la het. Ko dau, nhung nguoi than cua Sy va nhung thay co, ban be dang xot thuong. Chet la het hay Sy chet di roi de chuyen sang 1 kiep song khac va roi se phai tra nhung gi minh da vay muon cua cuoc doi va ganh chiu nhung qua bao do 1 phut bong bot gay ra?
Mong nhung ban si tu, mong nhung nguoi dang lam vao canh khon cung dung nghi den viec tim den cai chet. Hay loi dung cuoc song nay de xay dung lai, de tim lai nhung gi da mat va de lam dep cho cuoc song nay.

,
Firebird, Long Xuyen, gửi lúc 16/07/2010 08:41:03

Đúng là nên đổ lỗi cho giáo dục vì giáo dục việt NAm có quá nhiều bất cập. Quá trọng thành tích.một nền giáo dục cồng kềnh dạy những cái đâu đâu cái cần dạy thì không dạy .dẫn đến việc học sinh thiếu kĩ năng sống.nhưng lỗi ở giáo dục cũng là một phần thôi cái chết cuẩ sĩ là do áp lực từ gia đình từ xã hội và từ chính bản thân sĩ khi tự tao áp lực cho mình.có lẽ là do sĩ diện hão quá cao

,
Doan tuấn , cp, gửi lúc 16/07/2010 08:35:25

Tôi xin chia buồn cùng gia đình, thầy cô của em Sỹ về sự mát mát đau thương này.

Tôi là 1 GVTHPT, tôi hiểu hành động của em Sỹ, các em bị rất nhiều áp lực trong học tập cùng với kỹ năng sống và sự hiểu biết xã hội hạn chế nên dẫn đến em có hành động rất thiếu suy nghĩ như vậy.

Khi làm hồ sơ đăng ký thi ĐH, CĐ thì người GVCN phải tư vấn chọn trường các em thi theo năng lực của các em, các em tham khảo ý kiến gia đình để chọn 1 trường phù hợp với mình.

Tôi rất buồn vì giờ nhiều gia đình, GV cứ bắt con học suốt ngày đêm, hết học ở trường lại học ở nhà (lượng đổi chất đổi?) nên các em không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và thiếu kỹ năng sống: giao tiếp, ứng xử, quan hệ, tình cảm, hiểu biết xã hội...

Các em nhiều khi chỉ biết mỗi bản thân mình, ích kỷ và có những đánh giá nhận xét lệch lạc, sai lầm về việc làm của mình cũng như của người khác dẫn đến hành động sai lầm của các em. Một lần nữa tôi xin chia buồn cùng gia đình em Sỹ, cầu mong cho hương hồn em được an nghỉ ngàn thu dưới suối vàng!

,
Tran Manh Sam, Lang Giang, Bac Giang, gửi lúc 16/07/2010 07:49:05

Lúc trước tôi đã đọc rất nhiều bài báo nói về tâm trạng của những người khi thi rớt ĐH, tôi không ngờ là bây giờ mình đang rơi vào tâm trạng ấy. Thật khủng khiếp, tôi thấy trời đất xung quanh mình trong phút chốc biến thành màu đen tăm tối, cái màu đen của sự tuyệt vọng của bản thân và sự thất vọng của mọi người. Tôi đang rất thấm thía cái cảm giác đó, rất chân thật và cay đắng.

Người ta nói rằng ĐH không phải là con đường duy nhất nhưng đó là con đường ngắn nhất để đi đến thành công đối với chúng ta, là con đường cần thiết tối thiểu mà chúng ta cần có. Mặc dù tôi đã thấy có rất nhiều người thành công không phải là trên con đường ĐH mà là con đường khác nhưng liệu có nhiều người làm được như vậy không? Liệu chúng ta có đủ nghị lực và kiên trì để tự đứng lên và đi theo một ngã rẽ khác không? Ai có thể trả lời được

Bước chân về nhà mọi người ùa tới hỏi han tôi thi có được không? Tôi thất thần nói không, những ánh mắt ánh lên sự thất vọng về tôi. Tôi thấy hết nên chỉ biết cúi đầu nín lặng. Mọi người đã biết được sự thật nên khuyên tôi vào CĐ. Thế nhưng tôi ngay tức khắc trả lời ngay là không bao giờ.
Nhiều người bảo tôi rằng rớt ĐH thì xuống học CĐ cũng được. Trong thời đại này, cầm tấm bằng ĐH trên tay chưa chắc gì đã có việc làm huống hồ là học CĐ thì ra biết làm gì. Nói như thế không có nghĩa là tôi chê bai trình độ học thức của CĐ mà tôi nhìn vào thực tế của nhiều người mà rút ra như vậy. Bạn bè nói tôi nên học CĐ rồi liên thông lên ĐH, thế thì mình bỏ ra một năm ôn thi ĐH chỉ với 3 môn còn hơn học 1 năm CĐ. Tôi hiểu rằng năm học 12 này chúng ta phải đối diện với nhiều kì thi và có ít thời gian tập trung vào 3 môn chính nên thi rớt cũng là điều dễ hiểu. Hiểu thì hiểu nhưng sự thật cay đắng đó cũng khiến tôi rất buồn và thất vọng về bản thân.


Nhưng...

Tôi sẽ tìm cho mình những chỗ học thật tốt và cày thật chăm. Một năm này thật sự sẽ là những trải nhiệm lý thú trong cuộc đời tôi. Xung quanh tôi còn có rất nhiều người đang động viên tôi vượt qua, không sao tôi sẽ lấy lại tinh thần và sẽ đi tìm cho mình những niềm vui mới. Tôi sẽ kiếm một công việc thật phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân mình. Nếu teen nào đang rơi vào trường hợp như tôi thì đừng buồn làm gì, hãy lùi một bước mà tiến hai bước, thành công sẽ do chính mình tạo ra.

Rớt ĐH thì buồn thật đấy nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ mãi buồn như thế ư, ngồi ủ rũ trong nhà, khóc, tách biệt với thế giới bên ngoài, hay là có ý định kinh khủng hơn? Như thế thật chẳng đáng mà lại hành hạ bản thân, làm khổ mọi người xung quanh. Hãy lạc quan như chính tôi đây vì chính tôi đã xác định được hướng đi cho chính mình, tôi biết cái gì cần thiết cho tôi bây giờ và tương lai của bản thân. Không sao đâu bạn à, thi cử thì phải có người đậu người rớt thôi, quan trọng là chúng ta đã cố gắng hết sức của mình.
Một năm tràn đầy những hy vọng, những ước mơ, hoài bão đang chờ mình phía trước. Ta đã không may mắn đậu ĐH năm này thì chúng ta sẽ tạo ra may mắn cho chính ta, biết đâu năm sau tôi hoặc bạn sẽ đậu thì sao nào? Để đạt được kết quả tốt nhất và như ý muốn thì trước hết mỗi người phải phải tự tin, vững niềm tin và ý chí, phải vượt qua những khó khăn gian khổ để đến với thành công.

,
intelboybn, gửi lúc 16/07/2010 07:43:03
Trang trước 12345678 Trang sau
,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,