221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1286776
"Con mong mẹ bớt chì chiết..."
1
Article
null
'Con mong mẹ bớt chì chiết...'
,

Theo các chuyên gia tâm lý hàng đầu Singapore, trẻ em đang phải trả một cái giá rất đắt cho việc phải nỗ lực để đáp ứng những kì vọng ngày một lớn của cha mẹ.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Theo tờ Lianhe Wanbao của Trung Quốc , trong số 2.000 bệnh nhân dưới độ tuổi 18 mà Viện Tâm thần đã điều trị vào năm ngoái, có 1.000 trường hợp là trẻ tiểu học, từ 6 tới 12 tuổi.

Hầu hết, những đứa trẻ được đưa tới Viện Tâm thần đều rơi vào một trong các trường hợp: có vấn đề về học tập, thiếu tập trung, hiếu động thái quá hoặc không thể kiểm soát được cảm xúc.

Tuy nhiên, có một điểm chung thường thấy ở tất cả các trường hợp là bọn trẻ đều phải chịu những áp lực từ bố mẹ.

Chuyên gia tâm lý cao cấp – tiến sĩ Cai Yiming, 61 tuổi cho biết, khi được hỏi mong ước lớn nhất của mình là gì thì tất cả bọn trẻ đều trả lời rằng các em muốn đạt được điểm số tối đa.

Ông Cai cho biết, những đứa trẻ mà ông từng tư vấn đã chia sẻ rằng ngay cả khi các em đạt được 99 điểm thì vẫn bị bố mẹ quở trách. "Vậy còn 1 điểm nữa đâu?” – ông nói.

Theo ông, những phụ huynh có trình độ thấp hơn thường đặt áp lực học tập cho con cái ít hơn bởi họ quá bận rộn với việc kiếm sống. Họ vui mừng với những thành công của con cái và chính thái độ không có áp lực đó đã giúp con cái họ nổi trội hơn.

Ngày nay, những ông bố bà mẹ có trình độ cao ngày càng đặt nhiều kì vọng vào con cái mình.

2 mong muốn của bệnh nhân nhí

Còn 2 điều khác nữa mà những bệnh nhân nhỏ tuổi đưa ra trong danh sách những điều mà các em mong muốn. Đó là mong mẹ chì chiết chúng ít hơn và mong một gia đình tràn đầy tình yêu thương.

Ông cho biết, ngày nay, cha mẹ quá bận rộn với công việc và có ít thời gian để hiểu bọn trẻ.

Những ông bố bà mẹ về nhà sau một ngày dài làm việc lại cãi cọ nhau cũng có thể làm cho trẻ trở nên không thân thiện.

Thấy bố mẹ không hạnh phúc, trẻ sẽ không sẵn lòng chia sẻ những vấn đề mà chúng gặp ở trường học.

Và sau một thời gian dài, trẻ sẽ không thấy ngôi nhà của mình là một nơi yên bình, là nơi để nghỉ ngơi sau khi phải đối mặt với tất cả vấn đề bên ngoài.

Trẻ gặp vấn đề về cư xử nếu cha mẹ thường xuyên cãi cọ

Tiến sĩ Cai đã từng gặp trường hợp của một đứa trẻ 8 tuổi có cha mẹ không hòa thuận bị stress nặng đến mức có những hành vi trái với độ tuổi của cậu bé.

Cậu bé đòi người lớn cho ăn, thậm chí là tắm cho mình.

Trong vòng 3-4 tháng, điểm số của cậu tụt từ khoảng 95 xuống 40 - 50.

Đồng thời, cậu cũng có những hành động không bình thường như: chạy ra khỏi nhà khi trời mưa hoặc cáu giận.

Khi nhà trường giới thiệu học sinh này với tiến sĩ Cai, ông đã viết một bức thư cho ban lãnh đạo nhà trường để miễn cho cậu bé làm bài tập về nhà và không phải đến trường nửa ngày nếu có thể.

Tiến sĩ Cai nói: “Việc để cho trẻ biết rằng, chuyện bố mẹ cãi cọ nhau không hề quan trọng bởi họ vẫn sẽ quan tâm tới cậu bé.”

Sau 2 buổi tư vấn, cậu bé đã bắt đầu tự giác làm bài tập về nhà và cách ứng xử của cậu bình thường trở lại sau 2 tháng. Cuối cùng, tình trạng của cậu bé cũng tốt đẹp và cậu được học ở lớp học dành cho những học sinh xuất sắc.

Tiến sĩ Cai khuyên các ông bố bà mẹ cũng như các giáo viên nên quan tâm tới trẻ nhiều hơn bởi mọi lời nói và hành động của họ đều có tác động lớn tới tâm hồn non trẻ của các em.

  • Nguyễn Thảo (Theo Asia One)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,