- Được xem là bình thường nếu ai đó xử như trẻ con khi ở tuổi xưa nay hiếm. Cũng hay, khi được gặp lại thời thơ ấu khi sắp gần đất xa trời - cổ nhân từng viết. Nhưng theo các học giả, đang có những thế hệ sẽ không trải qua second childhood (một thời thơ ấu nữa). Bởi vì từ khi còn bé, họ gần như chẳng có tuổi thơ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Em có còn nhớ lời mẹ dặn...
Trình làng cuối thế kỷ trước, phải nói là ngũ nữ Spice Girls giống như một thực đơn bắt mắt. Nào là nàng Victoria sành điệu (posh), nàng Melany C "văm" (atheletic), nàng Gery Halliwell “gừng cay - muối mặn” (ginger), nàng M. Brown "khủng" (Scary), nàng Emma "nghé ọ" (baby). Thực là mỗi nàng một vẻ, nhưng có vẻ họ là đội đặc nhiệm, cai quản tất tật những gì giới trẻ quan tâm: âm nhạc, thời trang, lối sống…
Ngay sau khi Spice Girls, năm 1997, BBC đã đăng tải một bản tin đặc biệt, dự báo hàng loạt những kỳ tích mà Spice Girls sẽ đoạt được trong tương lai: chứng tỏ sức mạnh thiếu nữ (Girl Power), tăng niềm tự tin cho những người nghèo (tầng lớp xuất thân của các cô “gia vị”), thậm chí tạo ra một thế hệ mới…
Đã 15 năm qua, kể từ khi họ độc chiếm sự quan tâm của thế hệ 9X. Họ đã gặt hái triệu triệu bông hồng của giàu sang, vinh hiển. Nhưng cái thế hệ mới mà truyền thông phương Tây đã dự đoán kia lại chứa đựng mối ưu tư ngày một lớn lên trong lòng nhiều phụ huynh trên khắp hành tinh. Dự báo của con em chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của "mấy cô gia vị" đã báo ứng. Triết lý sống mà họ tạo dựng đang làm nhoà đi những gì từng được coi là "lời mẹ dặn".
Victory Adams (Berkham) “quý phái”: 1999 (trái) và mười năm sau (phải) |
Trách kỷ hay trách nhân?
Trớ trêu thay, Spicemania (chứng ham chuộng Spice Girls) xuất hiện đúng vào lúc chúng ta, bậc phụ huynh của 8X, 9X bắt đầu rủng rỉnh có tiền. Ngây ngất trong cảm giác của những hưởng thụ vật chất đầu tiên trong đời chính mình, chúng ta đã bỏ ngoài tai tiếng kim đồng hồ hẹn giờ của những “quả bom gia vị” trong đĩa CD đầu tiên của Spice Girls:
Do you think I’m really cool and sexy?…
Do you wanna be my last time baby,
Could it be your first time maybe?
Last-time lover, treat me right,
Lovin’ under cover, all night.
(Last time lover)
Đã có cả những trấn an với nghi ngại đến từ cách các cô gái này ăn mặc và nhảy múa. Ai đó trong chúng ta vẫn cố nói rằng đừng "vơ đũa cả nắm", rằng Mel C vẫn cổ suý cho luyện thể hình thay vì chỉ hưởng thụ, còn Emma thì vẫn cố làm dáng "bé ngoan". Nhưng đến khi nghe những câu hát sau, cũng từ đĩa CD đầu tiên của Spice Girls:
‘Cause tonight is the night when two become one
I need some love like I never needed love before
(wanna make love to ya baby)
(2 become 1)
Mà con ta vỗ tay hát cùng các bạn nó dịp sinh nhật, thì nhiều bậc cha mẹ thấy nhói tim. Nhưng trong tâm tưởng, vẫn vẳng tiếng thì thào nhỏ của hy vọng: "Bình tĩnh nào, chắc là các con chưa quên ngay lời mẹ dặn".
Nhưng giữa chợ Hàng Da, lại có tiếng mẹ một cô bé 5 tuổi bảo chị bán hàng: “Tìm cho bé nhà em cái áo thun nào cổ trễ nữa, trông cho nó sexy…”
Soạn nhạc chỉ bằng hai nốt?
Nếu nói là Spice Girls là một thành công về nghệ thuật, óc chúng ta sẽ hiện lên biết bao nhận xét tiêu cực của giới phê bình, và cả của khán giả thường, về trình diễn của ban nhạc này.
Nhưng vấn đề cốt lõi là, nếu con em ta chỉ khư khư có mỗi “ngũ vị gơn”, hay các siêu sao “mắm sốt” (même chose) như Britney Spears… thì thế hệ này xem ra “nghèo” hơn chúng ta nhiều, về văn hoá phi vật thể.
Thế hệ 5X, 6X chúng tôi đã cảm thụ âm nhạc khá mạch lạc. Đầu tiên là "mặt trời của tôi" Robertino, như kinh điển tuổi thơ. Lớn chút nữa có The Beatles "phá cách" mà tinh tế, rồi Mireille Mathieu trẻ trung mà kinh viện. Rồi tới ABBA lịch lãm và sâu lắng. Đấy là chưa kể một núi âm nhạc Xô viết, nhạc Nga, nhạc Việt dành cho thanh - thiếu niên… Nay khi đã bạc đầu, mỗi lần nghe lại những bài hát ấy, những khoảnh khắc Hà Nội xưa như tái hiện: "They are back again like a long lost friend".
Về múa, những năm khán giả Việt Nam từng được thưởng thức bao màn múa đông người, hiện đại của Đông Âu. Nhiều tốp nghệ sĩ các nước bạn từng đi sang miền Bắc Việt Nam ngay cả khi bom vẫn nổ. Những vũ đạo của họ đến hôm nay vẫn được những nhà chuyên môn coi như đỉnh cao.
Nói riêng, so với nhịp điệu (rythm) khinh khoái mà điệu nghệ của Boney M, các màn tạp kỹ của Spice Girls như "Love thing" giống một cuộc "lắc" toán loạn trong tiếng nhạc chập cheng của năm thiếu phụ hơi quá cân, đang "hot" trong áo tắm hai mảnh.
Về thời trang, theo quan niệm thế kỷ XX thì thời trang nữ thông thuộc sẽ là: cổ áo "hơi già tay kéo" thì đi với váy midi hay maxi; cổ áo có cao lên thì mini zuýp mới dần có chỗ… Nay ở Anh, có tác giả cho rằng những gì là vải vóc trên mình các cô "gia vị" khó có thể che được một quả bóng bãi biển (beach ball).
(Ta sẽ luôn nhớ lại nhận định này, khi càng ngày càng tiến triển những vùng sần vỏ cam/cellulite trên các khu vực nhạy cảm mà các siêu sao “gia vị” hôm nay phô bày. Một cảm giác tựa như xơi gà công nghiệp trong các nghi thức “cơm bụi giá cao” mà ta vẫn phải trải qua vài lần một tháng)! Nhưng hãy để các chuyên gia thời trang cho ý kiến.
Ngay từ năm 1998, chuyên gia thời trang Blackwell đã xếp hạng nhất về ăn mặc xấu cho Spice Girls. "Khẩu vị" kém nhất về thời trang mười năm sau, năm 2008, lại được Blackwell dành cho Victory Beckham, vì tình yêu của nàng với mini zuýp, khi đã "băm mấy nhát". Thực ra, từ đầu trong nhóm Spice vẫn có Gary Halliwell tự xem mình là biểu tượng "slatternly" (nhếch nhác).
Tháng 6 năm 2009, tạp chí Cuộc sống thời trang (Life and Style) đã bầu Victory Beckham dẫn đầu danh sách các siêu sao có “phom” xấu nhất hành tinh. Ta sẽ không liệt kê thêm những “thành tích” kiểu này của Spice, vì các cô chẳng thể lặp lại huyền thoại “Vịt con xấu xí”.
Điều đáng ngại nhất, là ảnh hưởng của lối sống "gia vị" đối với lớp trẻ. Những siêu sao thường sẵn sàng làm tất cả để gắn chặt tên mình vào tâm thức của cử toạ. Cuộc sống của họ là một chuỗi không dứt những scandal. Các “sao”, như Jade Goode, nuôi truyền thông lá cải, để thứ truyền thông này nuôi lại họ.
Có cần nhắc lại rằng, âm nhạc của Spice Girls hiện vẫn gây tranh cãi kịch liệt trong giới phê bình âm nhạc? Nhưng với dư luận, họ vẫn là một thứ tạp hý “đỉnh cao”.
Nếu Spice xuất hiện vào những năm 70, hẳn sẽ bị các bậc cha mẹ, tới nay dĩ nhiên ít nhất đã ở tuổi ông bà, bắt bài: “Thứ nhạc này chỉ có hai nốt đô và la…”
3D và 3T
Thu nhập, cũng như của chồng thường là cầu thủ bóng đá của các cô gái "gia vị" và "mắm sốt" (même chose) lên hàng chục triệu đô mỗi tuần - một số tiền mà người lao động ở phương Tây làm suốt đời cũng không kiếm nổi.
Cũng vì thế, sức hút của lối sống Spice thật khó cưỡng lại.
Người mẹ của một 9X ở Hà Nội bảo con: “Con cứ chê mẹ là suốt đời sống với thần tượng 3D của mình. Còn các cô Spice của con thì chỉ đáng 2T thôi”. 2T ngụ ý tua te (trang phục), trơ trẽn (phong cách), thập thành…
3D của bà mẹ là Dassin và Dalida – hai thần tượng âm nhạc những năm 70. D thứ ba là tài tử điện ảnh Delon.
Nàng 9X "tiu" lại: “Dassin và Dalida của mẹ quá ư thống khổ trong tiếng tơ lòng. Nhưng cứ tôn thờ họ thì còn lâu mới đoạt 3T”. 3 T nghĩa là, cùng một lúc, có cả Tiền, Tình (dục), lẫn Tiếng (tăm).
Cảnh báo về dịch “cuồng gia vị” (Spicemania), đầu những năm 2000, Gerry Bowler, học giả nổi tiếng về văn hoá hiện đại, có bài viết: The Spice Girls and the death of Childhood [(Spice Girls và cái chết của tuổi thơ). Ông nhận định: “Trẻ em đang bị nhấn chìm bởi một thứ văn hoá cổ suý thị hiếu thấp của người tiêu dùng, hưởng lạc triền miên (endless hedonism), đua đòi theo những hư hỏng của người lớn từ quá sớm”.
Phần 2: Spice Girls: đến hẹn lại lên?
-
Lê Đỗ Huy (Tổng hợp)