221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1271436
Hiệu trưởng hưu sớm vì trò đánh nhau:"Tôi đã quá sức!"
1
Article
null
Hiệu trưởng hưu sớm vì trò đánh nhau:'Tôi đã quá sức!'
,

Chỉ còn ba năm nữa là về hưu, nhưng nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra trong ngôi trường mà thầy đã gắn bó từ 25 năm nay với chức vụ hiệu trưởng đã khiến thầy quá sức. Thầy vừa có đơn xin thôi việc. Tại ngôi trường của mình, thầy Ngô Đức Bình đã trải lòng...

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Ông Ngô Đức Bình

Thưa thầy, nguyên do gì thầy nộp đơn xin về hưu trước ba năm và cũng đã có thông tin chấp thuận việc thầy xin nghỉ hưu sớm?

+ Tôi thấy tôi thật sự quá sức, dù đã làm hiệu trưởng ngôi trường này 25 năm qua.

Theo bản báo cáo của lãnh đạo phòng giáo dục với UBND quận 8, tôi đã không làm tròn chức năng của một hiệu trưởng, không dạy được học sinh cá biệt.

Họ chỉ nhìn nhận vấn đề trên lý thuyết, cứ thực tế xuống trường đi sẽ biết môi trường sư phạm ở đây khắc nghiệt như thế nào.

Đầu học kỳ I, một học sinh lớp 7 đâm bạn trọng thương. Sự vụ được báo cáo lên cấp trên, công an địa phương. Phụ huynh vào rút hồ sơ xin chuyển trường cho con. Lúc đó, tôi không có mặt ở trường, khi về thì thấy trong tay phụ huynh đã cầm bộ hồ sơ kèm theo ánh mắt hằn học: “Con tao nghỉ học tao tính mày!”. Thế đấy! Trong thời gian đó, bước ra khỏi cổng trường là tôi phải che kín mặt và có những thầy giáo trẻ đưa về tận nhà.

Rồi ngay khi vụ học sinh lớp 8 đánh bạn vừa qua, thầy cô ai cũng nơm nớp lo sợ.

Với cương vị hiệu trưởng, tôi hiểu sự việc sẽ xảy ra như thế nào nếu ai đó xen vào. Về nguyên tắc, hôm đó là ngày nghỉ của tôi nhưng về tình cảm thì tôi xin nhận sơ suất là không chuyển học sinh đi cấp cứu ngay lúc đó.

Đối với tôi, việc bị ném phân, ném đá, ném nước tiểu nhớ không hết. Bao nhiêu năm gắn bó với trường này, đến bây giờ tôi phải nói rằng quá sức chịu đựng.

Rất tiếc là công an, lãnh đạo phòng giáo dục đã không chia sẻ được sự phức tạp của ngôi trường khi cái xấu cứ ngày len lỏi tấn công học sinh của trường. Có lần học sinh đánh nhau, tôi báo về phòng giáo dục thì nhận được câu trả lời: “Tụi nó đánh nhau ngoài trường thì mặc kệ tụi nó!”.

Trường này đã từng một năm thay ba hiệu trưởng nhưng ai cũng khiếp vía xin ra đi. Đến giờ thì tôi bất lực thật sự.

Mô tả ảnh.
Nữ sinh Thanh Thảo bị bạn học đánh phải nhập viện cấp cứu. Ảnh: NLĐ

. Đối tượng học sinh cá biệt ở trường chỉ 1% như lời nói của một lãnh đạo phòng giáo dục quận là chưa đáng quan ngại. Theo thầy, có thể giáo dục học sinh cá biệt tại ngay chính ngôi trường của mình không?

+ Cuộc sống của tôi phần lớn là ở trường, nơi có bạn bè, đồng nghiệp và học sinh.

Học sinh nào cũng vậy, có sự gần gũi đều thấy ở mỗi em có cái dễ thương.

Ví dụ như mấy em cá biệt ham chơi nhiều hơn ham học, tôi nhờ nó khiêng mấy cái bàn, sắp xếp chỗ này, dời sang chỗ nọ, nói chuyện qua lại thấy các em hồn nhiên lắm.

Bước ra khỏi trường thì nhiều cái xấu, cạm bẫy vây quanh các em, cộng với sự buông lỏng của gia đình, chưa kể một số gia đình “tiếp sức” cho con mình tỏ ra tay anh chị, muốn khẳng định mình.

Theo tôi, muốn cải thiện tốt các em phải bắt đầu từ nâng cao đời sống của người dân, trong đó có đời sống vật chất lẫn tinh thần để thay đổi nhận thức.

Cái này không chỉ ở nhà trường mà phải toàn thể ban ngành, đoàn thể địa phương mới xóa được bạo lực học đường xuất phát từ học sinh cá biệt ảnh hưởng bởi cuộc sống xung quanh bao trùm chúng.

Một dạng học sinh cá biệt nữa là ở nhà đóng vai hiền nhưng khi bước ra khỏi nhà là như một anh hùng, vào trường thì hỗn láo với thầy cô. Mời cha mẹ vào phản ánh thì cha mẹ không tin.

. Nhìn lại những sự việc đã xảy ra, áp lực nào khiến thầy phải xin nghỉ hưu sớm?

+ Tôi rất buồn vì sự thật không ai dám nhìn nhận, cùng nhau giải quyết.

Cấp trên nhận xét về tôi không đủ năng lực giáo dục học sinh cá biệt, để xảy ra bạo lực thì mình đành chấp nhận và không có gì phải hối tiếc khi xin nghỉ dù tôi không biết cuộc sống phía trước tôi như thế nào khi vắng đi ngôi trường mình gắn bó từng ấy thời gian, vắng đi những người bạn, đồng nghiệp và học trò.

Tôi có thương học trò bao nhiêu đi chăng nữa thì tôi cũng phải được bảo vệ tính mạng, bảo vệ sự sống của tôi, tôi mới thể hiện tình thương yêu đó được. Buồn lắm...

. Xin cảm ơn thầy, chúc thầy sức khỏe!

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Sài Gòn Giải Phóng: Ngày 2/4, UBND quận 8 đã có thông báo kết luận sau buổi làm việc với ngành giáo dục về vấn đề bạo lực học đường trong thời gian qua và gần nhất là vụ một học sinh lớp 8A3 Trường THCS Lê Lai bị hai bạn cùng lớp đánh hội đồng.

Kết luận nêu rõ vụ việc xảy ra ở Trường THCS Lê Lai cho thấy nhà trường chưa làm hết trách nhiệm, thể hiện qua việc không cử giáo viên đưa học sinh bị hành hung vào bệnh viện mà phải chờ gia đình đưa đi.

Thông tin báo cáo về quận còn chậm và không đầy đủ, không báo cáo tình hình và những khó khăn trong thời gian gần đây của trường, dẫn đến bạo lực học đường kéo dài trong thời gian qua.

Người lao động: Tâm sự với chúng tôi, thầy Bình hối hận: “Hôm xảy ra chuyện Thúy Tuyền và Thanh Tú đánh Thanh Thảo, tôi đang nghỉ phép. Khi được thông báo sự việc, tôi liền tức tốc đến trường để giải quyết. Sau đó, trường cử 2 giáo viên đi cùng 2 học sinh đánh bạn đến công an để giám hộ. Sai sót của tôi là đã không cử giáo viên đưa Thảo đến bệnh viện mà nhờ người nhà của em đưa đi”.

Theo bà Ngọc Bích, Phó Chủ tịch UBND quận 8 – TP.HCM, Quận ủy quận 8 vừa có công văn chỉ đạo các trường quan tâm giải quyết vấn nạn bạo lực học đường thì chỉ 2-3 ngày sau đã xảy ra vụ nữ sinh đánh bạn ở Trường THCS Lê Lai. “Quan điểm của chúng tôi là tập trung giải quyết vụ việc ở Trường THCS Lê Lai trong bối cảnh bạo lực học đường gia tăng thời gian gần đây ở nhiều địa phương” - bà Ngọc Bích cho biết.
Khi xảy ra vụ việc học sinh đánh hội đồng bạn ở Trường THCS Lê Lai, trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà trường. Vai trò của người thầy là phải giáo dục nhân cách, truyền đạt kiến thức cho HS. Đáng tiếc thầy cũng cảm thấy sợ hãi! Chúng tôi cần những người thầy mạnh dạn và bảo vệ được HS trước những lời đe dọa".

Bà Ngọc Bích cho biết hiện quận 8 vẫn chưa có văn bản chấp thuận cho thầy Ngô Đức Bình nghỉ việc.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,