221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1273234
9X giải Nhất Sinh toàn quốc chê nghiên cứu khoa học nghèo
1
Article
null
9X giải Nhất Sinh toàn quốc chê nghiên cứu khoa học nghèo
,

- Có thể tóm gọn tính cách của cô bạn lớp 12 Sinh, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam Bùi Thùy Anh, người vừa giành giải Nhất môn Sinh (kỳ thi HSG toàn quốc 2010) trong cụm từ: cẩn thận và chín chắn.

TIN LIÊN QUAN

Môn nào cũng “nặng” bằng nhau

Mô tả ảnh.
Thùy Anh
“Lớn” cái tuổi 18, Thùy Anh tự nhận, mình quyết định lựa chọn theo học môn Sinh có lẽ cùng vì “có duyên số”:

"“Cấp 1 em học chuyên Toán, lên cấp 2 lại theo chuyên Anh. Mãi cho tới cuối năm lớp 9, cô giáo thấy em học khá Sinh nên gọi vào đội tuyển, ôn thi để thi HSG thành phố. Và bây giờ, khi lên học cấp 3, em quyết định chọn theo học lớp chuyên”.

Dự định tương lai của Thùy Anh không gì khác là chọn thi vào trường ĐH Y Hà Nội. Một thuận lợi lớn vì bố là bác sĩ nha khoa.

Thùy Anh bật mí, hồi còn bé, bố bạn hay phải đi trực đêm, để lại hai mẹ con thui thủi ở nhà nên bạn đã từng thề quyết không theo ngành Y vì giận bố.

Mẹ là giáo viên nên việc học Toán từ nhỏ đã được kèm cặp, hướng dẫn nhiều. Lên cấp 3, bạn có nhiều thời gian hơn dành cho niềm đam mê sinh học của mình.

Song, không vì thế mà “coi nhẹ” hai môn còn lại. Thùy Anh cho biết mình không học lệch quá môn nào trong ba môn Toán, Hóa, Sinh. Điểm học tập ở các môn Toán, Hóa của bạn luôn cao hơn 9.0, còn điểm tổng kết môn Sinh lúc nào cũng “tròn trĩnh” con số 10: “Chỉ có điề,u em thấy học hai môn đó cũng nhẹ nhàng, không vất vả hơn môn Sinh thôi”.

Lựa chọn tỉnh táo và thực tế

“Ví dụ như các năm lớp 5, lớp 9 hay lớp 12. Em nghĩ, đi thi nhiều không chỉ rèn luyện sự tự tin, bình tĩnh trước những thử thách mà còn giúp mình có “ưu thế” hơn một chút so với các bạn khác không tham gia như được cộng điểm ưu tiên khi thi chuyển cấp, chuyển trường chẳng hạn” – Thùy Anh giải thích.

Luôn được học tập trong môi trường có nhiều cạnh tranh, ganh đua giữa các thành viên trong lớp tạo cho bạn tính cách “không đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào”.

Thùy Anh khẳng định: “Chỉ cần mình có niềm đam mê thì việc khó tới đâu cũng có thể làm được cả”.

Bạn không giấu diếm khi cho hay: “Có thể lúc đầu là hơi gượng ép, nhưng em thực đam mê nghiên cứu sinh học nói riêng, y học nói chung. Tuy nhiên, chấp nhận dấn thân theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu chắc “nghèo” nên em sẽ chọn theo chuyên ngành Nha khoa. Một là có bố giúp đỡ, thứ hai đây vẫn là ngành học “hot” trong xã hội”.

Phương pháp giúp Thùy Anh học tốt môn Sinh là tự học. “Ở môn này, em mua rất nhiều sách của nhiều tác giả khác nhau. Học đến phần nào, em lật mở tới phần đó ở tất cả các cuốn sách, đọc kỹ và lựa chọn một hướng duy nhất phù hợp với suy nghĩ".

Ngoài ra, bạn còn đặt mua ở nước ngoài một số sách học quan trọng viết bằng tiếng Anh. Điều này giúp Thùy Anh vừa mở mang kiến thức chuyên ngành vừa “rèn” lại vốn ngoại ngữ.

Kinh nghiệm khác để học Sinh có hiệu quả như sẻ chia của bạn đó là: “Nên làm thật nhiều bài tập để không bị “choáng” trước các dạng đề khác nhau. Phần lý thuyết môn này cũng khá nặng nên em luôn phải viết thật nhiều để có thể nhớ lâu hơn”.

Nhà ở bán đảo Linh Đàm, cách trường cả chục km nên Thùy Anh quyết định chọn cách tự học ở nhà là chính: “Sẽ là vô ích nếu mình tới lớp học thêm trong dáng vẻ mệt mỏi và cũng là tốn kém nếu việc học không có hiệu quả như mong đợi”.

Những đam mê phải “kiềm chế”

Ngoài Sinh học, Thùy Anh cũng rất “nghiền” nghe nhạc không lời, sáo, saxophone, một chút nhạc của Trịnh Công Sơn vì theo bạn: “Những bản nhạc êm đềm, dịu nhẹ là một cách hữu hiệu để thư giãn, xả stress”.

Nhưng truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc mới là niềm đam mê khiến bạn phải “khổ sở” hơn cả. Thùy Anh tâm sự: “Em thích nhất là những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Tuy một số truyện có phần thô, tục nhưng lối viết của tác giả đơn giản mà sâu sắc. Xã hội Việt Nam dưới cái nhìn chân thực của tác giả hiện lên với đầy đủ diện mạo, dáng vẻ, rất sâu sắc”.

Có khi Thùy Anh mải mê đọc đến quên ăn ngủ, đọc một mạch tới hết tác phẩm. “Đợt này, hết đợt thi này tới đợt thi khác nên phải “kiềm chế lắm”, “nhịn” không đọc mấy đấy”.

Vì bố mẹ thường xuyên bận việc nên từ nhỏ bạn đã quen với lối sống tự lập: tự lập trong cuộc sống và trong suy nghĩ. Thùy Anh chia sẻ: “Gia đình chỉ định hướng, còn quyết định vẫn dành cho em lựa chọn”.

  • Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,