221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1276962
Thủ khoa ĐH Luật Hà Nội: “Em muốn mình sai nhiều hơn!”
1
Article
null
Thủ khoa ĐH Luật Hà Nội: “Em muốn mình sai nhiều hơn!”
,

- Gặp Nguyễn Tiến Dũng, thủ khoa khối A của trường Đại học Luật, ấn tượng đầu tiên là sự dễ mến, nhiệt tình. Từ khi vào đại học, Dũng tất bật với bài học và sách vở nên khi gặp phóng viên, trên tay cậu vẫn còn cầm theo mấy quyển sách và giải thích rằng đang đến thư viên tự học, tranh thủ tiết trống giữa hai môn.

BÍ QUYẾT ÔN THI ĐH CỦA THỦ KHOA

Thủ khoa khối A Nguyễn Tiến Dũng: Say mê luyện bài và tìm hiểu bản chất từng môn

Mô tả ảnh.
Tiến Dũng.
Vào câu chuyện là Dũng nhiệt tình chia sẻ ngay những bí quyết học tập đã giúp cậu đạt 28 điểm trong kỳ thi đại học .

Dũng cho biết, học bất kỳ một môn học nào, việc đầu tiên là sẽ nắm chắc những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Ba môn Toán, Lý, Hoá cũng không ngoại lệ. Từ những kiến thức căn bản đó, cậu mới đào sâu và mở rộng ra những kiến thức liên quan bên ngoài. Có thể nói, Dũng coi sách giáo khoa là bảo bối và đã học từng câu từng chữ trong đó.

Tham khảo thêm cho môn Toán và Lý, suốt những năm cấp 3, Dũng trung thành với những cuốn sách của thầy Lê Hồng Đức, Phan Huy Khải và Vũ Thanh Khiết.

Dũng nhấn mạnh: làm nhiều và thành thạo nhiều dạng bài tập để có kỹ năng phân loại các dạng bài là chìa khoá để các bạn tìm được cách giải những dạng bài khác nhờ khả năng vận dụng kiến thức.

Cậu cho rằng: tuy hình thức thi bây giờ là trắc nghiệm nhưng việc rèn luyện qua các bài tập tự luận là rất quan trọng. Bài tập tự luận giúp cho các bạn rèn luyện tư duy logic, tính kiên nhẫn trong khi làm bài.

Dũng đã rèn luyện cho mình những phẩm chất đó bằng nguyên tắc : làm bài toán nào cũng không qua loa, luôn trình bày từ đầu đến cuối để ghi nhớ sâu từng dạng bài, từng phương pháp giải toán. Dũng đã miệt mài thực hành nhuần nhuyễn từng dạng bài tập này đến dạng bài tập khác. Đặc biệt là đối với môn Hoá với khối lượng kiến thức xuyên suốt 3 năm học và các dạng bài tập rất phong phú.

“Càng luyện thành thạo nhiều bài tập thì khi vào phòng thi là có thể phản ứng nhanh, không bị mất bình tĩnh trước những dạng bài mới.” Dũng chia sẻ.

Môn Vật lý, để ghi nhớ được phần lý thuyết được cho là rất khó đối với không ít học sinh, Dũng chọn cách: tìm hiểu bản chất của các hiện tượng để hiểu, sau đó mới có thể thuộc được nó.

Chính vì thế mà Dũng cho rằng, môn Lý các bạn không thể để dành đến lớp 12 mới bắt đầu học, mà phải học kỹ từ lớp 10 và lớp 11. Những kiến thức ở hai lớp đó chính là các cơ sở để giải thích cho những hiện tượng vật lý trong chương trình lớp 12.

Trò chuyện với Dũng, chúng tôi có cảm giác em rất thích “phản ứng nhanh”.

Dũng giải thích: “ Mỗi câu trong bài thi chỉ được 105 giây để làm bài. Vậy nên phải phản ứng nhanh trước những câu dễ để có thời gian dành cho những câu khó và tăng tốc khi sắp hết giờ!”.

Chàng thủ khoa này đã luyện phản ứng nhanh bằng cách: học nhóm lý thuyết với bạn bè, nghe bạn trả lời và nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bên cạnh đó là làm sinh động bài học, lý thuyết các môn bằng cách liên tưởng với các hiện tượng ngoài cuộc sống, thậm chí là tìm tòi những ứng dụng của nó xung quanh mình. Đó cũng là cách Dũng tìm ra những điều thú vị và say mê với các môn học. Và theo em, có niềm đam mê thì mọi mệt mỏi, căng thẳng vì bài học sẽ tiêu tan hết, học trở thành niềm vui và sở thích.

Tâm sự về những ngày ôn luyện vào đại học ở mái trường cấp 3 của mình, Dũng rất biết ơn người thầy dạy môn Hoá. Thầy đã giúp trò cách ghi nhớ lý thuyết độc đáo.

“Thầy sợ em làm đúng nhiều quá nên quyết tâm làm cho em sai. Điều đó khiến em phải học kỹ để tránh những cái sai nhỏ do không cẩn thận. Thầy nói, khi đúng thì chúng em sẽ không quan tâm đến kiến thức đó nữa, và nảy sinh tâm lý chủ quan, khi sai chúng em sẽ phải làm ngược lại và điều đó làm cho kiến thức được ghi nhớ lâu hơn.”

Trở thành một sinh viên đại học, Dũng vẫn giữ cho mình sự ham học hỏi từ bạn bè, thầy cô. Trong khi khá nhiều bạn bè trong trường chưa thích ứng được với phương pháp đào tạo mới theo học chế tín chỉ, một lần nữa Dũng lại chủ động miệt mài tìm ra cách để chinh phục những cuốn giáo trình dày cộm và kín đặc chữ, đặc trưng của giáo trình Luật!

Vẫn là thói quen tìm hiểu sâu sắc bản chất của từng vấn đề, Dũng luôn học theo phương châm hiểu trước khi học thuộc, luôn học theo hệ thống và tìm mối liên quan giữa những kiến thức đã học. Đối với Dũng, học chế tín chỉ là môi trường lý tưởng để em rèn luyện tính chủ động trong học tập, sắp xếp thời gian một cách khoa học và làm việc nhóm hiệu quả.

Bí quyết để học tốt từ cấp 3 của Dũng là luôn xác định được mục tiêu phấn đấu và ý chí của bản thân:

"Ý chí và nghị lực sẽ giúp em làm được tất cả.” nhất là nó giúp em vượt qua được những cơn buồn ngủ và cái lạnh của mùa đông mà không phải uống cà phê- Dũng nói hóm hỉnh. Kết quả tổng kết học kỳ 1 với 8,17 điểm là một minh chứng cho sự miệt mài của cậu sinh viên thủ khoa.

Thủ khoa khối C Trương Thị Thu Hoài: 8,5 điểm Sử vẫn còn… thấp

Mô tả ảnh.
Thu Hoài
Để đạt tổng 26 điểm cho cả 3 môn Văn, Sử, Điạ của khối C, Thu Hoài cho rằng, cái quan trọng nhất là em đã học rất chăm chỉ.

Không chỉ là sự chăm học, mà cách học cho từng môn làm em lĩnh hội kiến thức rất hiệu quả.

Vốn yêu thích môn Văn, Hoài không chỉ học Văn bằng trí óc mà còn hoc bằng niềm say mê, sự xúc động đối với từng tác phẩm. Theo Hoài, điều đó khiến việc viết văn có hồn và có những bài văn giàu cảm xúc.

Tuy vậy, không để cho cảm xúc dẫn dắt, cô thủ khoa này lại đánh giá cao tư duy rõ ràng, mạch lạc, tập trung trình bày ý chính trong mỗi bài, mỗi đoạn là điều quan trọng để bài văn luôn đi đúng hướng mà đề bài yêu cầu.

Hoài thích chọn cách viết và trình bày theo lối diễn dịch, bởi đó là cách viết mà người đọc có thể nắm bắt được nhanh và rõ ràng nhất điều mình muốn trình bày trong bài.

Hoài cũng đầu tư cho môn Văn khá kỹ khi tự xây dựng cho mình những dàn ý về từng vấn đề, từng nhân vật trong các tác phẩm văn học. Và để hiểu rõ tác phẩm hơn, Hoài thường xuyên tìm hiểu và “soi” tác phẩm cũng với nhiều thông bổ trợ về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, quan điểm nghệ thuật và phong cách của từng nhà văn.

Khi đi thi, theo Hoài, các bạn nên chia thời gian hợp lý theo số điểm của mỗi bài để tránh tình trạng nhiều bạn bị cuốn vào câu nhiều điểm nhất và không còn thời gian để làm các bài khác. Giấy nháp là không thể thiếu để vạch sẵn những ý chính cần thiết sau khi đọc kỹ đề bài.

Hoài đầu tư khá nhiều thời gian cho môn Sử. Vậy nên khi biết mình được 8,5 điểm, cô thủ khoa rất …thất vọng và thậm chí còn muốn phúc khảo, nhất là khi biết có một thí sinh khối C đậu cao hơn mình 1 điểm!

Môn Sử được cô “nghiền ngẫm” không chỉ bằng cách học thuộc đơn thuần mà kết hợp luôn với làm nhiều dạng bài tập để luyện khả năng xử lý, xác định đề bài. Những bộ đề thi Lịch sử của các trường đại học qua các năm là tài liệu được Hoài “mổ xẻ” nhiều nhất.

Hơn thế, những sự kiện, vấn đề Lịch sử của từng thời kỳ luôn được bạn so sánh với nhiều tiêu chí khác nhau. Từ đó, Hoài hiểu sâu sắc hơn từng mốc thời gian, có thể đánh giá sự kiện lịch sử và sẵn sang trình bày một cách khoa học, rõ ràng khi đề bài hỏi đến.

Bí quyết cho môn Địa lý của Hoài là nắm chắc kiến thức địa lý các vùng, các lĩnh vực kinh tế rồi nhưng không được chủ quan với bài tập, vì nó chiếm đến 3 điểm trong bài thi! Vậy nên, Hoài cần cù luyện “nhẵn” tấc cả các dạng bài tập từ dễ đến khó để có thể “ẵm” chắc 3 điểm quý giá.

Hoài chia sẻ, MÌNH cũng thường xuyên lui tới các diễn đàn học thi trên mạng để cùng bàn luận, góp ý về abì làm và học thêm những điều mới mẻ từ các thành viên.

Sự cần cù chăm chỉ và những cách học sáng tạo đã giúp cô học trò có vóc dáng nhỏ nhắn, nụ cười duyên “hết sức” này giành ngôi vị thủ khoa Đại học Luật khối C với số điểm thuyết phục mà vẫn còn hơi tiếc cho môn Sử.

  • Thuỷ Văn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,