221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1295474
Những điều phải xem sau tuần thứ nhất công bố điểm thi
1
Article
null
Những điều phải xem sau tuần thứ nhất công bố điểm thi
,

- Sau tuần thứ nhất công bố điểm thi ĐH, những vấn đề gì đã thu hút được chú ý của dư luận về điểm chuẩn, sự cố đáp án?

 

TIN LIÊN QUAN

Cho tới thời điểm hiện tại, đã có 35 trường ĐH công bố kết quả thi ĐH. Cụ thể điểm thi các trường đã được cập nhật liên tục trên VietNamNet.

Bạn đọc có thể TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY. Bạn cũng có thể soạn tin nhắn DT Mã_trường Số_báo_danh gửi 6724 để nhận điểm thi ngay khi có kết quả. 

Sự cố chấm thi năm nay là đề Hóa có đáp án câu 52, mã đề 516 gây nhiều tranh cãi, sai khác so với gợi ý giải đề trước đó của nhiều giáo viên chuyên môn. Rất nhanh chóng, Bộ GD-ĐT đã quyết định không tính điểm câu 52, mã đề 516. 

Ảnh; Văn Chung

Ảnh: Văn Chung

Thí sinh đỗ cao nhất kỳ thi ĐH, có điểm số 29,5 hiện nay vẫn là Dương Hoàng Hưng - Thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân. Nhiều người đang mong đợi những thí sinh đạt kỷ lục 30 điểm.

Theo nhận định từ các chuyên gia tuyển sinh, do mặt bằng điểm thi năm nay quá thấp nên sẽ có hiện tượng các trường công lập không tuyển đủ thí sinh NV1sẽ tập trung tính đến phương án xét tuyển NV2, 3. Xem chi tiết tại đây.

Nếu điểm chuẩn ĐH vẫn như năm ngoái, một vài trường chỉ tuyển được vài em đỗ NV1. Xem chi tiết tại đây.

 Con số thí sinh được điểm tuyệt đối không nhiều, cho thấy đề năm nay có những câu hỏi rất khó.

Với các môn tự nhiên, đã xuất hiện điểm 10 môn Toán, tuy nhiên, các môn như Văn, Sử, mặc dù đã được giáo viên cho điểm 10 nhưng vẫn phải hạ xuống còn 9,75 cho chặt chẽ..

Chấm thi là một công việc nặng nhọc vì GV phải chấm liên tục từ sáng tới tối, không nghỉ các ngày cuối tuần, tuy nhiên, thù lao mỗi bài chấm thi lại quá ít ỏi. Điều này có lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kết quả chấm bài thi ĐH? Xem chi tiết tại đây.  .

Những góc nhìn từ đề thi thú vị của môn Ngữ văn cũng được thảo luận sôi nổi:: Đề thi khiến thí sinh phải nói dối?, Đề văn ĐH hay mà già. Những ý kiến trái chiều của chính người trong cuộc (là học sinh và phụ huynh) thu hút được sự quan tâm của bạn đọc đã và đang là du học sinh. Bạn Vũ Lan Hương viết: "Từ hồi sang Mỹ học, thấy rõ giá trị của “hoạt ngôn", tôi cũng muốn bày tỏ chút ý kiến cá nhân về việc này". Xem ý kiến của bạn Hương tại đây.
Đồng cảm với Lan Hương, bạn đọc Tân ở TP.HCM góp thêm câu hỏi: Tại sao Việt Nam chưa có vận động viên làm nhà bình luận thể thao...

Đặc biệt, cuối tuần này, Washington Post, một tờ báo lớn của Mỹ, cũng có bài viết đặc sắc về cánh cửa hẹp của kỳ thi ĐH vừa qua. Từ câu chuyện rất phổ biến của hai bố con em Thương ở Thanh Hóa, lặn lội vào TP.HCM đi thi, tác giả tái hiện sinh động về sự kiện lớn đươc đông đảo người dân quan tâm này. Xem chi tiết tại đây  Tác giả đưa ra so sánh thú vị: cứ 100 em thi ĐH thì chỉ có khoảng 6 em đỗ vào ĐH. Dân số 89 triệu dân, nhưng Việt Nam chỉ có gần 400 trường ĐH và cao đẳng, trrong khi đó, với 310 triệu dân, nước Mỹ có hơn 4.400 trường ĐH và CĐ. Con số và câu chuyện được viết cho thấy "cánh cửa hẹp ĐH" với học sinh Việt Nam.

Tuy nhiên, cho dù có trượt ĐH, không có nghĩa là mọi điều tốt đẹp đều khép lại. Kinh nghiệm của một người thầy ở đã từng trượt ĐH được chia sẻ ở đây.

Những thắc mắc của thí sinh về điểm chuẩn, học phí ĐH liên tục được giải đáp và cập nhật. 

  •  HG (tổng hợp)
    Bạn có thể soạn tin nhắn DT Mã_trường Số_báo_danh gửi 6724 để nhận điểm thi ngay khi có kết quả.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,