221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1274778
Michael Jackson không muốn bị gọi là tiến sĩ
1
Article
null
Michael Jackson không muốn bị gọi là tiến sĩ
,

- Nhận làm Giám đốc điều hành tập đoàn kiến tạo tương lai, việc đầu tiên Michael Jackson làm là đề nghị mọi người không dùng học vị ’doctor" (tiến sĩ) đi kèm mỗi khi gặp ông. Câu chuyện này khiến hiệu phó một trường ĐH ở Việt Nam ấn tượng và chia sẻ trong bài viết gửi tới VietNamNet dưới đây.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Michael Jackson (bên phải) trong buổi diễn thuyết về khoa học giáo dục tương lai tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hồi tháng 3 năm nay.
Tôi đến hơi muộn, tiệc đã bắt đầu. Món mới vừa được dọn ra.

Tôi xin lỗi Michael Jackson bằng một câu tiếng Anh: “Sorry. I’m late. Because I have been take my daughter go home. She is finished her lesson this morning” (Xin lỗi, Tôi đến muộn. Bởi vì tôi phải đưa con gái về nhà. Cháu vừa kết thúc buổi học sáng nay").

Tôi nói theo kiểu tư duy của một người Việt kém tiếng Anh, nhưng Michael Jackson vẫn đang cố gắng hiểu được những gì tôi muốn nói và hình như ông hiểu - ấy là tôi nghĩ thế.

Tiến sĩ Michael Jackson là Chủ tịch của Shaping Tomorrow – một người rất nổi tiếng trong lĩnh vực tương lai học, được giới thiệu "ông chủ của 12.000 nhà tương lai học".

Buổi sáng, tôi nghe Michael Jackson nói về tương lai của giáo dục ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Con người ngồi trước mặt tôi lúc này, không có dáng vẻ gì của một người nổi tiếng đến mức, những người mời ông đến Việt Nam nói chuyện, có đề nghị trường tôi bảo đảm an ninh cho ông trong thời gian ở TP.HCM.

Tất nhiên, chúng tôi không cam kết việc ấy vì chúng tôi tin, đất nước chúng ta thanh bình, chúng ta đang tìm kiếm các cơ hội hội nhập và phát triển. Michael Jackson đến đây cũng vì điều ấy, chẳng nhẽ lại có rủi ro nào đến với ông? Ít nhất là điều đó đúng cho đến lúc này, khi Michael Jackson đã lên đường về Anh.

Ngôn từ tạo khoảng cách

Trông Michael Jackson trẻ hơn hình chụp ông trên báo và trên tivi. Ngồi bên Michael Jackson mà không có cảm giác choáng ngợp thường thấy khi ta ngồi bên người nổi tiếng. Ông bảo, không muốn người ta gọi mình trang trọng ở mọi nơi.

Rồi ông kể. Khi còn đang làm việc cho một công ty tài chính, Michael Jackson được đề cử làm Giám đốc điều hành. Chức danh này ở Anh dành cho những người có năng lực thực sự và một điều nữa là người ấy phải là người có giọng nói chuẩn của người Anh.

Michael Jackson lại không có giọng chuẩn tiếng Anh như bây giờ. Người đề cử Michael Jackson vào chức danh Giám đốc điều hành là người biết rõ điều đó, nhưng tin Michael Jackson vì biết là chức danh ấy phù hợp với Michael và nhất là có lợi cho công ty tài chính nọ. Nhận làm Giám đốc, việc đầu tiên Michael Jackson làm là đề nghị mọi người không dùng học vị ’doctor" (tiến sĩ) đi kèm mỗi khi gặp ông.

Michael đề nghị mọi người gọi ông bằng cái tên Mike (cách gọi thân mật của Michael Jackson). Ông cũng đề nghị mọi người không gọi tên ông kèm theo từ "Mister" (ngài) mỗi khi trò chuyện.

Ông giải thích, ngôn từ, đôi khi tạo ra khoảng cách, mà có khoảng cách thì không thể chia sẻ hết những gì cần chia sẻ, kể cả buồn vui lẫn phẫn nộ…

Mike đã thành công ở đia vị mà ông nắm giữ. Ông biết điều đó, bởi sau đó, khoảng 2 tháng sau khi ông nhận làm Giám đốc điều hành, một người làm việc hơn 20 năm ở công ty, dưới quyền đã thốt lên: Bây giờ ông ta mới thực sự thoải mái, cởi bỏ mọi thứ và có thể cống hiến hết mình cho công ty vì không phải dùng danh xưng trang trọng trong mọi cuộc gặp trong suốt 20 năm qua.

Nghe Michael Jackson kể chuyện này, tôi thấy xấu hổ khi sáng nay, trước tất cả những người chờ nghe buổi thuyết trình của Michael Jackson, tôi đã trịnh trọng đọc một đoạn “diễn văn” chào mứng và đã đính nguyên cả học vị khi xướng danh ông.

"Chiến thuật đổi mới"

Trong bữa tiệc, Mike (tôi xin phép gọi ông thân mật như thế) đã nói về cách thức đổi mới.

Mike bảo, đổi mới bao giờ cũng khó. Đổi mới là không làm như cái cũ nhưng "trên nền cái cũ". Đổi mới không tự đến và đổi mới thường là bị ngăn trở.

Mike nói, trong một tập hợp người trong một tổ chức, bao giờ cũng có khoảng 20% muốn ủng hộ đổi mới, 60% không tỏ ra ủng hộ hay phản đối, 20% phản đối.

Phải lôi kéo 60% lưng chừng kia. Đừng để ý nhiều đến 20% chống đối đổi mới. Số ấy, hoặc là sẽ thay đổi để có mặt trong 60% lưng chừng kia, số ít hơn tham gia vào 20% ủng hộ đổi mới và có thể còn một số thì chống đối đến cùng.

Nếu số chống đối đến cùng không còn, hoặc chỉ là thiểu số thì họ sẽ tự tìm cách chuyển đi nơi khác vì hơn ai hết, họ biết, không thể tiếp tục ở trong cộng đồng.

Mike còn nói về cách ứng xử với những sai lầm xảy ra trong công ty, với những cộng sự và cả với những người dưới quyền: Người ta thường không nghĩ một cách thấu đáo đến những sai lầm có thể có. Trước hết là phải thông cảm thay vì trừng phạt.

"Anh có dạy con đi xe đạp không? Chắc là có!" – Mike tự trả lời và tiếp: "Khi tập xe đạp cho con, thấy cháu ngã mà anh không cho nó tập tiếp, liệu bọn trẻ có biết đi xe đạp? Vậy thì, khi nhân viên mắc sai lầm, cái cần làm của người lãnh đạo là việc cùng họ tìm ra căn nguyên chứ không phải ra lệnh ngăn cấm".

Tất nhiên, với công việc, người ta không có quyền mắc mãi sai lầm, nhất là khi đã được chỉ ra. Không được mắc thêm hai lần nữa sai lầm đã được cảnh báo. Những người ấy thì phải cho họ nghỉ việc.

Bữa trưa ngắn. Mike nhìn đồng hồ. Ông biết là đã đến giờ tiếp tục diễn thuyết.

Michael Jackson nói ông không phải là thầy bói, ông chỉ làm cái việc xây dựng các kịch bản cho tương lai. Thực tế, tương lai ấy có hoàn toàn như những kịch bản do những nhà tương lai học xây dựng không lại là chuyện của tương lai. Ông bảo, ai làm được cái việc đoán tương lai ấy một cách chính xác thì sẽ giàu có.

  • Lê Minh Hồng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,