Tôi đã đọc bài “Sốt du học từ trong bụng mẹ” và bài gần đây nhất là “Dạy con biết nói thật để đi học xứ người”. Tôi rất cảm phục ý chí cầu tiến của các bậc phụ huynh trong 2 bài viết này. Xin được chia sẻ tâm sự của tôi khi có con du học ở tuổi 11.
TIN LIÊN QUAN |
---|
HS Hà Nội giờ tan trường. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Con tôi vượt từ kém lên xuất sắc như thế nào?
Tôi đã 40 tuổi, có con trai duy nhất, cháu năm nay vừa tròn 12 tuổi. Ước mơ của tôi là cùng chồng nuôi con ăn học thành tài, du học cầm bằng tốt và về Việt Nam làm việc.
Khi con vào lớp 1, tôi chọn trường tiểu học quốc tế, để cháu vừa học văn hóa Việt Nam và được học tăng cường văn hóa ngôn ngữ nước khác.
Những ngày đầu lớp 1, con tôi thuộc diện phụ đạo vì học kém. Lý do này vợ chồng tôi biết vì không cho cháu học và biết chữ trước khi vào lớp 1.
Cháu thua kém hoàn toàn các bạn cùng trang lứa trong lớp. Chồng tôi bỏ thời gian 3 tháng sưu tầm các băng đĩa tự học và buộc cháu học 30 phút/ ngày sau khi đi học về.
Sau 6 tháng, cháu trở thành học sinh xuất sắc của lớp và khối. Khi học lớp 3, cháu đã nghe và hiểu Tiếng Anh trên kênh truyền hình cáp. Về học hành, cháu rất giỏi. Các hoạt động dã ngoại được nhà trường kèm cặp nên mọi thứ không có gì lo lắng.
Trang mới khi du học ở tuổi 11
Về học lực, cháu học lớp 5 ở Việt Nam, ra nước ngoài dự tuyển vào lớp 6. Cháu theo kịp chương trình học và không gặp khó khăn gì trong học tập. Đa số học sinh Việt Nam học rất tốt.
Bản lĩnh, tình yêu đối với cha mẹ người thân là yếu tố quyết định sự vượt khó của 1 đứa trẻ khi du học.
|
Tiếng Anh là ngôn ngữ tất yếu khi du học, nhưng không phải là chuẩn mực đánh giá chỉ số thông minh, tư duy tương lai nghề nghiệp 1 đứa trẻ. Mà là toán học logic, khả năng suy luận vấn đề, tổng hợp sự kiện, kiến thức xã hội, hoạt động cộng đồng, kỹ năng sống cũng như kinh nghiệm sống.
Các hoạt động cộng đồng cháu tham gia rất tốt vì được đào tạo ở trường tiểu học Việt Nam.
Du học, cháu được chơi nhiều hơn học. Học và chơi, chơi và học. Cách học như người lớn. Sống như người lớn: tách con cái ra khỏi tầm ảnh hưởng của gia đình. Đứa trẻ tự giải quyết những vấn đề sinh hoạt của bản thân mà không có cha mẹ bên cạnh. Họ có những buổi cắm trại ngoại khóa mà cha mẹ cam kết không can thiệp liên hệ con cái trong thời gian này. Đây là khó khăn du học sinh “nhí” Việt Nam.
Việc học giỏi tham gia dự tuyển vào trường chuyên lớp chọn cũng như ở Việt Nam.
"Và tôi đã khóc..."
Con trai tôi những ngày đầu xa mẹ khóc nhiều vì va chạm cuộc sống thực tại.
Ở Việt Nam, có vòng tay che chở của mẹ, ăn ngủ, cơm áo, gạo tiền, đi chơi, mua sắm, áo quần, bệnh đau,v.v... đều có mẹ. Cháu không thể hòa nhập nhanh chóng. Sự phân biệt chủng tộc cũng xuất hiện rất rõ trong các trường tiểu học ở nước ngoài. Cháu bị sốc thật sự.
Sự thích nghi tùy theo bản lĩnh từng đứa trẻ và có sự hướng dẫn gia đình: con trai tôi tự làm những việc mà ngày ở Việt Nam cháu chưa bao giờ làm: nấu cơm, chiên trứng để ăn (khi người lớn vắng nhà), phơi áo quần, rửa chén, chuẩn bị thức ăn mang vào lớp (không có trường nội trú như ở Việt Nam), đi siêu thị mua thức ăn chuẩn bị cho ngày mai và tuần tới.
Điều cơ bản là đứa trẻ phải biết điều tiết chi tiêu của bản thân, biết cách xài tiền một cách tiết kiệm nhất, biết giữ tiền biết tiêu tiền hiệu quả. Cháu phải tính toán từng cent để mua hàng trong siêu thị phù hợp túi tiền từ hộp trứng, bánh mì, que kem, vé xe buýt, hàng khuyến mãi, hàng củ, hàng mới, hàng giá rẻ, hàng giá cao.. Nói chung, mua sắm có tư duy như một người lớn.
Trẻ con du học có người giám hộ nhưng không phải lúc nào người giám hộ ở bên cạnh 100% thời gian. Bản lĩnh, tình yêu đối với cha mẹ người thân là yếu tố quyết định sự vượt khó của đứa trẻ khi du học.
Vậy thì “chuẩn bị cho con du học từ trong bụng mẹ” và “dạy con biết nói thật để đi học xứ người” là đúng nhưng khiếm khuyết.
Các bà mẹ, ông bố nên cân nhắc khi cho con du học bằng mọi giá. Sự du học của một đứa trẻ kéo theo thay đổi toàn bộ tâm tư tình cảm gia đình.
Con cái tuổi vị thành niên gắn liền cha mẹ, giúp trẻ trưởng thành toàn diện: học tập, tư duy, tình cảm, tình yêu thương gia đình và trách nhiệm... Trẻ còn có tuổi thơ, tuổi được sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Đưa con sang phương trời xa lạ, trẻ phải tự lập. Dù không phải cơm áo gạo tiền mà là sự quan tâm yêu thương gắn bó hằng ngày của người thân đã không còn, trẻ sẽ bị vấp ngã những cú ngã đầu đời. Trẻ chỉ biết khóc, cam chịu, cố gắng... Vậy thì cho con du học để làm gì?
Mẩu chuyện nhỏ: con trai tôi cầm 4 đô la Úc (vì trẻ con không được giữ tiền) mua 1 hộp bánh mì giá rẻ gần nhà. Đến nơi, bánh mì giá rẻ không còn, chỉ còn bánh mì giá mắc, cháu không đủ tiền cùng lúc cháu nhặt được vé xe buýt còn hạn sử dụng. Cháu lên thẳng siêu thị xa hơn để mua 1 hộp bánh mì giá rẻ, nhanh chóng lên xe về nhà, vừa cầm bánh mì vừa ăn kẹo vì còn dư tiền. Tôi đã khóc khi hay tin này.
-
Phương (TP.HCM)
(Bài viết của độc giả trong diễn đàn này không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn và không có nhuận bút.)