221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1288715
Đề thi tuyển sinh đại học không quá khó
0
Article
null
Đề thi tuyển sinh đại học không quá khó
,

- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet chiều 25/6.

Không xếp thi tự luận lẫn trắc nghiệm

a
Ông Ngô Kim Khôi
Ông Ngô Kim Khôi cho biết, về cơ bản công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2010 vẫn giữ ổn định theo giải pháp 3 chung như các năm trước.

Tuy nhiên, để đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực theo vùng miền, ngành nghề, chính sách xã hội và chất lượng đầu vào, kỳ thi năm nay có một số điểm mới.

Cụ thể, học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề, hệ THCS, nếu đủ khối lượng kiến thức và các môn thi tốt nghiệp THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT, đủ điều kiện dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Mỗi phòng thi theo danh sách chỉ xếp tối đa không quá 40 thí sinh và phải có 2 cán bộ coi thi. Những phòng thi lớn cần sắp xếp cho phù hợp với số lượng quy định. Không sắp xếp thí sinh thi môn tự luận cùng với thí sinh thi môn trắc nghiệm trong cùng một phòng thi...

- Việc xác định điểm trúng tuyển năm nay có quy định gì khác so với năm trước không, thưa ông?

Các trường xây dựng điểm trúng tuyển chung theo khối thi hoặc theo ngành đào tạo. Điểm trúng tuyển đối với từng NV được xác định theo quy định: điểm trúng tuyển NV sau không thấp hơn NV trước, đảm bảo tỉ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các NV.

Các trường không hạ điểm trúng tuyển, trừ những trường hợp đặc biệt như trường có điểm trúng tuyển NV1 cao; trường đóng tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; một số ngành nghề khó tuyển - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định.

- Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào hầu hết các trường ĐH năm nay đều giảm. So với năm 2009, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2010 giảm 12% - Bộ GD-ĐT đã xem xét nguyên nhân giảm?

Số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay giảm 12% so với năm 2009 là một tín hiệu rất đáng mừng. Một số lý do chính của việc giảm hồ sơ ĐKDT là các sở GD-ĐT, các trường THPT đã làm tốt, có hiệu quả công tác định hướng, phân luồng cho các em học sinh.

Thực tiễn qua 8 năm tổ chức thi tuyển sinh theo giải pháp “3 chung”, cho thấy, các kỳ thi nghiêm túc, khách quan và công bằng, thí sinh cũng đã biết lượng sức, thận trọng hơn trong việc chọn trường/khối/ngành dự thi phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của bản thân. Nhiều thí sinh đã xác định đúng, vào ĐH không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp.

Mặt khác, lệ phí ĐKDT và lệ phí dự thi đều tăng 10.000 đồng/ bộ. Khi nộp hồ sơ ĐKDT, thí sinh phải nộp đồng thời lệ phí ĐKDT và lệ phí dự thi là 80.000 đồng/ 1 hồ sơ, nên thí sinh cũng cân nhắc, tính toán không nộp nhiều hồ sơ như năm trước, tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

Đề chủ yếu trong chương trình lớp 12

- Từ kết quả thi tốt nghiệp THPT Bộ vừa công bố cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại trung bình chiếm 80%, trong khi đề thi các môn không khó. Như vậy đề thi tuyển sinh ĐH cũng sẽ ra theo hướng nghiêng về số học sinh trung bình chiếm đa số?

Năm nay, thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển (ĐKXT) nguyện vọng 2 và 3 qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường.

Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp bằng hình thức nào theo thời gian quy định đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau....

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.

Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đồng thời, đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.

Không được phép sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần giảm tải, cắt bỏ. Đồng thời, không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp.

- Hơn tuần nữa kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ diễn ra - công tác chuẩn bị cho kỳ thi đến thời điểm này đã được triển khai như thế nào, thưa ông?

Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị mọi mặt cho kỳ thi, từ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, đến các địa phương, các trường ĐH, CĐ đã sẵn sàng, đảm bảo đúng tiến độ, đúng kế hoạch.

Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn gửi các Bộ, ngành, các địa phương đề nghị phối hợp, hỗ trợ, chỉ đạo các cơ quan hữu quan giúp đỡ các trường đại học, cao đẳng và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 diễn ra trong trật tự, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

- Lãnh đạo của một số trường ĐH khu vực Hà Nội nơm nớp lo mất điện trong thời gian diễn ra kỳ thi. Bộ GD-ĐT có tính đến sự cố này và phương án khắc phục thế nào?

Để làm tốt công tác chuẩn bị thi, trong công điện gửi các Bộ ngành, các địa phương ngày 23/6 Bộ GD-ĐT đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp điện, nước ổn định, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và các điều kiện kỹ thuật khác cho kỳ thi.

Công điện của Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Công ty thành viên trong toàn quốc tạo điều kiện cung cấp điện ổn định trong các ngày của các đợt thi tuyển sinh, kể cả trong tình trạng thời tiết xấu, bất thường.

Cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,