221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1266348
Bộ trưởng rủ hiệu trưởng đổi cách quản nhau
1
Article
null
Bộ trưởng rủ hiệu trưởng đổi cách quản nhau
,

- Ngày 6/3, trước 1.400 đại biểu ở các trường ĐH, Bộ trưởng GD-ĐT nói cần thay đổi từ cách làm với nhau giữa những người ngồi đây để trả "trách nhiệm xã hội" về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học.

TIN LIÊN QUAN

Lời tòa soạn: "Cái có thể thay đổi được nhiều nhất và nhanh nhất là thay đổi cách làm. Đổi mới quản lý giáo dục đại học là đổi mới cách quản lý ở Bộ với nhau, ở trường với nhau, ở trường với Bộ và ở trường với cơ sở". Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nêu vấn đề như vậy tại hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới giáo dục ĐH 2010- 2012.

Hội nghị được tổ chức ngày Thứ Bảy, 6/3 qua cầu truyền hình trực tiếp tại 6 điểm: Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ với sự tham gia của gần 1.400 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, các trường ĐH. Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi "tổ chức thảo luận ở cơ sở đào tạo đại học" về chuyện thực hiện cam kết "trách nhiệm xã hội" trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của bậc học quan trọng này.

Dưới đây, VietNamNet giới thiệu ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và mong nhận được thảo luận từ độc giả. Tiêu đề và các title phụ do tòa soạn đặt.

Mô tả ảnh.
Quang cảnh hội nghị

"Dẫu có thế nào cũng chẳng làm sao"

Qua phân tích, chúng tôi xác định nguyên nhân chính của hiện tượng "những gì muốn thay đổi mà không thay đổi" là bởi chưa nhận thức đúng quy luật và hành động chưa đúng quy luật. Nếu nhận thức đúng quy luật, đánh giá đúng thực tiễn, hành động đúng quy luật thì chắc chắn sẽ có chuyển.

Vậy đó là các quy luật gì? Vừa qua, chúng ta đã làm rất nhiều việc đúng hướng. Chẳng hạn như, yêu cầu nâng cao trình độ giảng viên. Nhưng sau 23 năm, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ vẫn là 11%, không tiến lên chút nào. Thế nhưng, các trường "không bị làm sao". Hoặc, yêu cầu phải có đủ giáo trình nhưng đến nay, vẫn không đủ. Và các trường "cũng chẳng làm sao"....

Khi đặt vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều nơi làm rất tốt. Nhưng nhiều nơi không ứng dụng "cũng không sao".

Khi thực hiện báo cáo "3 công khai" của các trường ĐH vẫn, còn 6% trường chưa có website "cũng không sao".

Những giải pháp về sư phạm, chúng ta đều đúng hướng, nhưng chưa quyết liệt.

Ban cán sự Đảng xác định, giáo dục không chỉ bị chi phối bởi quy luật các hoạt động sư phạm mà còn ít nhất 3 loại quy luật nữa... Chính sự vi phạm, thiếu sót của 3 quy luật này đã cản trở sự đổi mới của các hoạt động sư phạm.

Đó là những yếu tố liên quan đến quản lý hệ thống, những quy luật liên quan đến quản lý hệ thống nói chung. Giáo dục hay y tế cũng vậy, nếu chúng ta vi phạm nó thì sẽ không phát triển được.

Đổi mới quản lý: Đổi cách quản nhau

Những quy luật chi phối

"Dù đã đạt được một số mục tiêu nhất định, nhưng các yếu kém về chất lượng đào tạo và hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học những năm qua bắt nguồn từ sự vi phạm các quy luật chi phối hoạt động của hệ thống giáo dục đại học. Cụ thể, có 5 mặt công tác còn vướng nhiều thiếu sót, khuyết điểm: Hoạt động sư phạm; Hoạt động quản lý;Yêu cầu nâng cao trách nhiệm và khuyến khích sáng tạo cá nhân; Cơ chế tài chính;Tiếp thu, áp dụng, phát triển tri thức mới, công nghệ mới.

(Theo Nghị quyết số 05-NQ/BCSD của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, ngày 6.1.2010)

Với quy mô phát triển trường như hiện nay thì không thể duy trì quản lý tập trung. Thời gian qua chưa phân cấp quản lý triệt để. Cần có UBND các cấp tham gia giám sát chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Với UBND các cấp này, không phải là kiểm soát dạy cái gì hay đi vào chi tiết "dạy như thế nào". Việc giám sát ở đây được hiểu là kiểm tra việc chấp hành luật pháp liên quan đến giáo dục ở cơ sở ra sao. Bởi vậy, nên giao nhiệm vụ cho "họ" và phải tin là chắc chắn làm được.

Còn nếu Bộ GD-ĐT tiếp tục trực tiếp giám sát gần 400 trường sẽ không có lối ra.

Như vậy, ở khía cạnh "khoa học quản lý", chúng ta làm chưa sát nên cần phải thay đổi lại.

Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT không có văn bản nào quy định về việc đánh giá hiệu trưởng từ cấp dưới.

Nếu Bộ không làm việc này thì giáo viên cũng không có tiếng nói gì trong việc đánh giá hiệu trưởng. Sinh viên càng không. Trong khi đó, hiệu trưởng quản lý hàng trăm giảng viên, hàng ngàn sinh viên nhưng lại không có cấp nào đánh giá hiệu trưởng đã hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy là vi phạm khoa học quản lý.

Thực tế, mới chỉ có đánh giá ngang cấp. Vậy Ban cán sự Đảng từng trường đã đánh giá hiệu trưởng đúng chưa, sát chưa...thì cũng chưa tốt lắm.

Nếu không có cơ chế đánh giá đúng mức các hiệu trưởng, sẽ không có động lực làm việc.Hiệu trưởng "không làm tốt", "không làm sao" thì không có động lực để tiến bộ.

Do vậy, đặt vấn đề đổi mới quản lý là đổi mới cách chúng ta quản lý ở Bộ với nhau, ở trường với nhau, ở trường với Bộ và ở trường với cơ sở. Hay nói nôm na là đổi mới cách làm. Cái có thể thay đổi, có thể thay đổi được nhiều nhất và trong chừng mực nhanh nhất chính là thay đổi cách làm.

Không cào bằng lợi ích

Về nguyên tắc đối xử cá nhân, chúng ta yêu cầu giáo viên phải làm tốt, phải tham gia nghiên cứu khoa học. Nếu họ làm tốt những yêu cầu đó thì thu nhập có tăng tương xứng? Điều này hầu như không. Như vậy, phải có nguyên tắc là đồng hướng về lợi ích: Ai làm tốt việc được giao, có lợi cho xã hội thì người đó cũng phải có lợi.

Quản lý hệ thống làm chưa tốt, quản lý con người (theo nguyên tắc là hiệu quả và đồng hướng lợi ích) cũng chưa tốt.

Vấn đề này, sắp tới sẽ có điều chỉnh theo hướng, hiệu trưởng có quyền trả lương theo hiệu quả công việc. Để làm việc đó, hiệu trưởng phải xác định sẵn sàng không làm hài lòng một số người nếu họ làm không tốt và ngược lại, phải có trách nhiệm làm hài lòng những người đã làm tốt hơn. Như vậy, một bên sẽ căng thẳng, nhưng về lâu dài, nhà trường sẽ phát triển.

Vấn đề này không ai làm tốt hơn hiệu trưởng. Bộ trưởng làm không được.

Ngoài vấn đề sư phạm thì vấn đề quản lý hệ thống, vấn đề động lực cá nhân, quản lý tài chính, chúng ta vẫn làm chưa tốt chưa đúng quy luật cho nên yếu kém trong giáo dục ĐH mới...bền vững.

Do đó, dù vấn đề sư phạm là trực tiếp trong quá trình đào tạo, là yếu tố trực tiếp đảm bảo chất lượng nhưng không phải sửa sư phạm ngay lập tức mà sửa quản lý để tạo động lực mới làm tốt lên công tác sư phạm.

6 tháng "tập trung làm chiến lược"

Còn vì sao phải nâng cao chất lượng? Trước hết là trách nhiệm với xã hội: đào tạo những người có hiệu quả. Bên cạnh đó, là có lợi cho người học. Đó cũng là danh dự của nhà trường. Vấn đề cuối cùng là có lợi cho từng giảng viên.

Bộ cũng đã thống nhất với TW Đoàn nội dung, trong sinh viên cũng cần thảo luận rộng rãi vấn đề "sinh viên tham gia chất lượng đào tạo là vì lợi ích của mình và phải nói không với tiêu cực trong thi cử và ĐH".

Công đoàn giáo dục cũng đã có chương trình thảo luận trong ngành nội dung "thầy cô giáo không chấp nhận tiêu cực thi cử trong ĐH. Thầy cô giáo chủ động sáng tạo để góp phần vào nâng cao chất lượng và đổi mới cơ chế của ngành".

Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT là hoàn thành 23 văn bản liên quan đến hoạt động của cơ sở và của Bộ.

Đến ngày 15/5, sẽ tổ chức hội nghị theo vùng các ĐH phía Bắc, miền Trung, miền Nam. Trước hội nghị, hiệu trưởng phải gửi cho Bộ 2 tài liệu: Cam kết của các hiệu trưởng về chất lượng của nhà trường; Chương trình 3 năm nhà trường thực hiện đổi mới quản lý giáo dục.

Giữa tháng 8, tổ chức tổng kết năm học, các trường báo cáo sâu hơn triển khai chương trình đổi mới quản lý giáo dục. Theo kế hoạch, năm nay, các trường rà soát bổ sung hoặc xây dựng mới chiến lược phát triển nhà trường 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Như vậy 6 tháng cuối năm nay, các trường sẽ tập trung làm chiến lược, Bộ sẽ có hướng dẫn thêm.

Dự kiến 15/12 sẽ tổ chức hội nghị vùng lần 2. Tại đây các trường ĐH, CĐ công bố chiến lược 5 năm hoặc 10 năm.

  • Kiều Oanh (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,