221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1291770
Khi các "ca sĩ", "nhạc sĩ" thi đại học
1
Article
null
Khi các 'ca sĩ', 'nhạc sĩ' thi đại học
,

- Trái với cảnh tượng đông đúc của phòng thi ĐH các ngành khác, từng thí sinh bước vào phòng điều hòa mát rượi, khi tiếng đàn piano cất lên, thí sinh sẽ hát liền một mạch bốn bài. Sáng 8/7, phóng viên VietNamNet đã có mặt tại buổi thi cuối cùng môn thi năng khiếu chuyên ngành thanh nhạc của Học viện Quốc gia Âm nhạc. Năm nay, có khoảng 50 thí sinh thi vào khoa thanh nhạc.

"Đột nhập" phòng thi thanh nhạc

Mô tả ảnh.
Khoa thanh nhạc, Học viện Quốc gia Âm nhạc Việt Nam.
"Mỗi thí sinh phải thể hiện một bài Aria (dạng thính phòng, hát bằng tiếng Ý- PV), một ca khúc Việt Nam, một ca khúc nước ngoài và một bài dân ca.

Có lẽ thí sinh ngành khác không "sướng" bằng các thí sinh đặc biệt này của chúng tôi, vì mỗi buổi thi, có bốn thầy, cô thay nhau đệm piano cho các em. Sáu giám khảo ngồi dưới có cả những nghệ sĩ nổi tiếng chấm điểm "chất giọng", phong cách trình bày và cả... hình thức", thầy Vũ Chí Nguyện, phó Giám đốc Học viện cho biết.

Những thí sinh có hình thức quá kém, nếu không có dấu hiệu tài năng đặc biệt nào thì cũng không có cơ may đỗ ĐH, vì để trở thành ca sĩ sau này, ngoài giọng hát, hình thức bên ngoài cũng không kém phần quan trọng.

Thầy Nguyện cho biết: một giọng hát "bình thường" nhưng nếu được học về "kỹ thuật" vẫn hay. Còn nếu như đã có chất giọng trời phú mà được luyện thêm phần kỹ thuật, kỹ xảo nữa thì tuyệt!

Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên cho biết: "Năm nay có một hiện tượng rất lạ, đó là các thí sinh đến từ các trường cao đẳng sư phạm lại khá hơn các thí sinh học trung cấp thanh nhạc của Học viện. Các trường này đã dùng chính giáo trình của Học viện để dạy. Tất nhiên cũng không loại trừ năng khiếu "trời cho" của các em nữa".

Trao đổi với một thí sinh sau khi buổi thi kết thúc, em cho biết chọn con đường "năng khiếu" rất tốn kém, nếu không đỗ ĐH đợt này cũng mất khá tiền. Để ôn thi trong ba tháng vừa qua, em đã tốn khoảng 10 triệu học thêm, ăn uống, đi lại vì em quê ở Hưng Yên. Mỗi buổi học ôn thanh nhạc mất 200 ngàn đồng, ôn thi môn Văn mất 150 ngàn đồng/buổi. Thêm vào đó tiền son phấn, quần áo đẹp để đi thi nữa.

Các thí sinh trước ngày thi "hát" cũng phải ra sức bảo vệ "giọng", nếu chẳng may bị viêm họng không hát được thì coi như mất toi tiền ôn thi năm nay và có thể phải đợi năm sau thi lại. Uống nước chanh, giữ gìn sức khỏe cẩn thận thì mới có thể "chơi" liền một lúc bốn bài, đặc biệt là bài thi hát nhạc thính phòng.

Thật kinh ngạc khi các thí sinh này phải thi hát không micro (đào tạo thanh nhạc tại Học viện là không dùng mic) mà tiếng vang to khắp căn phòng. Để có được "nội lực" thâm hậu ấy, họ đã trải qua nhiều năm tháng rèn luyện gian khổ.

Nhạc cụ truyền thống lên ngôi

Chứng kiến một buổi thi nhạc cụ dân tộc mới thấy nhiều thí sinh vẫn quyết tâm theo nghề không mấy giới trẻ thích như kéo nhị, thổi sáo, gảy đàn bầu.

Con số thí sinh đăng ký dự thi ngành này cao thứ hai, chỉ sau số lượng thi vào khoa thanh nhạc.

Nghệ sĩ ưu tú Lê Phổ cảm động nói: Qua VietNamNet, cho tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả các phụ huynh đã cho con mình theo đuổi con đường âm nhạc truyền thống, cảm ơn các em đã dự thi!

"Chọn con đường học nhạc cụ truyền thống sẽ không đảm bảo một tương lai "thu nhập cao" như nhiều bạn trẻ mong muốn, nhưng các em đã không dừng bước chỉ vì một lý do: đam mê".

Cùng với tiếng đàn piano (do một thầy giáo đệm), tiếng nhị, tiếng sáo, tiếng đàn bầu hòa thanh cùng và tạo nên hiệu quả hết sức bất ngờ.

Để trở thành ca sĩ, nhạc sĩ "chính quy" (có bằng ĐH về thanh nhạc), thí sinh năng khiếu cũng phải trải qua một cuộc thi căng thẳng. Những ai không qua nổi kỳ thi này sẽ ngậm ngùi đợi năm sau thi lại hoặc nếu không thấy dấu hiệu "một tí tài năng" nào, họ có thể sẽ chia tay vĩnh viễn với con đường nghệ thuật dù đã mất bao công sức và tiền bạc để "đầu tư".

Những ngôi sao được đào tạo từ Khoa thanh nhạc của Học viện Quốc gia Âm nhạc Việt Nam được công chúng biết đến có thể kể tên: Đỗ Quốc Hưng, Nguyễn Lan Anh, giải nhất cuộc thi hát Thính phòng toàn quốc năm 2000; Nguyễn Phương Uyên, giải nhất cuộc thi hát Thính phòng toàn quốc 2004; Vũ Trọng Tấn, Nguyễn Phương Nga giải nhất Sao Mai (lần II), Lê Anh Dũng, Đinh Thành Lê giải nhất Sao Mai (lần IV).
  • Tú Uyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,