221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1261981
Bí quyết thành thủ khoa ngoại thương: "luyện thi" từ lớp 8
1
Article
null
Bí quyết thành thủ khoa ngoại thương: 'luyện thi' từ lớp 8
,

- Không thông minh nhưng cần cù giúp Nguyễn Thị Nguyệt lọt "top 5" thí sinh có tổng điểm ba môn thi khối A đạt 30 điểm vào Trường ĐH Ngoại thương năm 2009.

Chùm bài: "Bí kíp ôn thi ĐH" của thủ khoa

a
Nguyễn Thị Nguyệt: "Phải kiên trì, không được ham chơi..."
"Thấp nhỏ, nhí nhảnh, hay cười... duyên" là đặc điểm "nhận dạng" cô sinh viên (SV) năm thứ nhất, thủ khoa đạt điểm tuyệt đối năm 2009 của Trường ĐH Ngoại thương. Nguyệt đã tranh thủ giờ giải lao luyện Aerobics chưa đầy 30 phút để chia sẻ kinh nghiệm giật giải "quán quân" vào trường ĐH danh tiếng "bậc nhất" của Việt Nam.

Với Nguyệt, niềm say mê học các môn yêu thích như Toán, Văn đã có từ cấp 2. Nguyệt kể, từ nhỏ, bố mẹ không phải thúc giục chuyện học mà thay vào đó là sự tự giác. Cộng với sự khám phá, tìm tòi và ham học hỏi các anh/chị họ đi trước, Nguyệt đã "yêu" học Toán hơn cả.

Không có định hướng từ bố, mẹ là phải theo ngành nào, khối nào - nên năm lớp 6, lớp 7, Nguyệt "nung nấu" ước mơ làm cô giáo. Nhưng đến lớp 8, lớp 9, em phấn đấu để vào học Trường ĐH Ngoại thương. Bởi, ngôi trường này không chỉ dạy kiến thức mà còn có nhiều hoạt động ngoại khóa phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh viên.

"Xác định "con đường" tương lai bắt đầu từ Trường ĐH Ngoại thương - năm lớp 8 em đã dồn phần lớn thời gian học ở nhà cho việc học 3 môn Toán, Văn, Anh" - Nguyệt chia sẻ. Lên lớp 9, khối lượng kiến thức nặng hơn cộng với việc được chọn tham gia thi học sinh giỏi Toán cấp tỉnh nên thời gian học Toán nhiều hơn và tình yêu môn Toán cũng tăng. Kết quả kỳ thi cấp tỉnh, Nguyệt "ẵm" giải ba.

Ba năm học ở Trường THPT chuyên tỉnh Bắc Ninh, Nguyệt vẫn dành nhiều thời gian hơn cho môn Toán, Lý, Hóa. Ngoài thời gian học trên lớp và học thêm ở trường, hầu như thời gian học buổi tối ở nhà, khoảng 4-5 tiếng đều dành cho học các môn này, Nguyệt nhớ lại.

"Em thấy mình không thông minh nên phải cần cù"- Nguyệt khiêm tốn. Theo Nguyệt thì: việc rèn luyện thường xuyên các dạng bài tập Toán sẽ nắm vững kiến thức cơ bản. Môn Lý, Hóa phải chú trọng để vững về lý thuyết. Đồng thời, tham gia các kỳ thi thử của trường cũng thêm nhiều kiến thức.

Với kinh nghiệm này, Nguyệt đã lọt "top 5" thí sinh có tổng điểm 3 môn đạt điểm tuyệt đối - 30 điểm.

Hiện, Nguyệt đang tâp trung học tốt tiếng Anh để "kiếm" suất du học Úc. Mơ ước của Nguyệt là sau khi học xong sẽ về nước làm giảng viên ĐH. Nguyệt lý giải "em ước trở thành giảng viên nhưng phải có kiến thức kinh tế. Việc dung hòa giữa ước mơ sư phạm với kiến thức kinh tế sẽ giúp người giảng viên tự tin hơn, bài giảng sẽ linh hoạt và sinh động hơn..."

Kinh nghiệm cô SV năm thứ nhất này truyền cho em trai 10 tuổi là phải kiên trì, không được ham chơi!

  • Kiều Oanh

    Thủ khoa khối A - Phạm Mạnh Cường, SV năm 1, ĐH Ngoại thương: "Nên làm nhiều dạng bài tập"

    Phạm Mạnh Cường
    Phạm Mạnh Cường
    Nắm vững lý thuyết và làm nhiều bài tập ở nhiều dạng khác nhau là bí quyết học tốt các môn Toán, Lý, Hóa. Khi học hiểu thì thấy rất yêu thích và đam mê các môn học đó.

    Còn để thi ĐH khối A tốt, trước hết phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Đề thi ĐH năm 2009 phần lớn kiểm tra kiến thức cơ bản, chỉ có phần nhỏ là kiến thức nâng cao. Mặt khác, muốn phân biệt các dạng bài tập và làm nhuần nhuyễn nhiều các dạng đó đòi hỏi phải nắm vững lý thuyết.

    Với môn Toán thi tự luận, việc trình bày rành mạch, rõ ràng khá quan trọng. Thực tế, có nhiều bài toán kết quả đúng nhưng phần trên nhầm lẫn, sẽ bị trừ điểm dần. Còn môn Lý, Hóa thi trắc nghiệm nên thời gian cho mỗi câu rất ngắn. Thí sinh phải biết kết hợp các phương pháp học để làm bài nhanh và chính xác.

    Để đạt kết quả thi 3 môn Toán, Lý, Hóa đạt điểm tuyệt đối thì gần 2 năm trước kỳ thi ĐH 2009, hầu như ngày nào, mình cũng dành 3 tiếng học buổi tối để học các môn này.

    • K.Oanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,