- Kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt thi ĐH thứ 2, có 583.000 thí sinh dự thi,
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, đánh giá chung sau môn thi đầu, đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; đề thi nằm trong chương trình THPT, không có sai sót. Công tác coi thi được tăng cường, cán bộ coi thi nêu cao trách nhiệm. Kỷ luật trường thi được siết chặt, không khí trường thi nghiêm túc, trật tự.
Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cũng cho biết, sáng nay, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, do nắng nóng gay gắt, tình hình cung ứng điện ở Hà Nội đã gặp trục trặc. Đầu giờ thi buổi sáng, tại điểm thi ĐH Kinh tế quốc dân, khu vực Định Công; điểm thi ĐH Thăng Long, khu vực Đài Kim, quận Hoàng Mai bị mất điện. Phải đến 20 phút sau, nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng và sự chỉ đạo của Tập đoàn điện lực, điện mới được cấp trở lại.
Giám thị điểm danh.
Đợt thi này có 98 trường ĐH, học viện tổ chức thi tại 875 điểm thi với hơn 27.000 phòng thi.
Buổi sáng, thí sinh dự thi khối B làm trắc nghiệm bài thi môn Sinh với thời gian 90 phút. Các khối còn lại đều thi môn tự luận với thời gian 180 phút.
Dù đã có quy định mỗi phòng thi không quá 40 thí sinh nhưng nhiều trường phải bố trí một phòng học với 2 - 3 phòng thi do có sức chứa hơn 150 người.
Giám thị đang kiểm tra lại lần cuối trước khi phát đề thi. |
Tại Trường ĐH TDTT (TP.HCM), hai anh em người dân tộc Châu Mạ (quê Lâm Đồng) phải đi thi trong tình trạng sức khỏe chưa hồi phục. Kết thúc tốt đẹp kì thi đợt 1, K’Co (sinh năm 1990) và K’ Dai (sinh năm 1992, em ruột K’Co) chuẩn bị dự thi đợt 2 vào rường ĐH TDTT.Tuy nhiên, chiều ngày 6/7, sau khi ăn tối, cả hai phải nhập viện vì bệnh mắc dịch tả.
Theo lời kể của K’Co, những ngày trước hai anh em nhờ người bạn cùng phòng trọ (đang trọ học tại TP HCM) mua cơm giúp. Sau khi ăn cơm về, K’Dai bị đau ở bụng và được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Thủ Đức.
Sáng hôm sau, K’Co sau khi đến trường làm hồ sơ dự thi cũng đã ngất xỉu tại trường.
Hiện tại K’Co và K’Dai vẫn dự thi bình thường. Tuy nhiên, hai thí sinh này phải trở về bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau mỗi môn thi.
Tại địa điểm thi Trường THCS - THPT Nguyễn Du (Đà Lạt) lúc 7h35, một thí sinh không hề biết mình đến muộn quá giờ nên vẫn cùng bố đứng bên ngoài cửa gọi bảo vệ để yêu cầu được vào. Đó là Trần Quốc Nhã (quê Bảo Lộc, Lâm Đồng) đến địa điểm thi khối B của Trường ĐH Đà Lạt. Nhã tưởng là 8h mới bắt đầu thi, giống như thời gian của ngày tập trung làm thủ tục. Khi các sinh viên tiếp sức mùa thi giải thích rằng lúc làm thủ tục dự thi, giám thị đã phổ biến giờ thi thì Nhã nói không được biết thông tin đó. Tại điểm thi này, nhiều thí sinh sát giờ phát đề thi mới đến, nên vừa xuống xe là các em chạy thục mạng vào trường thi. Đây cũng là trường hợp duy nhất được báo cáo là đến thi muộn giờ.
Thí sinh hồi hộp.
Chưa đến giờ phát đề thi nhưng nhều thí sinh đã gục.
Tại điểm thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), Hội đồng thi của Trường ĐH Kinh tế - Luật phải bố trí nhiều phòng học thành 2 - 3 phòng thi. Phòng học có 2 phòng thi được bố trí 4 giám thị. Phòng học có 3 phòng thi được bố trí 6 giám thị.
Do địa điểm thi khá xa (ở phường Linh Trung, Thủ Đức) nên nhiều thí sinh đi trễ khi cổng trường vừa đóng. Có đến 6 thí sinh đến trễ nhưng vẫn trong thời gian được vào phòng thi làm bài.
Nhức đầu, căng thẳng... |
Tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (TP.HCM) có trường hợp hy hữu: thí sinh dự thi mà không cần dùng tay viết.
Lần đầu tiên, Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) phải tổ chức phòng thi chỉ cho 1 thí sinh và chỉ định một người viết bài thế cho em này. Nguyên nhân là thí sinh Tạ Ngọc L. (dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh khối D1), bị teo cơ không thể cầm viết. Sau khi giám định, Hội đồng thi đã quyết định để Ngọc L. thi một phòng riêng với 2 giám thị và 1 giám sát.
Còn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cũng có 6 không cần đến bút để làm bài thi. Đó là 6 thí sinh khiếm thị, dự thi vào khối C, ở các ngành Văn học - Ngôn ngữ, Thư viện thông tin, Công tác xã hội và Tâm lý học.
Những thí sinh khiếm thị đến địa điểm thi để nghe hướng dẫn và quy chế trước khi thi ngày 8/7. |
Thí sinh Đặng Mạnh Cường (sinh năm 1987, quê Bình Dương) là học sinh trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) dự thi vào khoa Tâm lý.
Cường cho biết, ở trường chưa có giáo viên tâm lý khiếm thị nên em mong trở thành một chuyên gia tâm lý để gần gũi và hiểu các bạn hơn.
Cùng với các thí sinh khiếm thị khác, Cường khá lo lắng khi thi môn Địa lý có thể sẽ phải vẽ bản đồ hoặc biểu đồ.
Tiến sĩ Lê Khắc Cường, trưởng phòng đào tạo của trường cho biết, trường đã tổ chức cho các em thi riêng một phòng. Giám thi sẽ đọc đề. Trường đã chuẩn bị sẵn giấy có đục lỗ và máy tính chữ nổi cho thí sinh làm bài. Mấy năm gần đây, năm nào trường cũng có thí sinh khiếm thị dự thi nên đã quen việc.
Thí sinh Lương Triều Anh Thư đang nghe hướng dẫn của đội tiếp sức mùa thi ngày 8/7. |
Cũng thi vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn của ĐHQG TP.HCM, nhưng ở địa điểm Đinh Tiên Hoàng (Q.1), chúng tôi gặp thí sinh bị tật bẩm sinh Lương Triều Anh Thư quê Đồng Tháp. Nhưng điều đó không cản được ước mơ làm phiên dịch viên tiếng Anh vốn nhen nhóm từ khi bập vào môn học này.
Cha mẹ đợi con trong cái nắng gay gắt buổi sáng Sài Gòn. |
Không những thí sinh mà phụ huynh ngòai phòng thi cũng căng thẳng không kém. |
Lịch thi đợt 2 như sau:
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
||
Khối B |
Khối C |
Khối D |
||
9/7 |
Sáng Chiều |
Sinh Toán |
Văn Sử |
Văn Toán |
10/7 |
Sáng Chiều |
Hóa Dự trữ |
Địa Dự trữ |
Ngoại ngữ Dự trữ |
-
Nhóm phóng viên giáo dục