221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1290255
Sĩ tử một năm gặp lại:"Còn bao nhiêu khó khăn vẫn cười"
1
Article
null
Sĩ tử một năm gặp lại:'Còn bao nhiêu khó khăn vẫn cười'
,

- Mới đó đã tròn 1 năm, VietNamNet tìm gặp lại các nhân vật trong bài viết của mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2009. Các em có người vẫn tiếp tục theo học trường ĐH hay CĐ, có em vì sức khỏe không cho phép nên phải nghỉ ở nhà. Trước mắt còn bộn bề bao khó khăn, song nụ cười và sự nỗ lực vươn lên là điều đáng ghi nhận ở các em và gia đình.

TIN LIÊN QUAN
Phạm Mai Phương: Hè bên giường bệnh của mẹ

Ngay sau khi nhận được giấy báo nhập học của trường ĐH Công Đoàn Hà Nội, Phương đã lên kế hoạch học tập và chăm sóc sức khỏe cho mẹ em, cô Mai Thị Quế.

Mô tả ảnh.
Với Phương, những tháng ngày sắp tới sẽ còn nhiều vất vả.

Một tuần cô Quê ba lần chạy thận: thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Sáng, Phương phải dậy từ 5 giờ lo cơm nước, chuẩn bị đồ đạc để hai mẹ con lên bệnh viện. 6 giờ hai mẹ con có mặt tại khoa Chạy thận nhân tạo, BV Bạch Mai. Phương phải chuẩn bị khăn trải giường và một số dụng cụ y tế cho các bác sĩ.

Quá trình mẹ chạy máu, Phương phải túc trực bên mẹ liên tục trong 4 tiếng, đề phòng mẹ mệt hay cần chăm sóc gì. Cô Quế mấy tháng nay phải chạy “hầm” (tức dẫn máu thẳng vào tim) sức khỏe “xuống” trông thấy.

Ngồi bên giường với mẹ, Phương tâm sự: “Mấy lần em tính đi làm thêm nhưng nhà không cho vì sợ mẹ một mình không ai chăm sóc. Như đợt học quân sự vừa qua ở Chương Mỹ (Hà Nội). Em đi, anh trai ở quê lại phải lên thay em chăm mẹ”.

Thương mẹ, cứ cuối tuần, chiều thứ sáu, Phương viết đơn xin phép về Hà Nội chăm sóc mẹ, chiều chủ nhật lại lên sớm, chuẩn bị đến giờ để điểm danh. Bạn bè trong lớp, Phương giấu nên “chỉ mấy đứa bạn thân biết chuyện thôi”.

Mô tả ảnh.

Lâu rồi Phương chưa có thời gian về quê thăm anh và bố. Hè này, hè năm sau và có lẽ còn dài dài nữa Phương sẽ phải lại để chăm sóc cho mẹ em.

Phương cho biết chắc đầu tháng này sẽ đi dạy thêm môn Toán lớp 8 cho một em gần đây để kiếm thêm chút ít, lo tiền đóng học phí trong học kì tới.

Chia sẻ về việc học tại trường, Phương cho biết: “Năm qua, em đạt trung bình chung học tập loại khá. Lên ĐH yêu cầu phải tự giác, nhiều môn tự học nên em còn nhiều bỡ ngỡ, đôi lúc thấy mình “hụt hơi” với các bạn. May là em có bạn cũng học chuyên ngành kế toán, hai đứa hay trao đổi bài vở cho nhau. Rồi sách vở nó cho mượn nên cũng bớt được nhiều tiền mua. Đỡ được chút nào hay chút ấy”.

Bùi Thị Trang: Dành thời gian học tiếng Anh

Gặp cô sinh viên năm nhất trường ĐH Dược Hà Nội, Bùi Thị Trang điều dễ làm cho mọi người ấn tượng ở bạn đó chính là nụ cười tươi và giọng nói nhẹ nhàng.

Mô tả ảnh.
Bùi Thị Trang: "Chúc các bạn bình tĩnh, tự tin, chiến thắng".

Trang hiện đang ở trong kí túc xá của trường. Bạn cho biết: “Hầu như tuần nào em cũng xuống “xóm” (chạy thận) thăm, ăn uống và trò chuyện với bố 3- 4 lần để bố đỡ buồn”.

Trang tâm sự: “Vào ĐH Dược, thường xuyên phải lên phòng thí nghiệm, tiếp xúc với các loại hóa chất, lúc đầu cũng chưa quen, hay choáng nhưng rồi mọi thứ đã trở lại bình thường”.

Mùa tuyển sinh, Trang muốn gửi lời chúc tới các bạn bạn thí sinh bình tĩnh, tự tin để đạt được kết quả cao nhất: “Vì như năm ngoái, mình thi bị run quá nên môn Hóa học làm không hết đề, mới thấy chuẩn bị tâm lí tốt khá quan trọng với người đi thi”.

Cùng ở “xóm chạy thận”, con bác Phùng Quang Thức, Phùng Quang Mão hiện cũng đang theo học khoa Kế toán, trường CĐ Tài chính-Ngân hàng. Mẹ em, bác Lưu Thị Dung cho biết: “Nó học trường này nhiều khoản đóng góp tốn kém lắm. Mới vào học Mão đã xin đi đánh máy thuê cho một tiệm in gần trường, làm từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối, mỗi ngày nhận của người ta 50 ngàn đồng. Đợt này phải học cả ngày nên Mão mới xin nghỉ”.

Mô tả ảnh.

Để có tiền chạy thận, lo cho con ăn học, ngày ngày bác Thức vẫn lóc cóc đạp xe đi bán xôi, bánh mì, bán kem ở BV Bạch Mai, Hà Nội.

Cũng vì con nên ngày ngày bác Thức vẫn lóc cóc chiếc xe đạp cà tàng đi bán xôi, bán bánh mì, bán kem trong BV Bạch Mai. Đưa tay quệt vội giọt mồ hôi đang lăn dài trên vầng trán đầy nếp nhăn của mình, bác Thức cười xòa: “Đời mình khổ nhiều rồi, chỉ mong sao chúng nó tương lai khá hơn thôi”.

Phạm Thành Ngọc: Phải nghỉ học, lòng em đau lắm!

Năm ngoái, hình ảnh cậu học trò dù một tay vẫn phải truyền thuốc, tay kia vẫn miệt mài bên trang sách, ôn lại kiến thức trước ngày thi nhiều người đã không kìm được nước mắt xúc động trước tấm gương học tập của Ngọc.

Mô tả ảnh.

Vì chuyện sức khỏe mà phải dang dở ước mơ ĐH-CĐ, Ngọc nói mình buồn lắm: "Qua đây, xin chúc mọi người tự tin, may mắn trong kì "vượt vũ môn" sắp tới

Mẹ em, cô Trần Thị Lan cho biết: “Năm ngoái Ngọc nhận được nhiều giấy báo nhập học của các trường CĐ nhưng cô không dám cho đi vì cháu yếu quá”. Hiện một tháng gia đình vẫn phải cho bạn ra Hà Nội nằm điều trị vài ngày rồi lại về.

Trong cuộc trò chuyện, Ngọc thủ thỉ tâm sự: “Em vẫn muốn được đi học lắm chứ. Năm nay, em tính sẽ xin nhà ra Hà Nội học trường CĐ nào đó gần Viện huyết học truyền máu TW để tiện việc chạy chữa”.

Nếu được gửi đôi lời tới các bạn thí sinh đi thi ĐH-CĐ năm nay, Ngọc cười tươi nói: “Mong các bạn cố gắng hết sức trong khả năng của mình để rồi nếu đỗ hay không đỗ ĐH cũng sẽ không nuối tiếc khoảng thời gian đã qua”.

  • Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,