221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1265917
Tham gia hoạt động CLB, học sinh tăng tự tin, giảm stress
0
Article
null
Tham gia hoạt động CLB, học sinh tăng tự tin, giảm stress
,

Tham gia các hoạt động câu lạc bộ học sinh có vai trò rất lớn, giúp các em hình thành sự tự tin, giảm stress nảy sinh trong quá trình học tập, đồng thời giúp nâng cao sự hiểu biết xã hội, hình thành các giá trị sống.

Làm thế nào để các câu lạc bộ học sinh có thế hoạt động hiệu quả? Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Đình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Ban điều hành Dự án Sáng tạo Giáo dục về vấn đề này.

Tin bài liên quan:
Trường đại học Việt Nam ’nóng đất’ hơn ’nóng chất’
Trường chuẩn quốc gia chỉ được phép có 5% HS yếu, kém
’Đằng nào, con chả được học sinh giỏi...’

Thưa ông, nhà trường nên làm thế nào để cuốn hút học sinh tham gia tích cực vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”?

Theo tôi, để cuốn hút học sinh tham gia tích cực vào Phong trào này thì việc đầu tiên là khuyến khích các tập thể lớp tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt động cụ thể phù hợp với sở thích, hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lý của học sinh.

vmc
Tham gia hoạt động CLB, học sinh tăng tự tin, giảm stress.

Các hoạt động phải được tổ chức sao cho học sinh có nhiều cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, vận dụng kiến thức được học, hình thành những kỹ năng phù hợp, biết tương tác trong học tập, mạnh dạn phát biểu chính kiến, thể hiện năng lực cá nhân. Qua đó nảy sinh những xúc cảm tích cực, hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết.

Về phía nhà trường, cần sáng tạo ra nhiều hình thức tuyên truyền vận động để mỗi giáo viên, học sinh ý thức được sự cần thiết và tác động của phong trào thi đua đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường. Với những tập thể, cá nhân có thành tích tốt cần ghi nhận, biểu dương khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình.

Hiện nay, các câu lạc bộ học sinh ở nhiều trường hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Làm thế nào để các câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, phát triển tính chủ động, sáng tạo, tự tin?

Để làm được điều đó cần đa dạng hóa các loại hình câu lạc bộ (CLB) để cuốn hút học sinh tham gia; định hướng và hỗ trợ các điều kiện để các em tự tổ chức, nhất là chọn lựa nội dung thiết thực gắn với các chủ đề, các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu, sở thích và đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục nhà trường, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng của các em được hình thành, bộc lộ và phát triển.

Tham gia các CLB sẽ giúp các em hình thành sự tự tin, có tác dụng giảm stress nảy sinh trong quá trình học tập, đồng thời giúp nâng cao sự hiểu biết xã hội, hình thành các giá trị sống…để các em học tập tích cực, hiệu quả hơn.

Mỗi CLB gồm những học sinh có cùng sở thích, có năng khiếu, sở thích do một học sinh lớp gần cuối cấp (lớp 8, lớp 11) làm chủ nhiệm, dưới sự tư vấn của giáo viên và định hướng giáo dục của nhà trường. CLB có chương trình, nội dung hoạt động cụ thể, do chính học sinh chọn lựa. Ban chủ nhiệm, những hội viên nòng cốt làm hạt nhân tích cực vận động lôi kéo, hướng dẫn các bạn khác trong lớp, trong trường cùng tham gia.

Các CLB muốn hoạt động hiệu quả phải xác định rõ mục tiêu hoạt động, đối tượng tham gia, thành lập ban cố vấn, ban chủ nhiệm CLB, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động cụ thể của CLB cho cả năm học (theo chủ đề từng tuần/ tháng), xây dựng điều lệ/ nội quy hoạt động CLB, lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp với từng chủ đề, chuẩn bị cơ sở vật chất, tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động của CLB…

Thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các CLB, qua đó có thể phát hiện và nhân rộng điển hình những câu lạc bộ, cá nhân có thành tích cao, mang lại hiệu quả cho giáo dục nhà trường.

Mô hình “Câu lạc bộ Sinh học và Môi trường” hiện đang thu hút sự chú ý của nhiều trường, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về mô hình này?

Mô hình “Câu lạc bộ Sinh học và Môi trường” được tổ chức nhằm giúp học sinh thấy được tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Các em sẽ nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mỗi người tham gia bảo vệ môi trường, từ đó hình thành thói quen bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi và có những kế hoạch hành động cụ thể để bảo vệ môi trường ngay trong thời gian học tập ở trường THCS.

Những học sinh yêu thích môn sinh học, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đều có tham gia vào CLB. Các trường tổ chức thành lập ban cố vấn gồm khoảng 5-7 người bao gồm đại diện ban giám hiệu, tổng phụ trách, đại diện phụ huynh, GV dạy môn sinh học. Còn ban chủ nhiệm CLB gồm 5- 7 em đều là những học sinh tích cực, có khả năng trong các hoạt động xã hội, thông thạo vi tính, hoạt bát nhanh nhẹn… phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ rõ ràng.

Làm thế nào để có thể duy trì câu lạc bộ hoạt động hiệu quả suốt năm học?

Chủ đề hoạt động của CLB mỗi tháng thường xuyên được đổi mới, nếu tháng 10 là trường học xanh sạch đẹp thì tháng 11 học sinh sẽ được tìm hiểu về an toàn thực phẩm, tháng 12 là biến đổi khí hậu, tháng 1 có thể sẽ là vai trò của rừng....

Mô tả ảnh.
Ông Trần Đình Châu (bên trái) trong cuộc họp Ban chỉ đạo phong trào "Xây dựng trường học thân thiện HS tích cực".

Để CLB có thể hoạt động hiệu quả suốt năm học thì điều quan trọng là từng chủ đề của mỗi tháng phải được ban chủ nhiệm CLB thảo luận kỹ, đặt ra các mục tiêu, xác định 4-5 câu hỏi liên quan đến những nội dung quan trọng nhất mong muốn đạt được. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, sưu tầm tài liệu qua mạng, sách báo, chụp ảnh thực tế. Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể, dựng các tiểu phẩm hài, trình diễn thời trang bằng các vật liệu tái sử dụng, tái chế.

CLB tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như vẽ tranh, áp phích, tranh cổ động, tuyên truyền bằng tờ rơi, pannô, bản tin phát thanh măng non, đưa tin, bài, hình ảnh hoạt động của CLB… lên trang web của trường.

Những học sinh đạt thành tích tốt trong các hoạt động của CLB cần được tuyên dương trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, trong bản tin CLB, bản tin hoạt động của trường hàng tuần.

Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của các CLB sẽ lấy từ đâu?

Chuẩn bị cơ sở vật chất tốt có ý nghĩa quan trọng, nhà trường tạo điều kiện phòng trưng bày, máy chiếu…cho học sinh sử dụng Internet tại trường. Nguồn kinh phí cho các hoạt động CLB sẽ được vận động từ phụ huynh, doanh nghiệp ở khu vực gần trường đóng góp, nhà trường hỗ trợ thêm.

Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường, đêm văn nghệ kết hợp với bán đấu giá (vận động phụ huynh tham gia đấu giá các bức tranh… đồ dùng học tập do chính học sinh, giáo viên sáng tạo ra) để gây quỹ cho CLB.

Mô hình hoạt động của CLB Sinh học và Môi trường có thể áp dụng cho nhiều câu lạc bộ khác, nhưng tùy vào đặc trưng của các CLB mà có sự thay đổi sao cho phù hợp với tiêu chí của CLB.

Một năm học nữa chuẩn bị kết thúc, theo ông các câu lạc bộ nên phối hợp với nhà trường để tổ chức lễ tổng kết năm học như thế nào?

Có nhiều nội dung trong ngày Lễ tổng kết năm học được thực hiện tùy từng trường, từng địa phương, từng thời điểm. Tuy nhiên, một trong những nội dung mà các câu lạc bộ nên phối hợp với nhà trường để tổ chức là Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12. Buổi lễ cần được chuẩn bị với sự tham gia chủ động và tích cực của học sinh.

Cách tiến hành có thể là: Mỗi học sinh lớp 12 viết một bức thư với nội dung ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô… mong muốn và định hướng tương lai cho bản thân. Học sinh tặng hoa và gửi đến cha mẹ bức thư đã viết. Cha mẹ tặng lại cho các em một món quà nhỏ (có thể là một cây bút hay quyển sách,…) nhằm gửi gắm kỳ vọng vào các em. Học sinh tặng hoa thầy, cô để tỏ lòng tri ân với những người đã có công dạy dỗ, giáo dục mình trưởng thành. Ngoài ra còn có phát biểu của lãnh đạo nhà trường và chính quyền địa phương.

Xin cảm ơn ông

  • Lan Phương (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,