221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1295691
Ông chủ lớn và câu chuyện nhỏ trượt đại học
1
Article
null
Ông chủ lớn và câu chuyện nhỏ trượt đại học
,

- Trong năm học lớp 10 cuối cấp, Linh bị tai nạn phải nghỉ học đến 3 tháng. Không còn nhiều thời gian củng cố kiến thức, bước chân ra khỏi phòng thi, cậu biết mình đã trượt ĐH.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
  • Báo động thí sinh tự kết liễu vì trượt đại học
  • Lại xót lòng nam sinh chuyên Toán tự tử

  • Họ đã từng chìm trong nỗi buồn

    Bố mẹ đều là trí thức nên cái cảm giác thi trượt ĐH khiến chàng trai Nguyễn Chí Linh, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Linh Lioa rất buồn: “Do học kì hai, năm lớp 9, bị tai nạn, phải nghỉ học 3 tháng nên dù cố gắng cuối cùng khi vào kì thi ĐH (lớp 10 tương đương lớp 12 bây giờ - PV) mình đã trượt”.

    Cảm giác đầu tiên đến với anh là buồn, xấu hổ: “Trong lớp thì ½ bạn đỗ ĐH, bố mẹ đều là giảng viên ĐH nên khoảng thời gian đó mình gần như không ra khỏi nhà, cứ ngồi suy nghĩ về việc này.

    Thực là khó vượt qua. Rất may là mình chưa kịp nghĩ tới những điều tồi tệ. Có lẽ một phần do ngày xưa cuộc sống vất vả hơn. May mắn nữa là mình nhận được lời khuyên từ người bác rằng nước ta đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” nên cũng có thể đi làm ngay, đi học thợ, không có vấn đề gì cả”.

    [video(19171)]

    (Lắng nghe sẻ chia về thành công và thất bại trong cuộc sống, công việc của anh Nguyễn Chí Linh trong một chương trình truyền hình thực tế của VTV6)

    Còn với Chí Anh, VĐV khá nổi tiếng ở môn thể thao Dance Sport: Đang học khoa Du lịch, ĐH Khoa học Xã hội nhân văn HN quyết định thi lại ĐH, trượt, phải chuyển sang học khoa Thông tin thư viện. Tâm sự về cú trượt này: “Gần như ở nhà một năm, gần như không biết phải làm gì.

    Nếu phụ huynh buồn một thì các cháu buồn gấp đôi, gấp ba vì còn phải gánh cả nỗi buồn của cha mẹ, áp lực của bạn bè,..Điều quan trọng là phụ huynh phải làm cho các cháu hiểu rằng đó là thất bại. Và qua đó, mình học được gì, những bước tiếp theo phải làm gì”. (Chuyên gia Tâm lí Nguyễn Bích Tâm chia sẻ)

    Trong buổi trò chuyện “Dành cho 2/3 sĩ tử thi Đại học” (tức các bạn sĩ không thể bước vào giảng đường ĐH-PV) còn có Chuyên gia Tâm lí Nguyễn Bích Tâm-PGĐ TT Nâng cao năng lực cộng đồng CECEM. Bà chia sẻ: “Phải tới lần thi ĐH thứ 3 mình mới đỗ. Hai lần trước đều thiếu 0,2 điểm. Khi đó mọi người trong gia đình tôi ai cũng im lặng, sự im lặng đáng sợ.

    Cũng phải tới lần thứ ba mới vượt qua “cửa vũ môn”, chị Nguyễn Thanh Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông AC Pro tâm sự: “Nhà mình mọi người đều đỗ ĐH, cả bạn bè cũng thế nên cảm giác lúc trượt xấu hổ, buồn chán lắm”.

    Một sai lầm nữa, theo chị Thủy là: “Lúc ấy, mình nghĩ chẳng có ai buồn hơn mình nữa nên không chia sẻ với ai, tự gồng mình lên những mong có thể giải quyết được vấn đề. Hãy cố gắng nói tâm sự giấu trong lòng với bố mẹ, bạn bè. Điều đó sẽ phần nào giúp bạn được thoải mái, cảm thấy được giúp đỡ hơn rất nhiều”.

    Đằng sau thất bại là sự thành công

    Buồn chán, Chí Anh được bố mẹ khuyên đi học khiêu vũ và tìm thấy niềm vui. Hiểu mình trượt là lười, chưa đầu tư đúng thời gian, Chí Anh càng quyết tâm để rèn luyện bản thân.

    Mô tả ảnh.
    VĐV thể thao Dance Sport Chí Anh (trái) cùng GĐ Công ty THNN Nhật Linh Lioa Nguyễn Chí Linh rất cởi mở khi chia sẻ về những thành công, thất bại trong cuộc sống của mình .

    Trong sự nghiệp thể thao của mình, anh chia sẻ: “Mình thành công nhiều và thất bại cũng không ít. Nỗi buồn hay nỗi sợ chủ yếu do mình tưởng tượng ra. Thời gian trôi đi, rồi nỗi buồn cũng sẽ qua đi nên mình phải đứng lên, bước tiếp”.

    Tâm sự về nghề nghiệp hiện tại, Chí Anh cười vui: “Trước khi thi đấu khá nhiều lần mình thấy sợ hãi. Và để tự tin mình vận động nhiều, nhảy nhiều cho nóng người lên. Thường là những ai cảm thấy mình rất tệ trước khi đấu lại gặt được thành công ở kết quả cuối cùng. Đằng sau thất bại là sự thành công”.

    Còn với GĐ Nguyễn Chí Linh, sau khi trượt ĐH, nghĩ là làm, anh xin vào làm công nhân cho nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự. Vừa làm công nhân, Linh vừa làm thêm đủ nghề để kiếm sống từ nấu rượu, làm săm lốp, pin, thậm chí phụ trách bộ phận âm thanh của nhà hát kịch Việt Nam. Khoảng thời gian đó lên đến hơn 10 năm.

    Trải qua biết bao khó khăn, tưởng như “phá sản” khi dốc toàn bộ tài sản “được mấy chục triệu” nghiên cứu làm ổn áp Lioa và chế tạo hỏng, để rồi cuối cùng có được thành công như ngày hôm nay, anh Linh rút ra bài học: “Phải bình tĩnh, có quyết tâm tìm ra nguyên nhân thất bại. Gần như chưa có một sản phẩm nào mình làm ra lần đầu tiên mà được thị trường chấp nhận ngay. Thất bại là mẹ thành công”.

    Và rằng: “Không nhất thiết phải học ĐH mới có thể thành công”. Trong câu chuyện của mình, anh Linh mang tới cho mọi người những ví dụ rất cụ thể trong cuộc sống về điều này. Từ việc anh công nhân Thụy Sĩ nghĩ ra cách hàn các điểm nối trên đường ray tàu hỏa, giúp bánh xe bền hơn gấp 4 lần, tốc độ tăng 2 lần so với trước đó; hay người đàn ông bồi bàn “giàu to” sau phát minh ra miếng giấy bạc, cuộn vào đầu chiếc chai để rót rượu vang.

    “Quan trọng mình phải có ý tưởng và quyết tâm để thực hiện ý tưởng đó”- Anh Linh chốt lại.

    • Văn Chung
    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,