- Đề thi môn Lịch sử năm nay hay và khó hơn so với mọi năm. Nhiều thay đổi đã được thực hiện cho phù hợp hơn với phương pháp dạy học đổi mới như hiện nay. Học sinh nếu chỉ học thuộc sẽ có tối đa từ 6 điểm đến 7 điểm.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
|
Dưới đây là những ý kiến trao đổi về đề thi ĐH môn Lịch sử của cô Ngô Hiền Thúy, GV Trường THPT Trần Phú, Hà Nội.
Ưu điểm của đề thi năm nay là hay và khó hơn so với mọi năm. Thứ nhất là cách hỏi đa dạng: có câu hỏi cả một phần nội dung, có câu hỏi một vài ý, câu khái quát, câu lại hỏi gián tiếp. Đề thi có sự cân đối điểm giữa kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, đúng với cấu trúc đề của Bộ GD-ĐT. Đề không dài, vừa phải trong phạm vi thời gian làm bài của học sinh.
Ảnh: Phạm Hải |
Thứ hai phạm vi bao trùm tương đối rộng, trọng tâm hướng vào phần cơ bản: Bao gồm kiến thức nhiều phần, hỏi nhiều giai đoạn. Giáo viên có kinh nghiệm không thể không dạy những phần này.
Rõ ràng đề thi năm nay có sự thay đổi dần để phù hợp với sự đổi mới trong phương pháp dạy học trong nhà trường. Những yếu tố trên sẽ khích lệ được việc dạy và học theo hướng tích cực hơn.
Cũng với đề thi này sẽ có sự phân hóa học sinh rõ rệt. Nếu chỉ thuộc bài không biết khái quát và nắm được bản chất vấn đề thì khó có thể đạt điểm cao và chỉ có thể đạt tối đa từ 6 điểm đến 7 điểm.
Một số ví dụ như: câu 1 khá hay. Đòi hỏi học sinh không những phải nắm được chiến lược toàn cầu mà còn phải hiểu được bản chất sâu xa của vấn đề.
Câu 3 nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc cũng là một câu hỏi hay, đòi hỏi học sinh phải biết hệ thống hóa kiến thức. Khó nên chỉ có hai điểm. Nếu học sinh sa đà sẽ mất nhiều thời gian mà không được nhiều điểm.
Tuy nhiên, vẫn còn những điểm lưu ý với đề thi năm nay. Thứ nhất, câu hỏi chưa có phần thể hiện liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ: câu 1 phần lịch sử thế giới hoàn toàn có thể liên hệ với lịch sử Việt Nam. Việt Nam từng được coi là trọng điểm của chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Phần câu hỏi riêng cách hỏi ở dạng gián tiếp, đòi hỏi học sinh phải tư duy thì mới xác định được vấn đề trả lời. Khi xác định được rồi thì chỉ phải trình bày theo kiểu học thuộc.
Song cách hỏi ở hai câu lại giống nhau, không có sự đa dạng.
Hạn chế chung của đề này là dù đã có sự đổi mới nhưng vẫn chưa thực sự có yếu tổ mở, khơi gợi khả năng sáng tạo của thí sinh.
-
Văn Chung