- Trao đổi với VietNamNet sáng 19/5, quyền Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc không ngạc nhiên vì đã biết thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa định bỏ nghề.
TIN LIÊN QUAN |
---|
![]() |
Trường THPT Vân Tảo (Hà Nội). |
Ông Trúc nói "trước ngày 8/5, tôi có nhận được tin nhắn của thầy Khoa với nội dung "xin nghỉ việc". Nhận được thông tin như vậy, Thanh tra có mời thầy đến Bộ làm việc (chiều 7/5) để hỏi lý do".
Buổi làm việc hôm đó có cả lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Chánh Văn phòng và thanh tra, ông Khoa được trình bày những lý do xin nghỉ việc.
Sau đó, Bộ GD-ĐT có khuyên thầy không nên nghỉ mà tiếp tục làm việc và cống hiến cho ngành. Thầy Khoa có nói "sẽ về suy nghĩ".
Ông Trúc cho hay, ông chưa biết việc thầy Khoa đưa đơn xin nghỉ việc. Vì đơn vị quản trực tiếp là Sở GD-ĐT Hà Nội chứ không phải Bộ GD-ĐT. Do đó, nếu có đơn, thầy sẽ gửi lên Sở GD-ĐT Hà Nội.
Báo Tiền Phong thông tin, trước khi gặp thầy Khoa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng thanh tra Bộ làm việc với thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội về nội dung liên quan tới thầy Khoa. Tuy được Bộ GD-ĐT mời dự nhưng trong buổi tiếp ông Khoa chiều 7/5, không có lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nào tham gia.
Trao đổi với báo này sau khi đã gặp thầy Khoa, bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Thầy Khoa cho biết, trong mấy năm qua, thầy đã có những khiếu nại về sai phạm của Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo nhưng Sở GD-ĐT giải quyết chưa thỏa đáng. Lần này, thầy tiếp tục có đơn khiếu nại với nhiều nội dung. Bộ đã chỉ đạo Sở GD-ĐT phải xem xét và giải quyết dứt điểm những nội dung của khiếu nại này. Việc xem xét và giải quyết khiếu nại sẽ tiến hành sau kỳ thi tốt nghiệp THPT”.
Cũng trong sáng 18/5, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho hay: "Cho đến thời điểm này, chưa nhận được thông tin gì cũng như văn bản "xin nghỉ việc" của thầy Đỗ Việt Khoa. Hiện, chúng tôi đang tập trung chuẩn bị cho thi tốt nghiệp THPT nên chưa có thông tin chính thức".
Chị Nguyễn Thị Hải Ngà, vợ thầy Đỗ Việt Khoa nói rằng, chị là người luôn khuyên anh bỏ nghề, dù lòng không muốn.
"Vì khi về nhà thấy anh căng thẳng quá, mà sự căng thẳng đó kéo dài không có được sự giải quyết triệt để từ phía các cơ quan chức năng" - chị Ngà nói.
"Suốt 4 năm qua, từ 2006 đến giờ, chưa lúc nào gia đình thấy bình yên. Đến giờ, anh quyết định nghỉ việc tôi cũng thấy thanh thản hơn".
Về câu chuyện thầy Đỗ Việt Khoa, cô Phạm Thị Trang, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo tâm sự rất buồn vì sau khi nghỉ hưu, nghe được những chuyện lãnh đạo nhà trường và giáo viên có một số mâu thuẫn.
"Tôi cũng có khuyên Đỗ Việt Khoa, đấu tranh là tốt, nhưng không nên quá để ý để gom những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt để tố cáo sẽ không đi đến đâu"
-
Kiều Oanh - Lan Anh
Thầy Khoa xin nghỉ việc là một quyết định đúng, không phải riêng tôi mà nhiều các bạn tôi đều nghĩ vậy.
Thầy không nên ở lại khi mà mình đã trở thành đơn độc trong tập thể mà mình đang công tác.
Thầy đã giúp xã hội gióng lên một hồi chuông cảnh báo những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, và điều đó đã làm khó cho thầy và gia đình thầy bấy lâu nay, người ta bới lông tìm vết, người ta công khai trả thù thầy như những kẻ cướp giữa ban ngày, giờ là lúc thầy phải lo cho gia đình thôi, những gì thầy làm đã là một đóng góp lớn cho xã hội rồi. Ra đi khỏi ngành thầy sẽ được yên thân, được thanh thản, không bị sức ép nữa.
Ngay từ ngày ấy tôi đã tự hỏi rằng nếu thầy Khoa không bị làm khó thì mới là chuyện lạ ở cái xã hội này khi mà cán bộ tiêu cực nhiều hơn gấp nhiều lần số cán bộ trong sạch và thanh liêm. Thầy hãy dứt khoát ra đi, đừng phân vân nữa.
Chúc thầy thành công trong công việc mới.