221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1275280
Sợ thất nghiệp, sinh viên Nhật không dám tốt nghiệp
0
Article
null
Sợ thất nghiệp, sinh viên Nhật không dám tốt nghiệp
,

Không thể tìm được việc làm trước khi ra trường vì tình hình kinh tế suy thoái, nhiều sinh viên Nhật Bản quyết định trì hoãn việc tốt nghiệp của mình lại khoảng 1 năm để có cơ hội tìm được việc trong năm sau.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Lý do là những công ty lớn của Nhật Bản thường trung thành với một truyền thống là chỉ tuyển những sinh viên sắp tốt nghiệp trong kì thi tuyển hàng năm của họ.

Vào tháng 2 năm nay – thời điểm chỉ còn một tháng trước khi tốt nghiệp, chỉ có 80% trong số 405.000 sinh viên đại học đang tìm việc nhận được những lời mời làm việc chính thức.

Con số này thấp hơn năm ngoái 6% và là tỉ lệ thấp nhất tính từ năm 2000.

Trong những năm trước đó, một số sinh viên chưa tìm được việc làm đã cố ý không làm luận văn tốt nghiệp hoặc thi trượt một môn học nhằm kéo dài thời gian sinh viên của mình thêm một năm nữa.

Bên cạnh đó, có những sinh viên khác chọn cho mình những khóa học kĩ năng sau khi tốt nghiệp.

Các trường ĐH ngày càng tạo điều kiện cho sinh viên nợ một số tín chỉ nhất định để họ được ở lại trường nếu như chuyện đó giúp họ tìm được việc.

Hầu hết các trường ĐH đều thu 50% trở xuống so với mức học phí thông thường đối với những sinh viên này.

ĐH Meiji – một ĐH tư nhân nổi tiếng ở Tokyo chỉ thu của sinh viên 10% so với mức học phí thông thường. Năm nay có 15 sinh viên trong số 7.466 sinh viên năm cuối của trường này quyết định sẽ không tốt nghiệp.

Tùy vào mỗi trường, những sinh viên này có thể được giúp đỡ bằng việc cung cấp các khóa học dạy cách đối mặt với những buổi phỏng vấn và cách viết những bài luận ngắn – yêu cầu trong những kỳ thi thi tuyển vào nhiều công ty ở Nhật Bản.

Thị trường việc làm nhiều cạnh tranh hơn đã buộc các sinh viên Nhật phải bắt đầu công cuộc săn tìm việc làm sớm hơn so với cách đây 20 năm trong những năm họ học ĐH.

Nếu như trước đây họ tìm việc trong suốt nửa cuối năm thứ 4 và năm cuối thì bây giờ hầu hết các sinh viên bắt đầu công cuộc săn việc từ giữa năm thứ 3.

Những sinh viên xuất sắc hơn thì nhận được những lời mời chưa chắc chắn vào đầu năm học cuối. Song hầu hết các công ty đều đưa ra những lời đề nghị chính thức trước khi các sinh viên tốt nghiệp chỉ khoảng 5 tháng.

Tất nhiên là không có gì đảm bảo rằng việc ở lại trường thêm 1 năm nữa sẽ giúp sinh viên tìm được một công việc tốt.

Một sinh viên năm cuối đang chờ đợi kết quả từ các nhà tuyển dụng cho biết: “Với một sinh viên có thành tích học tập tốt nhưng vì một lý do nào đó chưa chuẩn bị tốt cho những bài phỏng vấn thì ở lại 1 năm nữa có thể sẽ giúp họ làm được điều đó.”

“Song với một sinh viên đã lãng phí thời gian trong những năm học ĐH thì tôi cho rằng không gì có thể thay đổi được dù có trì hoãn tốt nghiệp lại 1 năm.”

Thay vì dành một năm đó để hi vọng giành được một suất trong một công ty lớn thì những học sinh yếu kém có thể tìm việc làm ở một công ty nhỏ để học được những kĩ năng mới.

Vì thị trường việc làm cho những sinh viên mới tốt nghiệp được dự đoán là vẫn còn khó khăn trong vài năm tới nên Chính phủ đã vạch ra một kế hoạch 5 năm để giúp các sinh viên tìm việc làm.

Chính phủ sẽ chi tiền ra cho các trường công lập và tư nhân để thuê thêm các cố vấn nghề nghiệp và tài trợ cho các chương trình hướng dẫn sinh viên các kĩ năng xin việc.

Với mong muốn làm cho các công ty từ bỏ thói quen tuyển dụng nhân viên khi họ mới chỉ là những sinh viên sắp tốt nghiệp, Hội đồng Khoa học Nhật Bản (SCJ) đang thảo ra một thông báo yêu cầu các công ty đối xử với tất cả những người đã tốt nghiệp như những SV sắp tốt nghiệp ít nhất 3 năm sau khi họ ra trường.

SCJ là hội đồng được thành lập vào năm 1949 với tư cách là cơ quan thực thi pháp lý của Thủ tướng nhằm đẩy mạnh và nâng cao trình độ khoa học. SCJ đã nghiên cứu vấn đề này theo chỉ thị của Bộ Gíao dục.

Cơ quan này cũng chỉ ra rằng chu kì săn tìm việc làm bắt đầu từ năm thứ 3 ĐH của các sinh viên hiện nay nên được thay đổi bởi lẽ nó làm phá vỡ chương trình đào tạo của một sinh viên.

Nguyễn Thảo (Theo Asia One)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,