221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1291846
Đề văn đại học: Hay nhưng hóc!
1
Article
null
Đề văn đại học: Hay nhưng hóc!
,

 - Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi ĐH năm nay ở cả 2 khối C và D được đánh giá là "hóc" nhưng hay. Thậm chí, có ý kiến cho rằng đề khối D "nặng" hơn khối C. Dự báo, phổ điểm trung bình đối với học sinh khá ở môn này là từ 5 -  6 điểm với khối D và 6 -  7 điểm với khối C. 

TIN LIÊN QUAN

Cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM): Vừa hay, vừa khó

Hay vì cách hỏi mới đòi hỏi thí sinh phải có sự suy luận khi làm bài chứ không đơn thuần trình bày lại kiến thức đã học thuộc trong sách giáo khoa (câu 2 điểm của khối C). Có vấn đề tưởng như đã rất cũ nhưng đề thi đưa ra cách hỏi mới tạo được sự bất ngờ (câu 2 điểm khối D).

Hay vì câu hỏi về nghị luận xã hội đã đưa ra vấn đề có tính thời sự và nổi cộm trong xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ - vô trách nhiệm và thói đạo đức giả - không giống như những đề trong sách giáo khoa nặng về tính giáo lí , trìu tượng và xa rời thực tế.

Mô tả ảnh.
Thí sinh vui vẻ kết thúc buổi thi.

Khó vì những vấn đề ra khá hóc búa – chủ yếu ở câu ba . Cảm thụ về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ mà được liệt vào hạng ba kh: khô, khó, khổ đối với cả người học và người dạy. Cảm nhận về hai đoạn văn trong hai bài tùy bút Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông và hình ảnh Ấm nước đun hãy còn ấm ấm trong tác phẩm Đời thừa đều là những chi tiết nhỏ của một luận điểm để viết thành một bài văn với trình độ của học sinh là quá khó và rất có thể thí sinh sẽ rơi vào tình cảnh không có gì để viết.

Một giáo viên đã có 32 năm kinh nghiệm giảng dạy môn Văn, Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội: Đề khối D nặng hơn khối C

Cả ba câu hỏi ở đề thi ĐH môn Văn khối D đều khá thú vị. Ở câu 1, có hai ý nhỏ. Ý thứ nhất: Việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên", học sinh dễ dàng làm được. Tuy nhiên, ở ý thứ hai: “Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?” là không dễ “xơi”.

Câu hỏi thứ hai, như mấy năm trở lại đây, vẫn ở dạng nghị luận xã hội. Để làm tốt câu này đòi hỏi học sinh không chỉ có sự hiểu biết về văn chương, mà quan trọng hơn là vốn sống, kinh nghiệm sống hay là sự từng trải.

Mô tả ảnh.
Kết thúc buổi thi.

Đề ra: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Từ ý kiến trên, anh/chị hay viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống”.

Câu này hay nhưng khá khó. Để cho các em phân biệt tốt-xấu, đẹp-chưa đẹp chắc chắn dễ hơn với việc phân biệt thật-giả, ở đây là đạo đức giả. Câu này khá nặng với học trò bởi ở tuổi “ô mai” của các em vẫn còn đó sự ngây thơ, trong sáng. Đòi hỏi các em sự trải nghiệm để phân biệt đạo đức thật-đạo đức giả quả không dễ.

Bản thân chúng ta, đã mấy chục tuổi đầu khi “chạm” phải đề tài này cũng thấy bối rối, huống chi các em. Để viết một bài văn khoảng 600 từ (hơn trang giấy) tưởng dễ nhưng thực sự lại là thử thách với học sinh.

Phần câu hỏi tự chọn, câu III.a hỏi học sinh nêu cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Đàn ghi ta Lor-ca của Thanh Thảo). Thú thực là đối với người dạy như chúng tôi còn khó đề truyền đạt cái hay, cái đẹp, cái cảm xúc của bài thơ tới học sinh. Huống chi là chuyện các em hiểu nó, diễn đạt ý tứ của bài thơ tới đâu. 

Ở khối C, câu hỏi về “tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm” của con người trong cuộc sống hiện nay" tôi đánh giá “nhẹ” hơn câu hỏi bên khối D. Bản thân các em khi làm bài này chắc chắn ít nhiều cũng hiểu thế là nào có trách nhiệm, thế nào là vô trách nhiệm.

Trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội là những điều các em đã từng trải qua, chứng kiến. Do đó, sẽ không quá khó để viết. Tất nhiên vì câu hỏi giới hạn số từ nên cần phải viết gọn gàng, mạch lạc, dẫn chứng phải cụ thể. Cái này thì các em đã được rèn luyện. 

Câu III.b cũng tương tự câu III.a khi yêu cầu học sinh đưa ra cảm nhận về hai đoạn văn miêu tả dòng sông. Một tác phẩm viết ở dạng Tùy bút, một ở dạng Bút kí. Cái chung của hai tác phẩm là miêu tả vẻ đẹp của hai dòng sông: từ cảnh sắc thiên nhiên đến hình dáng và màu nước. Cùng cảnh đó, những vị trí địa lí, không gian và thời gian, đặc biệt là phong cách nhà văn khác nhau nên có những cảm nhận, miêu tả khác nhau.

Do đó, thí sinh cần phải có cái nhìn so sánh, đối chiếu khi làm câu này. Tuy nhiên, để nói về mức độ khó thì cũng chỉ ở dạng tương đối.

Phổ điểm trung bình đạt được ở đề thi môn Văn khối C sẽ cao hơn khối D một chút, trong khoảng từ 6 điểm đến 7 điểm.

  • Nguyễn Bằng - Văn Chung

                          Thí sinh: Môn văn khối D đề dễ hiểu

Tại nhiều địa điểm thi của Trường ĐH Quốc tế, ĐH Ngoại ngữ - Tin học, nhiều thí sinh làm bài xong sớm. Với tâm lý thoải mái, Trọng Đại, thi tại địa điểm thi Trường THCS Nguyễn Gia Thiều cho biết: "Đề văn năm nay dễ hiều, chỉ cần nắm chắc ý là có thể làm tốt bài thi”.

Cũng theo nhiều bạn thí sinh, câu 5 điểm ra tương đối hay, đặc biệt là câu nêu cảm nhận về đoạn thơ của nhà thơ Thanh Thảo. Nhiều thí sinh làm được hai phần ba thời gian đã ra khỏi phòng thi với tâm trạng rất tự tin, vui vẻ.

  • Minh Quyên - Cù Mến

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,